Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 95 - 96)

hình nông nghiệp thời Nguyễn.

- HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết luận:

GV có thể so sánh với chính sách quân điền thời kỳ trước để thấy được ở những thời kỳ này do ruộng đất công còn nhiều cho nên quân điền có tác dụng rất lớn còn ở thời Nguyễn do ruộng đất công còn ít nên tác dụng của chính sách quân điền không lớn.

Một hình thức khẩn hoang phổ biến ở thời Nguyễn đó là hình thức: khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân → mua sắm nông cụ, trâu bò để nông dân khai hoang, ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách này đưa lại kết quả lớn: có những nơi một năm sau đã có những huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình).

- HS nghe, ghi chép.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gỉ về cuộc sống nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn?

- HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, kết luận:

II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn. nhà Nguyễn.

* Nông nghiệp:

+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn).

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, Nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

→ Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

Hoạt động 4:

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK tình hình thủ công nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn.

- HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung kết luận.

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp: Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngòi (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thuỷ – được tiấp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

- HS ghi chép:

- GV phát vấn : Em có nhận xét gỉ về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi so với trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kỹ thuật từ bên ngoài như thế nào?

- HS suy nghĩ, so sánh với thủ công nghiệp giai đoạn trước, so sánh với công nghiệp của Phương Tây để trả lời:

+ Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì phát triển nghề truyền thống (cũ).

+ Đã tiếp cận chút ít với kỹ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước. Nhưng do chế độ công thương hà khắc nên chỉ dừng lại ở đó.

+ Thủ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

như trước.

Hoạt động 5:

- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để thấy được tình hình thương nghiệp nước ta thời Nguyễn.

- HS đọc SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết luận. - HS nghe, ghi chép.

- GV phát vấn: Rm có nhận xét gì về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?

- Suy nghĩ trả lời.

+ Chính sách hạn chế, Ngoại thương của Nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của Triều đình.

* Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khoá phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, MaLai…

Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

Đô thị tàn lụi dần.

Hoạt động 6: Cả lớp

- GV: yêu cầu HS lập bảng thống kê các thành tựu văn hoá tiêu biểu của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX theo mẫu:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w