III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠ Y HỌC TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
3. Sự phát triển của công xã thị tộc
- Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơn Kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
- Đời sống của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn: + Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.
+ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
- GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn được nâng cao.
biết nặng đồ gốm.
Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 – 5000 năm (TCN), kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mang tính đột phá, lịch sử thường gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.
- GV yêu cầu cả lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi:
Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống của cư dân?
- HS theo dõi SGk trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ:
Cách nay 6000 – 5000 năm (TCN), kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là “cách mạng đá mới”
- Biểu hiện tiến bộ, phát triển:
+ Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm của các thị tộc, bộ lạc.
Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.
Hoạt động 5: Nhóm 1
- GV trước hết GV thông báo kiến thức: Cách đây khoảng 4000 – 3000 năm các bộ lạc sống rải rác trên khắp đất nước ta đã đạt đến trình độ phát triển cao của kỹ thuật chế tác đá, làm gốm đặc biệt biết sử dụng nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim. Nghề trồng lúa nước trở thành phổ biến. Tiêu biểu có các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh. Đồng Nai. - GV sử dụng bản đồ xác định các địa bàn trên.
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm đọc SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi theo nhóm: + Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên?
+ Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh?
+ Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Đồng Nai?
- Các nhóm HS thảo luận, cử một đại diện viết ra giấy nháp ý kiến trả lời của cả nhóm, sau đó trình bày trước lớp.
- GV sau khi các nhóm trình bày xong GV treo lên bảng một tấm bảng thống kê kiến thức đã chuẩn bị sẵn theo mẫu:
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức của GV so sánh với phần tự tìm hiểu và những phần các nhóm khác trình bày để bổ sung, điều chỉnh kiến thức cho chuẩn xác.
- GV phát vấn: có thể đặt một câu hỏi:
+ Cư dân Phùng Nguyên có điểm gì mới so với cư
dân Hoà Bình, Bắc Sơn?
+ Cư dân văn hoá Sa Huỳnh, Đồng Nai có những điểm gì giống cư dân Phùng Nguyên?
+ Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc?
+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta?
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức trên bảng