Tăng cờng kiểm tra hoạt động thanh tra GDTH và đánh giá, xếp loại TTV, CTVTT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo (Trang 78 - 81)

3.2.5.1. Quán triệt tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động thanh tra đánh giá kết quả công tác của TTV, CTVTT đến lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD - ĐT, các TTV và CTVTT, các cán bộ quản lý trờng học, đội ngũ giáo viên nhằm làm cho tất cả các đối tợng trên hiểu đợc mục đích của công tác kiểm tra và những tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động của toàn ngành theo mục tiêu đổi mới và tăng cờng hiệu lực của công tác thanh tra, thúc đẩy đổi mới quản lý giáo dục.

3.2.5.2. Phòng GD - ĐT xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra công tác thanh tra.

- Trởng phòng GD - ĐT uỷ quyền cho cán bộ thờng trực thanh tra xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác thanh tra của đơn vị. Kế hoạch phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, đối tợng, thời gian tiến hành kiểm tra.

- Tập hợp hồ sơ thanh tra, các kết luận thanh tra, kiểm tra để nghiên cứu, xem xét.

- Xác định đối tợng kiểm tra là những kết luận, đánh giá đơn vị, cá nhân đợc kiểm tra hoặc những kiến nghị, những thông tin phản hồi sau thanh tra, kiểm tra.

3.2.5.3. Sở GD - ĐT kiểm tra công tác thanh tra của Phòng GD - ĐT.

- Sở GD - ĐT thành lập các đoàn kiểm tra công tác thanh tra của Phòng GD - ĐT. Thành phần đoàn bao gồm: Lãnh đạo Sở GD - ĐT hoặc Lãnh đạo Thanh tra Sở , cán bộ quản lý, thanh tra viên chuyên trách Phòng GD - ĐT của các huyện bạn.

+ Kiểm tra kế hoạch thanh tra của Phòng GD - ĐT về mức độ bảo đảm chỉ tiêu thanh tra, tính khả thi của kế hoạch.

+ Kiểm tra việc bổ nhiệm CTVTT, xây dựng lực lợng thanh tra, trình độ, năng lực của TTV, CTVTT

+ Kiểm tra kết quả triển khai hoạt động trong năm học, nếu cần kiểm tra kết quả của một số năm học trớc đó.

+ Kiểm tra cách thức tổ chức các đoàn thanh tra, thành phần đoàn, quy trình thanh tra, chất lợng các cuộc thanh tra.

+ Sau kiểm tra của Sở GD - ĐT có văn bản đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

3.2.5.4. Phòng GD - ĐT tự kiểm tra công tác thanh tra.

- Sau mỗi đợt thanh tra, Phòng GD - ĐT cần tổ chức xem xét, rút kinh nghiệm hoạt động của đoàn thanh tra cách thức tổ chức, phơng thức hoạt động; đối chiếu với các văn bản hớng dẫn và kế hoạch thanh tra để xem xét mức độ đạt đợc. Xem xét các kết luận thanh tra, đặc biệt là các kết luận cha đợc sự đồng tình của đối tợng TT, kịp thời điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá kết quả thanh tra dựa trên cơ sở các chứng cứ chính xác, có tính hợp pháp; các nhận xét đánh giá, kết luận của đoàn thanh tra có nêu đợc u điểm, nhợc điểm, những sai phạm của đối tợng thanh tra hay không; các kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra có ý nghĩa thúc đẩy nh thế nào đối với nhà trờng và giáo viên đợc thanh tra.

- Đánh giá đoàn thanh tra trong việc hoàn thành có chất lợng và bảo đảm thời gian, đúng tiến độ. Không để xảy ra vi phạm kỷ luật trong đoàn thanh tra, chấp hành nghiêm chế độ thỉnh thị, báo cáo theo quy định.

- Các TTV, CTVTT tự đánh giá sau mỗi hoạt động thanh tra. Phòng GD - ĐT kết hợp kết quả tự đánh giá của TTV, CTVTT để xem xét, tham khảo cho việc đánh giá, xếp loại cán bộ thanh tra.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả công tác của TTV, CTVTT. - Có chế độ khen thởng, kỷ luật; đề nghị miễn nhiệm TTV, CTVTT.

+ Miễn nhiệm: thực hiện chế độ miễn nhiệm đối với TTV, CTVTT hạn chế về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý hoặc có những biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống. Những TTV, CTVTT sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, tuy không thuộc đối tợng miễn nhiệm, nhng cũng cần động viên, tạo điều kiện cho họ từ chức.

Trong quá trình miễn nhiệm, cần thu thập đầy đủ thông tin, chú trọng nguồn thông tin từ cơ sở đồng thời căn cứ vào văn bản pháp quy của Nhà nớc để thực hiện dứt điểm. Yêu cầu việc miễn nhiệm phải đợc tiến hành hết sức thận trọng, trên tinh thần dân chủ, công khai, công bằng, khách quan. Tuyệt đối tránh t tởng nóng vội, trù dập cá nhân hoặc cả nể, sợ va chạm.

- Triển khai việc nhân điển hình tiên tiến, tổ chức hội nghị biểu dơng các TTV, CTVTT, các đơn vị thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trờng học; tổ chức phổ biến kinh nghiệm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.

- Đề nghị đề bạt giữ các chức vụ quản lý đối với những TTV, CTVTT có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra.

Hoạt động thanh tra của Phòng GD - ĐT nói chung, thanh tra GDTH nói riêng là một trong những hoạt động quản lý có tầm quan trọng đặc biệt có chức năng chủ yếu là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đối tợng thanh tra, là công cụ sắc bén góp phần tăng cờng hiệu lực và hiệu quả quản lý giáo dục. Để góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục nói chung, thanh tra GDTH nói riêng, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nêu trên. Các giải pháp trên đây có tính độc lập tơng đối nhng đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại lẫn nhau. Mỗi giải pháp đều có những tác động nhất định đến khách thể nghiên cứu và khi đợc tổ chức thực hiện trong mối quan hệ tơng tác một cách đồng bộ, thống nhất mới tạo đợc sức mạnh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra GDTH của

Phòng GD - ĐT, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả và chất lợng quản lý GDTH trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w