Nâng cao nhận thức cho chủ thể và đối tợng thanh tra về thanh tra giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo (Trang 62 - 65)

học của Phòng GD - ĐT.

Xuất phát từ định hớng hoạt động thanh tra GDTH của Phòng GD - ĐT, để bảo đảm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra GDTH, khắc phục những nhợc điểm, yếu kém trong hoạt động thanh tra của các Phòng GD - ĐT mà chúng tôi đã khảo sát thực trạng, kết hợp với cơ sở lý luận của công tác thanh tra GDTH chúng tôi đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra GDTH của Phòng GD - ĐT.

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho chủ thể và đối tợng thanh tra về thanh tra giáo dục. giáo dục.

3.2.1.1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong đội ngũ GV và CBQLGD, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn về các vấn đề chung của Thanh tra giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đây là giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, nhiệm vụ, chức năng, vị trí, vai trò của thanh tra giáo dục trong việc thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục. Từ đó góp phần nâng cao chất lợng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến bao gồm Luật Giáo dục 2005, Luật thanh tra 2005, Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Nhà nớc, Chính phủ, Bộ GD - ĐT và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phơng về Giáo dục - Đào tạo nói chung và công tác thanh tra giáo dục nói riêng.

- Thông qua các nội dung tuyên truyền, khẳng định vị trí, vai trò của công tác thanh tra; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức Thanh tra giáo dục, của chủ thể và đối tợng của Thanh tra giáo dục.

- Để thực hiện tốt hoạt động nâng cao nhận thức, các cách thức tuyên truyền, phổ biến cần áp dụng là:

+ Thanh tra Sở GD - ĐT phát hành rộng rãi các văn bản về Thanh tra giáo dục, xuất bản tập san về công tác thanh tra giáo dục đến các cơ sở giáo dục và các Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra.

+ Hàng năm, kết hợp trong các lớp bồi dỡng chính trị, các hội nghị tổng kết năm học, tổng kết công tác thanh tra giáo dục cho các đối tợng là cán bộ cốt cán của Phòng GD - ĐT, các trờng phổ thông để lồng ghép nội dung tuyên truyền về thanh tra giáo dục.

+ Các Phòng GD - ĐT phối hợp với Thanh tra Sở GD - ĐT và Thanh tra Nhà nớc cấp huyện tổ chức phổ biến các vấn đề về thanh tra cho cán bộ quản lý các nhà trờng, các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý của mình. Báo cáo viên

(giảng viên) của các lớp trên là Trởng phòng GD - ĐT hoặc cán bộ Trực thanh tra của Phòng GD - ĐT hoặc cán bộ thanh tra của Thanh tra Nhà nớc huyện; Cán bộ, Thanh tra viên chuyên trách của Thanh tra Sở GD - ĐT.

+ Hiệu trởng các nhà trờng và các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm truyền đạt nhận thức về công tác thanh tra cho cán bộ, giáo viên trong các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học và trong các kỳ sinh hoạt Hội đồng hàng tháng.

+ Trong các Hội nghị Cha mẹ học sinh đầu năm học, giữa kỳ, lồng ghép phổ biến tuyên truyền các nội dung về thanh tra giáo dục để nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh.

- Để thực hiện tốt nội dung tuyên truyền cần phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác thanh tra giáo dục; báo cáo viên phải đợc tập huấn, nghiên cứu kỹ các tài liệu; bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp, các điều kiện học tập bảo đảm để tổ chức học tập có kết quả.

3.2.1.2. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác thanh tra cho cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng GD - ĐT, cán bộ quản lý các nhà trờng tiểu học và các TTV, CTVTTgiáo dục tiểu học.

- Cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng GD - ĐT và các thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra GDTH là những ngời trực tiếp

thực hiện các hoạt động thanh tra ở bậc học. Vì vậy, họ phải là những ngời cần phải có nhận thức đúng đắn nhất về công tác thanh tra nói chung và thanh tra GDTH nói riêng.

Bên cạnh các vấn đề chung của công tác thanh tra giáo dục, họ cần đợc tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề cụ thể nh:

+ Các quan điểm của Đảng, Nhà nớc, địa phơng, ngành giáo dục về phát triển Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

+ Nội dung của vấn đề đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục và đổi mới công tác thanh tra giáo dục đợc xác định trong Chiến lợc phát triển giáo dục 2001 – 2010, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15.6.2004 của Ban Bí th về việc xây dựng và nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD - ĐT về nhiệm vụ của thanh tra giáo dục, v.v...

+ Các yêu cầu cụ thể của hoạt động thanh tra giáo dục, thanh tra GDTH trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

- Cách thức thực hiện nội dung trên có thể là:

+ Sở GD - ĐT tổ chức bồi dỡng tập trung cho cán bộ quản lý các Phòng GD - ĐT và lực lợng TTV có quyết định bổ nhiệm của Giám đốc Sở GD - ĐT.

+ Phòng GD - ĐT sử dụng lực lựng cốt cán đã đợc tập huấn ở Sở để tổ chức bồi dỡng cho cán bộ quản lý các nhà trờng và các CTVTT.

+ Trang bị các tài liệu, khuyến khích cán bộ quản lý, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức và trình độ nghiệp vụ về công tác thanh tra.

3.2.1.3. Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, TTV, CTVTT.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Để nắm bắt đợc các thông tin về trình độ nhận thức của đội ngũ về công tác thanh tra nhằm có kế hoạch tổ chức, bồi dỡng cho họ cần phải tổ chức kiểm tra dới các hình thức sau:

- Học viên viết thu hoạch sau mỗi đợt học tập chính trị hay tập huấn chuyên đề thanh tra.

- Phỏng vấn hoặc trao đổi ý kiến với cán bộ quản lý, giáo viên, TTV, CTVTT trong những lần triển khai thanh tra ở các nhà trờng.

- Quan sát các hoạt động, cách giải quyết các tình huống, lời nói của các đối tợng trên khi họ tiếp xúc với hoạt động thanh tra.

Để bảo đảm tăng cờng nhận thức cho tất cả các đối tợng trên đây về công tác thanh tra, trong ba nội dung tác giả đề xuất, nội dung (1) là nội dung có tác dụng tích cực nhất. Khi đội ngũ GV và CBQLGD, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân có nhận thức đúng đắn, họ sẽ ủng hộ hoạt động thanh tra, tạo điều kiện cho các hoạt động thanh tra giáo dục làm đúng các chức năng nhiệm vụ, phát huy hết tác dụng của thanh tra trong quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w