tính đến đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể cho phép và có tính khả thi.
3.2.2.1. Mục đích.
Xây dựng kế hoạch thanh tra GDTH là chức năng đầu tiên trong công tác thanh tra GDTH của Phòng GD - ĐT. Kế hoạch thanh tra có vai trò khởi đầu, định hớng cho toàn bộ các hoạt động thanh tra và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thanh tra Phòng GD - ĐT và từng cá nhân thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
3.2.2.2. Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra GDTH:
- Các văn bản pháp quy về công tác thanh tra GDTH: Luật thanh tra 2005; Nghị định số 101/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Thông t số 07/2004/TT-BGD&ĐT của Bộ GD & ĐT; Hớng dẫn số 106/TTr ngày 31.3.2004 của Thanh tra Bộ GD&ĐT; Hớng dẫn thực hiện nhiệm vụ Thanh tra giáo dục hàng năm của Bộ và Sở GD - ĐT; nhiệm vụ năm học của Phòng GD - ĐT về công tác thanh tra giáo dục.
- Căn cứ chỉ tiêu thanh tra toàn diện trờng tiểu học và thanh tra hoạt động s phạm của giáo viên tiểu học của Phòng GD - ĐT.
- Căn cứ yêu cầu cụ thể của công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Ngành.
- Căn cứ đặc điểm tình hình cụ thể của Phòng GD - ĐT và các trờng tiểu học trực thuộc quản lý của Phòng.
3.2.2.3. Các loại kế hoạch thanh tra GDTH của Phòng GD - ĐT
a. Kế hoạh năm.
Đây là kế hoạch tổng hợp các hoạt động thanh tra trong năm học của Phòng GD - ĐT, trong đó có kế hoạch thanh tra GDTH. Kế hoạch này đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hoạt động thanh tra của Phòng và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch bộ phận. Kế hoạch phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau:
- Phân tích đánh giá tình hình đặc điểm bên trong và bên ngoài của Phòng GD - ĐT và các nhà trờng trực thuộc.
- Phơng hớng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học.
- Lập kế hoạch công tác cho bản kế hoạch.
Kế hoạch thanh tra của Phòng GD - ĐT đòi hỏi bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.
b b. Các kế hoạch tác nghiệp.
c Đây là loại kế hoạch đợc lập cho một thời kỳ ngắn, trong phạm vi một học kỳ, một tháng, tuần. Kế hoạch tác nghiệp đợc coi là cầu nối giữa kế hoạch năm với các công việc triển khai thực hiện, tập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, ngời thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.
Kế hoạch tác nghiệp của công tác thanh tra giáo dục của Phòng GD - ĐT có các loại sau:
- Kế hoạch thanh tra học kỳ - Kế hoạch thanh tra tháng - Kế hoạch thanh tra tuần - Kế hoạch của Đoàn thanh tra
3.2.2.4. Cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra.
- Trởng phòng GD - ĐT chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch thanh tra năm học của Phòng dựa trên các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học và quy định về thanh tra toàn diện nhà trờng, thanh tra hoạt động s phạm của GV; kế hoạch thanh tra chuyên đề; thanh tra đột xuất; thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Cán bộ trực thanh tra Phòng GD - ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra học kỳ, tháng, tuần trên cơ sở kế hoạch thanh tra chung của Phòng.
- Các bộ phận chuyên môn của Phòng GD - ĐT (bao gồm chuyên môn ngành học Mầm non, chuyên môn bậc Tiểu học và chuyên môn bậc THCS gồm có những chuyên viên phụ trách công tác chuyên môn nhng đồng thời họ đều là những thanh tra viên của Phòng GD - ĐT do Giám đốc Sở GD - ĐT bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hai năm) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra của bộ phận trên cơ sở kế hoạch chung của Phòng.
- Từng thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra căn cứ kế hoạch thanh tra chung của bộ phận để xây dựng kế hoạch thanh tra cho cá nhân. Đặc biệt chú ý kế hoạch thanh tra hoạt động s phạm của giáo viên để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu thanh tra giáo viên đã đề ra.
- Trởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra của Đoàn đợc Trởng phòng GD - ĐT phê duyệt và ký quyết định thành lập đoàn thanh tra.