Cách tân trên bình diện quan niệm về con ngờ

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 29 - 31)

Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngời. Văn học có thể miêu tả rất nhiều đối tợng trong tự nhiên và xã hội nh thần linh ma quỷ, đồ vật, loài vật... nhng vẫn “lấy con ngời làm đối tợng nhận thức trung tâm” [8; 402]. Các đối tợng khác đợc miêu tả cũng đều nhằm thể hiện con ngời. Con ngời, đối tợng nhận thức trung tâm của văn học, là “con ngời với toàn bộ tính tổng hợp,

toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó, trên phơng diện thẩm mỹ” [8; 402]. Chính vì thế, ngời ta không thể miêu tả

về con ngời nếu nh họ không hiểu biết, cảm nhận và có các phơng tiện, biện pháp biểu hiện nhất định. “Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự lý giải, cắt

nghĩa, sự cảm thấy con ngời đã đợc hoá thân thành các phơng tiện, biện pháp thể hiện con ngời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các hình tợng văn học trong đó” [36; 41].

Sự ra đời khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời đã giúp nghiên cứu văn học thoát khỏi xu hớng chỉ chú ý tới phơng diện khách thể của nhân vật đợc miêu tả bao gồm ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm lý, ngôn ngữ... Quan niệm nghệ thuật về con ngời hớng ngời ta khám phá cảm thụ và biểu hiện

chủ quan sáng tạo của nhà văn, của chủ thể. Theo t tởng mỹ học hiện đại, vai trò quyết định tạo nên các khuynh hớng văn học chính là quan niệm về con ng- ời, cụ thể hơn là các quan niệm về cá nhân trên cả hai phơng diện: cá nhân tồn tại nh một cá thể và cá nhân tồn tại trong các mối quan hệ xã hội. Quan niệm nghệ thuật về con ngời chính là thớc đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực của một tác phẩm, tác giả, trào lu.

Nếu nh văn xuôi giai đoạn 1945-1975 chịu sự chi phối của chiến tranh và luôn quan tâm chú ý đến con ngời tập thể, cộng đồng, họ chỉ tìm thấy ý nghĩa của mình khi gắn bó với đời sống tập thể, cộng đồng, thì sau 1975 nhất là sau 1985 văn xuôi đã có cái nhìn khác. T duy tiểu thuyết thay thế cho t duy sử thi. Cảm hứng thế sự đời t thay cho cảm hứng anh hùng. Các nhà văn hớng ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn, khám phá chiều sâu tâm linh để nắm bắt những trạng thái tinh tế của con ngời. Con ngời trong văn xuôi sau chiến tranh không phải là con ngời của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, mà số phận ấy luôn nằm trong mối quan hệ với xã hội, đằng sau mỗi số phận luôn là ý nghĩa thời đại. Văn xuôi sau 1975 đã có những cách tân trong nghệ thuật biểu hiện, nhằm tạo dựng con ngời trong tác phẩm nh những nhân cách toàn vẹn với đời sống thực của nó. Với văn xuôi thời kỳ này, yêu cầu sáng tác để cổ vũ chiến đấu và chiến thắng không còn là vấn đề gay gắt, sự thể hiện đời sống không còn bị giới hạn trong đề tài chiến đấu và sản xuất nh trớc mà mở rộng theo đề tài tâm lý xã hội với tất cả những lĩnh vực đời sống của con ngời, tất cả những mối quan hệ của con ngời trong cuộc sống mới nhiều phức tạp nh của Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Ma Văn Kháng, Dơng Hớng, Dơng Thu Hơng, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái và mới hơn nữa là các cây bút trẻ đầy tiềm năng nh Nguyễn Bình Phơng, Nguyễn Ngọc T, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thế Hoàng Linh...

Con ngời của văn xuôi sau 1975 không phải là con ngời đơn chiều mà là đa chiều với nhiều phức tạp của tâm hồn, con ngời với những nhu cầu thiết thực của bản năng. Vấn đề tình yêu, tình dục đợc khơi lại với đúng ý nghĩa riêng t với nhiều cung bậc đa dạng của nó. Tình dục, nhu cầu cá nhân của con ngời đợc

đặt ra một cách bạo liệt, trực tiếp và thẳng thắn hơn bao giờ hết tiêu biểu nh Ng-

ời đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, những tác

phẩm của Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ...

Những đề tài cuộc sống đơng đại đặc biệt hấp dẫn các nhà văn, nhất là mảng đề tài liên quan đến con ngời trong xã hội đang trên đờng đô thị hoá.

Bớc qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, gói gọn trong mơi trang cả một

cuộc đời, một kiếp ngời, mấy kiếp ngời vừa là tác giả vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời. Những mảnh đời thoáng qua không g- ơng mặt, không cá tính cụ thể, nét nổi bật và đọng lại chính là những hành động thụ ác. “Thiên thần sám hối” khiến ai đọc nó cũng có thể thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lơng tâm thì cũng tự xấu hổ, nhng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đờng cho nhân vật - ngời đọc một lối thoát lơng tâm.

Cõi ngời rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái là sự suy ngẫm triền

miên, nỗi đau đớn, nhức nhối của những điều trông thấy. Cái ác không phải mang bộ mặt dễ nhận ra, cái ác không chỉ làm tổn thơng quá khứ, cái ác còn đang sống sờ sờ trong hiện tại không còn chiến tranh, thậm chí cái ác còn mang một bộ mặt vui vẻ trẻ trung của đôi lứa, hay của những dục vọng trai trẻ.

Truyện ngắn Có con của Phan Thị Vàng Anh thoạt trông thờng nhẹ nhàng thoảng nh một cơn gió hay cơn ma nhẹ và buồn dễ nhầm với thứ truyện ngắn học trò, nhng đọc kỹ lại nghe chất chứa những mâu thuẫn nội tâm của một ngời đàn bà muốn có một đứa con với nhân tình, nhng lại không biết đợc mình có nuôi nấng, chăm sóc nó một cách chu đáo hay không? Cuối cùng chị ta nhận ra rằng mình không mang thai và cũng không muốn có đứa con này.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w