Hài hớc, châm biếm ác khẩu trở thành giọng điệu chủ đạo

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 86 - 91)

giọng điệu, ngôn ngữ

3.3.1. Hài hớc, châm biếm ác khẩu trở thành giọng điệu chủ đạo

Văn học Việt Nam 1945-1975 là giọng điệu hào sảng, ngợi ca, thán phục vì đối tợng chủ yếu mà văn học thời kỳ này phản ánh thể hiện là những con ngời tốt, những sự việc tốt, những sự kiện cao cả liên quan tới sự tồn vong, an nguy của dân tộc, cộng đồng, đất nớc, là công, nông, binh- những ngời mang trên vai hai cuộc kháng chiến cứu nớc của dân tộc. Giọng điệu chủ đạo của văn học, vì thế, không phải là một giọng nào khác, ngoài giọng ngợi ca cảm phục nh đã nói. Đối tợng phản ánh của văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1985 là khác. Văn học không chỉ phản ánh cái đẹp, cái tốt, cái cao cả, cái cao thợng mà còn phản ánh cả những cái xấu, cái đê tiện, cái thấp hèn, do đó, giọng điệu của nó không đơn thuần chỉ là một giọng. Văn xuôi Hồ Anh Thái khác văn xuôi 1945-1975, vừa khác văn xuôi một số nhà văn cùng thời. Trong văn của anh hài hớc, châm biếm ác khấu trở thành giọng chủ đạo, lấn át. Giọng điệu nh “một

phạm trù thẩm mỹ”có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn [8;

134]. Giọng điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lu, một trờng phái hay một giai đoạn văn học.

Khảo sát hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái chúng tôi thấy hài hớc, giễu cợt một kiểu giọng mà tác giả thờng xuyên sử dụng trên tất cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Để có thể kể lại, miêu tả hiện thực đời sống một cách sinh động “nhốn nháo” nh nó vốn có, ông đã rất dụng công trong việc sử dụng các yếu tố hài, châm biếm.

Miêu tả một anh chàng ngời Việt ở truyện ngắn Vẫn tin vào truyện thần

tiên tác giả đã viết với một giọng điệu giễu cợt thâm trầm. Một thanh niên Việt một buổi sáng thức dậy trên đất Mỹ đã biến thành ngời Mỹ, nói đúng hơn là có hình dáng bên ngoài của ngời Mỹ- thế là sau đó, bao nhiêu chuyện dở khóc dở cời xảy đến với anh. Anh muốn có cơ hội làm rể nhà Nụ, về nớc với kỷ niệm một mối tình ngang trái. Về nhà anh cũng chẳng đợc yên thân. Đến ngời thân, cha mẹ cũng mãi mới nhận ra anh, còn hàng xóm láng giềng thì cho rằng “gia

đình tôi trúng quả, cả nhà chỉ có hai phòng mà vẫn moi đợc tiền của một ông Tây rủng rỉnh túi tiền”. Và có bộ mặt Tây ấy, anh nhận ra rằng Tây cũng khổ

sở nh thế nào trên đất nớc sùng bái mác Tây và lối sống Tây. Tệ sùng bái ấy làm biến đổi đời sống quanh ta: “Một buổi tối tôi đơn độc tản bộ quanh Bờ Hồ.

Đi dạo nh thế cực kỳ nguy hiểm. Đi tới đâu cũng đợc mời chụp ảnh và mua bản đồ. Hao a iu, Tây ngố? Oăn phô tô? oăn mép? không có bản đồ đi lạc chết cha mày”.

Bằng tiếng cời hài hớc thâm thuý, tác giả phanh phui những cái lẽ ra không có quyền tồn tại nhng lại nghiễm nhiên tồn tại trong cuộc sống. Câu chuyện bắt đầu từ cảnh ngộ éo le hẹn hò tâm tình của một đôi trai gái nhng bám theo mạch trần thuật thì câu chuyện không diễn ra ở bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia nhốn nháo và đầy nghịch lý. Chuyện của mời một ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời ngời, của mấy đời ngời, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay đợc quy chiếu bởi cái nhìn trào lộng, phóng đại và bất ngờ thu hẹp lại sâu sắc tinh quái (Mời lẻ một đêm).

Tác giả cời cợt vào những kệch cỡm của đời sống thị dân trí thức. Miêu tả một ông VIP xuất hiện trên hệ thống thông tin đại chúng với bài diễn văn: “Chúng ta đang xây dựng một xã hội văn minh điều đó có nghĩa là. Ông dừng

lại ở chữ nghĩa là. Mắt ông nhắm lại biểu thị lãnh đạo đang suy nghĩ rất lao lung đang thận trọng tìm câu vàng chữ ngọc. Nhắm lại có nghĩa là một xã hội đợc đặt trên nền tảng với những mối quan hệ văn hoá giữa con ngời với con ngời. Điều đó có nghĩa là văn hoá đóng vai trò. Công chúng không thấy ông đang suy nghĩ lao lung mà rõ ràng là ông đang phê. Đang đê mê. Đóng vai

trò nền tảng, vai trò động lực, vai trò kích thích nhân tố cho xã hội hiện đại công bằng dân chủ văn minh” [48; 253]. Khả năng châm biếm của Hồ Anh Thái đã đợc đẩy lên đến đỉnh điểm, ông chế giễu cái thói quen và năng lực của ông VIP đã biến bài phát biểu của ông trớc công chúng bỗng trở nên ngu ngơ, về trình độ thật đáng xấu hổ.

Hồ Anh Thái cũng rất chú ý khắc họa mâu thuẫn giữa lời nói và hành động thật nhằm lật tẩy cái thực chất rỗng tuếch, giả dối luôn đợc che đậy bởi cái tốt đẹp, thậm chí cao đạo. Nhân vật ÊLi trong Những cuộc kiếm tìm là một tiểu th nhà giàu. Trớc bất kỳ một sự việc gì, cô cũng giật mình thảng thốt mà thốt lên những câu cảm thán đại loại nh: “úi giời thế á?”; “úi giời”; “yêu ơi là yêu’’; “yêu lắm cơ’’; “thơng ơi là thơng”; “khủng khiếp thật”; “ghê rợn quá”... Tiểu th tỏ ra là một ngời khá nhạy cảm, dễ xúc động và tổn thơng, thậm chí còn động lòng trắc ẩn trớc cái chết của con vật nuôi. Kỳ thực, hành động của cô ta lại khác hẳn với lời nói. Cô “ghê sợ’’ ngời ta làm thịt gà nhng lại nhấm nháp những miếng thịt gà xé phay với vẻ thoả mãn... Cô ta cố bắt chớc để làm cho mình giống với các diễn viên điện ảnh nổi tiếng: “Li tạo ra đôi mắt mơ màng vô tội

của Prôklôva” trong phim “Duy nhất”. Còn lúc ngớc lên nhìn tôi... với cặp mắt

sắc sảo và hơi hoang dã của Tsesina trong phim “ôlêxia”. Ngay cả cái tên Nguyễn Thị ÊLi cũng có xuất xứ “Li lại đợc hởng cái gien âm nhạc của ba. Ba

đặt cho con gái là Nguyễn Thị Êli đấy’’... Cách ứng xử, nói năng của nhân vật

này tự bộc lộ ra là một tính cách hời hợt giả dối, một tâm hồn rỗng tuếch, một lối sống phù phiếm, học đòi theo lối ngụy quý tộc.

Trong một tình huống hài kịch khác, một vị lãnh đạo nọ, lúc hấp hối đã rất thành thực và đau đớn trăng trối lại cho vợ thế này: “Ông thều thào tôi có

lỗi với bà. Bà thút thít tôi mới có lỗi với ông. Ông vẫn phều phào bà đừng khóc nữa, bà bảo cô ấy bế thằng bé đến đây nhận mẹ già nhận các anh các chị. Nghĩa tử là nghĩa tận. Dù sao cũng là máu đào của tôi tinh lực của tôi. Ngày mai tôi đi rồi thì phải đoàn kết nhất trí không ngại khó ngại khổ ủng hộ giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo. Mẹ trẻ, mẹ già cũng là mẹ. Con trong con ngoài cũng là con. Anh em chéo bên này lệch bên kia cũng là anh em chung dòng máu” (Cả một dây theo nhau đi). Lời trăng trối thành thực đến không

ngờ. Thì ra thế, ngời “cán bộ tuyệt vời, một ngời chồng chung thuỷ, một ngời

cha mẫu mực” lại hoá ra là kẻ sa đọa, hai mặt, làm ngời ta phải bật ra tiếng cời

ý nhị. Không những thế chuyện nói năng gây cời của những cô hoa hậu với những thiếu hụt về kiến thức và yếu kém về năng lực diễn đạt cũng đang hiện hữu trong tác phẩm của ông: “Bạn sẽ làm gì ngay sau khi đăng quang Hoa

hậu? Em kính tha ban giám khảo, nếu em đăng quang hoa hậu, việc đầu tiên em sẽ hiến thân cho ngời nghèo trong xã hội” [48; 172].

Thực trạng bi hài của xã hội cũng đợc ông khắc họa lại với với một giọng điệu châm biếm ác khẩu: “Công trình hiện đại nào ở xứ này đều có cái không

đồng bộ: chung c thang máy sang trọng, có hệ thống dịch vụ bài bản nhng tình trạng mùa hè thiếu điện thiếu nớc sao cũng có lúc trục trặc thang máy, c dân từ tầng 2 đến tầng 9 đều phải leo bộ lên đỉnh Evơrít’’ [48; 27].

Giới làm nghệ thuật trong thời mở cửa cũng chỉ là một sự bi hài thảm hại. Tác giả thể hiện sự châm biếm đối với nhân vật Dụ “thùng”- một diễn viên nhà hát chuyên đóng các vai chạy cờ, thậm chí phải ngồi đội một cái thùng gỗ để làm “thùng gỗ biết đi”: “Anh ta làm nghệ thuật nh thế, nhng mở mồm là xối xả

nh cái vòi nớc mất khoá hãm. Trích dẫn Sêchxpia, Môlie, Brêch, Sta-ni-lap- ski. Ngời ngoại đạo mới rơi vào nhóm, nhầm tởng đấy là những nghệ sĩ vĩ đại, kèm tất cả những cái tài cái tật mà nghệ sĩ phải có. Bọn ngời này là nghệ sĩ sao? chúng hay thụt chỗ này chỗ khác, dùng cái danh hão để áp phe, mối lái và làm những chuyện ám muội. Chúng gây ra tai tiếng cho những ngời thực sự làm nghệ thuật. Nghệ sĩ gì chúng, đấy là một mớ giẻ rách bốc mùi xú uế, đống rác lu cữu mà ngời ta cha kịp dọn đi”, hay là sự cổ xuý cho những trò gọi là

nghệ thuật, nhng chỉ để mua vui cho những ngời nớc ngoài lắm tiền: “Nhà giàu

ngoại quốc tung một nắm tiền xem đám bản xứ thò thụt tất cả những gì man man mọi mọi ma ma lanh lanh. Dùng lỡi liếm đồng xu dới đất lên chẳng hạn. Chổng đít lộn một vòng qua đám xu tung toé, lúc đứng dậy đã kịp khoe trò thiện nghệ nhặt đợc mấy đồng. Tất cả ngay lập tức đợc vỗ tay bít bít lại đi lại đi, đợc dán nhãn nghệ thuật đơng đại” [46; 213, 214].

Hay một tay thợ ảnh ngoài bãi biển có kiểu phản ứng lại khách hàng rất quen thuộc: “Anh ta túm cổ gã thợ ảnh, chỉ dọa thôi, nhng gã cứ leo lẻo, tao

thuộc diện chính sách, tao bao nhiêu năm hy sinh xơng máu, đừng động vào tao, tao lên cơn thì mày bỏ mẹ” (Bãi tắm).

Tiếng cời hài hớc, châm biếm, sâu cay cũng bật ra từ cách xây dựng ngoại hình nhân vật. Nhân vật võ s trong Phòng khách có khuôn mặt “xơng x-

ơng khả ái”, vóc dáng “chững chạc cân đối” chỉ mỗi tội “chiều cao 1mét 55”,

“dắt cái xe máy đi mà không biết ngời dắt xe hay xe dắt ngời”. Vậy mà cái ông võ s bé nhỏ ấy đã hạ nốc ao đối phơng “1 mét 80, cao lớn thẳng thớm” đang khinh suất bằng thủ đoạn chứ không phải bằng sức mạnh, khiến đối phơng gờm mà đa ra kết luận: “Từ lúc ấy tôi với thực sự hiểu ngời đời nhất lé nhì lùn’’. Cách mô tả phóng đại hình ảnh bà mẹ vợ của nghiên cứu viên Hai “mặc áo tắm

hoa cúc, tóc bạc phơ nh ma nữ đầu bạc”, vợ nghiên cứu viên Hai “nh một củ tam thất lùn”, chụp ảnh trên bãi biển chỉ thấy “một cái rễ cây bụ bẫm đen đen trên nền biển xanh lơ”. Cô Thỏ Lon nhân viên mới của viện nghiên cứu “hôi

lách cực kỳ” (Bãi tắm); bà vợ của kiến trúc s Nguyễn Toàn Thích với đôi giày

kiểu dáng rất bé “mũi giày nh một quả bởi, to gấp đôi gót giày” để xỏ vào đôi chân ngón cái toẽ hẳn ra, vuông một góc chín mơi độ với bốn ngón còn lại (Vẫn

tin vào chuyện thần tiên); chàng họa sĩ “thấp bé nh cái dải khoai héo, khung ngời xộc xệch, đi đứng xiêu vẹo chỉ có chân phải dẫm vào chân trái mà tự ngã” (Trại cá sấu).

Hai cô cá sấu “một mắt nhìn núi Đôi một mắt nhìn sông Nhị, một thân

hình rắn giả lơn một thân hình cá trắm lai cá chép trứng, một khuôn mặt sủi cảo một khuôn mặt mng mng thủ thịt lợn thiu, răng cửa phi nớc đại răng hàm đi nớc kiệu” (Trại cá sấu).

Giọng điệu hài hớc của Hồ Anh Thái còn nằm ở ngôn ngữ vần vè, câu đối nh: “...ho ra thơ thở ra văn hắt hơi ra tiểu luận” (Phòng khách), “cái mô

bai của tôi nh một thứ mõ trâu đi đâu biết đó có lẩn vào rừng xanh núi đỏ cũng bị theo dấu bắt về” (Làn ranh giới)..., “bé nhỏ đỏ đầu”, “thui một đời cha, chột ba đời cháu”, “cha mẹ ki cóp cho cọp con xơi”. Có khi giọng hài h-

ớc còn thể hiện ở cả những “triết lí ngợc”, chẳng hạn: “lái tàu lái lợn lái xe, cả

ba lái ấy đừng nghe lái nào”(Anh xe ôm một chặng đờng núi), “có những điều ngời ta chỉ có thể ngộ ra khi đợc ở trên giờng” (Cõi ngời rung chuông tận thế).

Hồ Anh Thái đã sử dụng thành công một giọng điệu hài hớc, châm biếm sâu cay ở nhiều cấp độ, đa tầng bậc. Tiếng cời hài hớc đợc bật ra từ xã hội hổ lốn đến những con ngời không bình thờng, những dáng vẻ nhếch nhác, kệch cỡm vẫn tồn tại trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w