Đặt tên nhân vật bằng những ký hiệu, biệt danh

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 83 - 86)

giọng điệu, ngôn ngữ

3.2.2. Đặt tên nhân vật bằng những ký hiệu, biệt danh

Mỗi ngời khi sinh ra đều mang một cái tên để đánh dấu sự tồn tại của mình trong cộng đồng, và trong xã hội. Còn trong văn học thì tên nhân vật là một trong những yếu tố làm nên nhân vật. Xây dựng nhân vật, nhà văn không thể không dành cho nó một cái tên. Nếu nh cách đặt tên nhân vật của các nhà văn ở thời kì trớc mang ý nghĩa ám chỉ ngời vô danh, và nhằm khái quát cuộc sống, biểu lộ thái độ với một loại ngời, một hạng ngời trong xã hội. Nếu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố) có những cái tên Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Thị Đào, cái Tí, cái Tửu, thằng Dần, trong Chí Phèo (Nam Cao) có Năm Thọ, Binh Chức, trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) có Mỵ, A Phủ, A Sử...thì trong tác phẩm của Hồ Anh Thái ta có thể thấy nhà văn không ngần ngại khi gọi tên nhân vật bằng những ký hiệu lấy ra từ những đặc điểm của nghề nghiệp, tuổi tác hay chức vụ, chức danh, thậm chí cả bằng ngoại hình, kiểu nh: ông Sử, bà Sử, thằng Phập.... Khác các nhà văn cùng thời, Hồ Anh Thái có một mảng tác phẩm ( Cõi ngời rung chuông tận thế, Mời

lẻ một đêm, tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cời, Tự sự 265 ngày, Sắp đặt và Diễn, Mảnh vỡ của đàn ông) thể hiện sự sáng tạo độc đáo khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật

này. Đó là cách đặt tên nhân vật bằng kí hiệu, biệt danh hoặc từ thậm xng xác định. Có thể nhận thấy điều này qua bảng hệ thống tên nhân vật trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của Hồ Anh Thái:

Tác phẩm Tên nhân vật

Mảnh vỡ của đàn ông Mèo đực

Cõi ngời rung chuông tận thế Thằng Cốc, thằng Bóp, thằng Phũ Phòng khách Võ S, ông Sử, bà Sử

Tờ khai vi sa ông Số Một, bà Số Hai, cô Số Ba, cô Số Bốn

Sân bay Bà Phó, ông Viện trởng, gã Chuyên Viên, cô Viện sĩ

Vẫn tin vào chuyện thần tiên Nguyễn Toàn Thích, Nguyễn Thị Dăm Bông, Nguyễn Thị Xúc Xích, Nguyễn Thị Sâm Banh

Chín Triệu, Hai triệu, Ba Triệu và Bóng Rổ

Chín Triệu, Hai triệu, Ba Triệu và Bóng Rổ, ông Việt Kiều

Bãi tắm Nghiên cứu viên Một, Nghiên cứu viên Hai, cô Thỏ Lon, Bà Bạch Cốt Tinh, Củ Tam Thất

Mây ma mau tạnh Bạo, Bi Bi

Chim anh chim em Số Một, Số Hai, Số Ba, Số Bốn

Tự truyện Cô Hăm Bốn, Cô Hăm Sáu, Cô Hăm Chín,…

Chạy quanh công viên mất một tháng Thằng Phập, Thằng Rú, quý tộc Pháp Trại Cá sấu Cá Sấu Một, cá Sấu Hai, Hoạ Sĩ, Đạo

Diễn, Đồng cô

Bến ô sin Lâm Nhất Nhất, Khuất Nhị nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ

Tin thật lòng Trạng Thi, Tổng Giám đốc Ta, Phó Tổng Giám đốc Tây, gã Nhà văn, Chàng thi sĩ

Chơi Chị nhà văn, Chàng Th ký

Cây hoàng lan hoá thành cây si Chàng, Nàng, ông Dê To, Ông Bê, ông Xê

Bên đờng tàu có ngôi nhà cổ Quyẹt, Mánh

Tác phẩm Tên nhân vật

Đoàn, Cậu đoàn Thanh Niên

Diễn Kỹ thuật viên, Phó Giáo S, cô Kim Kim, Nghệ Sĩ, Diễn viên

Lọt sàng xuống nia Nữ thi sĩ, ông Chánh, ông Nhà thơ, ông Sáng tác, Nữ dịch giả, cô Tạp vụ

Sắp đặt Ngời đàn ông, Ngời đàn bà, Cô dọn phòng

Nham Galacdan, thucphamoan

Sự định hớng cảm thụ nhân vật của tác giả thông qua cách đặt tên không chỉ dừng lại ở việc tái hiện đặc điểm bề ngoài mà chủ yếu lột tả bản chất bên trong của nhân vật. Cách chỉ với những cái tên nh Cốc, Bóp, Phũ, Bạo, Rú, mọi cái xấu xa tức cời của nhân vật đã hiện ra trong hình dung của ngời đọc. Cốc vốn “ tên là Công. Lũ bạn gọi nó là Cốc. Cốc đọc chệch đi thì đợc cái tên

Mỹ Cook. Cook là con gà trống, vừa có ý nghĩa là cái vật ngọ ngậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai đều đúng với thằng Cốc” (Cõi ngời rung chuông tận thế). Tơng tự, thằng Bóp tên là Bắc nhng nó tìm khoái cảm lúc bóp cổ một con

vật, một con ngời nên đợc gọi thành Bóp; thằng Phũ tên là Phúc nhng vì nó phũ phàng với phụ nữ nên không còn đợc gọi bằng cái tên đầy ớc muốn mà cha mẹ đã đặt cho nó khi sinh ra; Phập đó là hành động thành thạo đâm mũi kim tiêm thuốc mê, hút mật gấu nhà; Rú có thú vui là rồ máy rú ga đua xe trên đờng phố (Chạy quanh công viên mất một tháng).

Thông qua thủ pháp đặt tên nhân vật một cách độc đáo trong nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của mình, Hồ Anh Thái đã gián tiếp bày tỏ thái độ châm biếm, phê phán sâu sắc những thói h tật xấu của con ngời hiện đại. Bằng tên nhân vật, anh đã làm nên những hình tợng nghệ thuật về “ngời Việt xấu xí”.

Hình tợng của những con ngời không bình thờng trải dài nhiều loại từ bình dân đến trí thức, trên nhiều lĩnh vực nh giáo dục, báo chí, và chủ yếu là văn hoá nghệ thuật với cả điện ảnh, ca nhạc, hội họa, thời trang,...với nhiều lứa tuổi, già có, trẻ có... Tập hợp tất cả những chân dung ấy làm cho ngời đọc từ tác

phẩm mà hớng ra ngoài nhìn thẳng vào sự thật đời sống, nhìn thẳng vào chính mình, nhận ra cái xấu đang cố len lỏi và thậm chí còn lấn át cái đẹp, tự nhận thức và xây dựng cách hành xử, lối sống phù hợp với chuẩn mực, văn hoá đạo đức.

Trong văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1985 đến nay, thủ pháp định danh nhân vật theo ký hiệu hoặc dùng từ ngữ thậm xng, dùng biệt danh đã đựơc vận dụng trong sáng tác của nhiều nhà văn. Tuy nhiên việc vận dụng thủ pháp đó chỉ là hiện tợng của một hoặc vài tác phẩm. ở Hồ Anh Thái thì có cả một hệ thống dày đặc là thủ pháp đắc lực để nhà văn nêu lên t tởng của mình. Qua những thủ pháp đặt tên nhân vật, Hồ Anh Thái muốn báo hiệu sự đổ vỡ lối sống của một bộ phận ngời trong xã hội.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 83 - 86)