Con ngời thông minh, dũng cảm, sống có hoài bão, có trách nhiệm với xã hội, với bản thân và biết kiềm chế

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 49 - 53)

nhiệm với xã hội, với bản thân và biết kiềm chế

Hồ Anh Thái đã từng quan niệm: “Tôi không đặt văn chơng vào tháp

ngà mà để nó chung sống với những vấn đề của xã hội” [52]. Nằm trong tiến trình và vận động của văn học Việt Nam sau 1975, nhất là thời kỳ đổi mới, văn chơng của Hồ Anh Thái đã thể hiện sâu sắc quan điểm sáng tác này. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến vấn đề con ngời và việc thể hiện con ngời trong văn học với đầy đủ trách nhiệm, bổn phận của ngời nghệ sĩ chân chính: viết về con ngời, tìm hiểu sự thật về tâm hồn con ngời. Con ngời trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Hồ Anh Thái đợc nhìn nhận ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ; đợc khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc, thể hiện một quan niệm nghệ thuật về con ngời mới mẻ, sâu sắc của một nhà văn mẫn cảm với cuộc sống.

Nhìn nhận con ngời trong sự phức tạp của suy nghĩ, tính cách, tâm lý, Hồ Anh Thái đã tập trung mô tả hành trình kiếm tìm giá trị đích thực trong cuộc sống của họ. Hành trình ấy nhiều khó khăn, trở ngại, chứa đựng những băn khoăn, trăn trở, những thất vọng, thậm chí cả mất mát. Nhng cuối cùng họ đã nhận ra đợc giá trị đích thực của cuộc sống, không cao siêu, không xa lạ, chính là những điều thật giản dị: một tấm lòng nhân hậu, một trái tim yêu thơng, một niềm tin vào con ngời vào chính mình, một quyết tâm khẳng định mình nồng nhiệt, cũng là quyết tâm dâng hiến những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Là nhà văn ít ảo tởng về con ngời nhng không vì thế mà Hồ Anh Thái thiếu đi tình yêu thơng đối với con ngời, thậm chí ông còn đặt niềm tin vững chắc vào con ngời trong những sáng tác thời kỳ đầu nh Ngời và xe chạy dới

ánh trăng, Trong sơng hồng hiện ra, Mảnh vỡ đàn ông, Tiếng thở dài qua rừng kim tớc. Trong những tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái xây dựng lên

những con ngời có lý tởng nh Hoà trong tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo. Là đại diện cho tầng lớp thanh niên thời hậu chiến, với lý tởng cống hiến cho xã hội, Hoà là một con ngời thông minh, dũng cảm. Sau khi tốt nghiệp, đợc phân công ra đảo heo hút, buồn tẻ, với cơ sở hạ tầng thấp kém, nhng anh không từ chối mà bằng chính nhiệt huyết của mình anh đã lao động hăng say biến một dãy nhà tranh lèo tèo thành một dãy nhà hai tầng khang trang sạch sẽ. Dũng cảm đơng đầu với khó khăn, tin tởng vào con ngời, anh đã thu nhận những con ngời đã trót mang lầm lỡ, không quan trọng quá khứ của họ, mặc cho những lời dèm pha. Cái anh cần là hiệu quả và năng suất của công việc. “Họ chỉ trích

mình làm ăn theo kiểu t bản, chỉ biết chạy theo đồng tiền. Họ cho rằng mình nhận ngời không có lí lịch rõ ràng” [43; 102]. Hoà dũng cảm chiến đấu chống

lại tệ nạn tham nhũng và cách làm ăn kém hiệu quả, cho dù khó khăn và chịu những điều oan trái họ gán cho mình. Đối với công việc anh là một ngời thông minh trong cách xử lí và tiêu thụ năm trăm con tắc kè bị trả lại. Anh đã rút ra một quy luật của thơng trờng rằng: Đã lao vào con đ“ ờng kinh doanh, mua bán, đôi lúc phải lắng nhắng một chút, thiết thực một chút, tầm thờng một chút. Hơn thế, mình phải làm cái việc thâm tâm không muốn làm” [43; 98].

Hồ Anh Thái tinh tế trong cách miêu tả nội tâm nhân vật, khéo trong việc miêu tả quá trình phát triển tâm lý, những mâu thuẫn phức tạp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Sự giằng xé tâm lý rất thực trong con ngời Hoà, sự đấu tranh giữa lòng cảm thông, tình nhân ái, cộng với một chút vị kỷ bản năng đã làm cho Hoà không trở thành nhân vật một chiều nh những anh hùng vô sản trong văn học thời kỳ trớc. Anh luôn có tham vọng để khẳng định mình, cho mọi ngời thấy đ- ợc năng lực thật sự của mình. Anh đã nghĩ: “Đợc thấy mình có năng lực, có u

thế trội hẳn lên so với ngời khác cũng là một niềm vui”. Ngay từ khi còn bé,

sự”, Hoà đã làm cho họ thấy rằng nhận định đấy là sai, bằng cách huy động cả liên chi đội đào hố trồng cây trên vỉa hè, làm đẹp cảnh quan đô thị. Hoà cũng có một con ngời bản năng thuần tuý, nhng con ngời lý trí của Hoà lớn mạnh hơn đã neo giữ tâm hồn anh, giúp anh tránh đợc những sai lầm, có nhận thức đúng đắn về cuộc đời. Là con ngời nghiêm khắc với bản thân mình, thế mà đã có lúc anh mềm yếu bởi sự tác động vật vã, bản năng. Trớc một giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng, Hoà cũng đấu tranh chống lại sự cám dỗ. “Một cơn mê mẩn đốt

cháy toàn thân Hoà, có gì đó quẫy quật trong lòng anh nh có một con rắn đang gồng lên cuốn quận, không chịu nổi...Hoà vùng dậy tung cửa chạy ra bãi cát. Gió thổi vù vù, hất tung mái tóc, xô đẩy cản đờng. Anh chạy xuống mép sóng, không nói gì mà hấp tấp leo lên thuyền...”.

Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù đã nguy hiểm, nhng cuộc đấu tranh với chính bản thân mình còn quyết liệt và gian khó hơn. Anh say mê làm việc không phải để quên mình, vì nếu quên mình thì đâu còn bản thân. Hoà hiểu rằng: “Mỗi con ngời đều có nỗi đam mê, khao khát, dục vọng. Riêng mình, khát

vọng đợc khẳng định mình, đợc chứng minh cho mọi ngời thấy là mình có thể làm đợc nhiều việc, và làm tốt, lấn át mọi ham muốn khác” [43; 102].

Khi cơn vật vã bản năng dâng lên trong Hoà, anh đã không chịu nổi và đi theo Tờng, nhng con ngời lý trí của hoà đã chiến thắng con ngời bản năng. Trong lúc đợi Tờng, anh vô tình cầm một thanh nứa trên tay, ngồi vót mãi, vót mãi tởng nh anh có thể vót đến hết đời. Khi cái que chỉ còn bé nh cây kim thì cơn hoả hoạn trong lòng Hoà cũng đã giảm nhiệt độ. Ngay cả khi bị kiện tụng và bị đẩy ra trạm đồi mồi, anh cũng điềm tĩnh kiềm chế, không cho mọi ngời manh động: “Nếu tôi trong sạch, thì sự việc tự nó cũng chứng minh đợc (...)

chúng ta phải biết chế ngự sự bột phát của bản năng, biết kiên nhẫn chờ đợi”

[43; 135]. Trong con ngời ai cũng tồn tại những ham muốn, rồi khổ khi những ham muốn ấy không thực hiện đợc, vì thế sống là phải biết kiềm chế bản thân, đừng để những ham muốn ấy đánh mất đi bản chất con ngời. Chú Chỉnh là một

tấm gơng cho Hoà về sự điềm đạm, kiềm chế trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi Hoà đi phụ nề, bị ngời chủ mang về trả cho chú và mắng là “đồ mất dạy”, chú Chỉnh đã rất giận vì cháu mình có ngời dạy mà bị ngời ta mắng nh thế. Chú ngồi vót roi mà tởng chừng nh mọi nỗi tức giận dồn cả vào cái roi, đến khi khúc nứa chỉ còn là một cái que nhỏ chú bẻ gẫy đi. Sau này mỗi lần Hoà phạm sai lầm thì chú chỉ dùng những lời lẽ yêu thơng khuyên bảo mà không đánh đập. Đối với anh, đàn ông mà không làm nên đợc sự nghiệp lớn thì không phải là đàn ông. Đối với phụ nữ, anh yêu thơng trân trọng họ nh ngời mẹ, ngời em gái, vì thế, anh thấy mình phải có trách nhiệm che chở cho họ. Anh đa đón bé Vân đi học, xông vào giữa đám thanh niên h hỏng để bênh vực một cô gái yếu đuối.

Ngời và xe chạy dới ánh trăng là một cuốn tiểu thuyết giàu chất suy lí.

Toàn là một con ngời sống có nội tâm sâu sắc, có trách nhiệm với cuộc đời và với cả những ngời ở khu tập thể nơi anh sống, nên trong anh thờng xuất hiện những trăn trở. Khi nghe tin ngời bạn của mình sẽ không trở về nữa, Toàn đã đau đớn. “Một nỗi đau cồn lên trong lòng Toàn, vật vờ nh những đợt sóng

lừng. Toàn cắn chặt răng chịu đựng những cơn đâm thúc ở bên trong. Đất nớc

mình chịu nhiều đau khổ đã cha đủ hay sao, lại thêm những đứa con tiếp tục bỏ đất nớc ra đi” [41; 259]. Bên cạnh Toàn, còn có Hiệp và Trang là đôi bạn trẻ

không quản khó khăn, gian khổ để đi ra đảo Cát Bạc công tác. Thiếu thốn về vật chất, nhng họ có lý tởng và tràn đầy lòng nhiệt huyết, muốn lao vào cải tạo xây dựng cuộc sống mới. Là một thanh niên có cuộc sống bụi đời, nhng Khắc luôn có ý thức và trách nhiệm đối với gia đình cô Hậu, chăm sóc và bênh vực cho Mỵ mỗi khi cô bị hiếp đáp.

Đông trong Cõi ngời rung chuông tận thế là một con ngời mới đầu cũng có những ham muốn nhục dục, chạy theo những khoái lạc đầy bản năng, đồng thời nuôi trong mình cái ý định trả thù cho cái chết của cháu mình. Nhng, là một con ngời lý trí, có suy nghĩ, anh đã tự kiềm nén không để cho phần con lấn át đi phần ngời, không vội vàng nôn nóng, biết nhìn nhận sự việc để không lao vào cái vòng luẩn quẩn của sự thù hằn để phải nhận lại cái chết. Anh có trách nhiệm tìm

ra nguyên nhân của ba cái chết, đồng thời cũng có trách nhiệm giúp Mai Trừng về với cuộc sống đời thờng bằng cách đi cùng cô về lại khu rừng Trờng Sơn nơi mẹ cha cô nằm lại để xin hoá giải lời nguyền.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 49 - 53)