Cách tân trên bình diện quan niệm về hiện thực

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 61 - 66)

Trong số các nhà văn sau 1975 thì Hồ Anh Thái là một trờng hợp tiêu biểu. Anh đã góp vào dòng chảy của văn xuôi sau đổi mới một nhãn quan về hiện thực mới và lạ. Hiện thực ở đây không đơn thuần là những gì đang tồn tại ở trong thế giới và hiện diện ngay trớc mắt con ngời. Hiện thực còn nằm trong chiều sâu, tâm linh của bản thể. “Hiện thực là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải

niệm về hiện thực nh thế nên trong những trang viết của anh hiện thực đợc hiện ra với những tầng bậc, với những “mạch ngang, lối rẽ”. Hiện thực đợc anh chiêm nghiệm, chắt lắng lại từ những chuyến đi sang. Anh đã chạm đợc vào tầng sâu trong tiềm thức của những con ngời bất hạnh, sống trong một xã hội đầy hủ tục lạc hậu, tăm tối, mà di chứng của sự phân biệt đẳng cấp còn quá nặng nề. Không chủ tâm đi sâu vào cái tổng thể, Hồ Anh Thái cố nắm bắt từng sợi tơ mỏng manh và bí ẩn trong tâm hồn con ngời để rồi, thấy tim mình chợt nhói lên trớc những mảnh đời trôi dạt, khổ đau. Sống trong một xã hội mà số phận ngời phụ nữ là “con sâu, cái kén”, là những ngời thấp cổ, bé họng thì việc họ chịu sự sắp đặt số phận khổ đau của mình nh một điều mặc định. Tất nhiên, viết về số phận của ngời phụ nữ ở thời điểm ấy không chỉ có Hồ Anh Thái. Các nhà văn nữ nh Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo… đã rất thành công trong những trang viết về nỗi đau về thân phận ngời phụ nữ. Nhng Hồ Anh Thái có cảm nhận rất riêng về mảng hiện thực này, có những trang viết rất thấu hiểu cảm thông, yêu thơng và chia sẻ sâu sắc qua Mảnh vỡ đàn ông, Tiếng thở dài

qua rừng kim tớc. Cuộc đời bi thảm của Nilam và các bé gái sơ sinh trong Tiếng thở dài qua rừng kim tớc, nạn nhân của hủ tục khắc nghiệt, số phận bế

tắc của cô gái đồng trinh Sabana Đi khỏi thung lũng mới đến nhà, nạn nhân của áp chế thần quyền và tệ nạn mại dâm là cô bé Kamla Đàn kiến, nạn nhân của đói nghèo đến khúc bi thơng của nàng Rôza trong Lá Quốc th I, II đều là nạn nhân của trò đùa lịch sử, đều là tiếng thở dài của những con ngời bất hạnh.

Trong Tiếng thở dài qua rừng kim tớc, hiện lên trớc mắt ngời đọc là một xã hội tăm tối, lạc hậu, một xã hội không đợc phép đẻ ra đàn bà. Nếu lỡ ý sinh ra một bé gái, số phận của nó coi nh đã đợc định đoạt bằng một nấm mồ dới gốc cây kim tớc bé nhỏ. Ngòi bút nhân đạo của Hồ Anh Thái cảm thông sâu sắc trớc tập tục hồi môn của ngời ấn. Tập tục ấy là một nỗi kinh hoàng cho ngời nghèo. Đó là nguyên nhân dẫn đến nạn thủ tiêu trẻ sơ sinh.

Hồ Anh Thái đa ngời đọc thám hiểm vào chiều sâu của con ngời trên đất nớc ấn. Đó là một ấn Độ đan xen giữa nét hiện đại và tăm tối, văn minh - lạc

hậu, giữa thiện- ác. ở đó những hủ tục, sự nghèo đói và sự dâm ô của đàn chuột cống đã làm cho số phận của những trẻ gái vị thành niên sa vào địa ngục của nạn mại dâm nh cô bé Kamla trong Đàn kiến. Bàn tay nhân ái của cô chiêu đãi viên hàng không cũng không thể nào cứu đợc cô bé, vì đợc tự do đồng nghĩa với bố mẹ bị bắt đi tù và em út chết vì đói thuốc. Hiện thực chỉ là cái nền cho sự diễn biến những cuộc đời, số phận, những trạng thái tinh thần, vì vậy, khi phản ánh hiện thực Hồ Anh Thái không nhằm mô tả hiện thực một cách đơn giản, thô sơ mà chủ yếu để trình bày trạng thái tồn tại của con ngời trong hiện thực góc cạnh, nhiều chiều.

Đối với Hồ Anh Thái, một giấc mơ, một ý nghĩ cũng là hiện thực. Đó là thứ hiện thực không đơn giản chỉ đợc nhìn bằng nhãn quan bình thờng mà ở đây hiện thực đợc cảm nhận bằng cả tâm hồn. Anh cho rằng: “…Tái hiện cuộc sống hiện thực mà dùng mỗi một công cụ hiện thực là không đủ, nó sẽ làm nghèo trang viết của mình đi” [42; 253]. Chính vì thế anh đã định nghĩa tiểu thuyết nh

một giấc mơ ẩn chứa những điều không có thực. “Tiểu thuyết là một câu chuyện

bịa đặt, nhng nó thật hơn cả sự thật” [42; 287].

Trong tiểu thuyết và truyện ngắn của mình, Hồ Anh Thái đã dẫn độc giả đi lạc vào một miền đất gần gũi nhng cũng đầy mê hoặc bởi sự hoà trộn giữa cái huyền ảo với thế giới thực, từ đó một hiện thực hiện lên rất rõ nét với những gì mất mát trong xã hội ở thời kỳ đổi mới và những tấn bi hài kịch về vấn đề nhân sinh sâu sắc. Tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo, Trong sơng hồng hiện ra, Ng-

ời và xe chạy dới ánh trăng, Mảnh vỡ của đàn ông, Mời lẻ một đêm, Cõi ngời rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitrivà tôi, tập truyện Tự sự 265 ngày

là những minh chứng sinh động.

ở tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo, tác giả đề cập đến những chấn thơng về tinh thần và thể chất mà ngời phụ nữ phải gánh chịu do sự xa cách đằng đẵng trong chiến tranh, phản ánh chân thực thân phận những cô gái không chồng mà có con.

Hiện thực trong tiểu thuyết Ngời và xe chạy dới ánh trăng là một hiện thực đa chiều, phản ánh sắc sảo cuộc sống và tâm trạng của một thế hệ trải qua tuổi thơ nhiều mất mát trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Mỗi một nhân vật là một băn khoăn, một nỗi ám ảnh, một câu hỏi cha dễ trả lời về một hớng đi, về cách sống của cả một thế hệ trong thời đại mới. ở tiểu thuyết này biên độ hiện thực đợc mở rộng hơn hiện thực ngoài đời bằng cảm quan chứa đầy yếu tố kỳ ảo nhằm thoả mãn nỗi mong muốn đợc bày tỏ khát khao của một thế hệ hậu chiến không chỉ muốn đợc nhìn qua màn sơng huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế hệ chiến tranh, mà còn để xem xét cội nguồn của họ một cách rõ ràng hơn.

Hay một hiện thực đầy biến ảo trong Cõi ngời rung chuông tận thế, Mời lẻ

một đêm. Bắt đầu từ cái chết của Cốc sau khi tắm biển với cô gái lạ và cuộc hành

trình trả thù của hai ngời bạn, nhng cái chết lại không rơi vào cô gái mà lại rơi vào từng chàng trai. Lần theo ngọn nguồn của sự việc, Đông đã tìm ra nguyên nhân của những cái chết là do lời nguyền của cha mẹ Mai Trừng để lại cho và cô phải mang trên vai mình cái sứ mệnh đi diệt trừ cái ác. Nhng bản thân cô cũng là một nạn nhân của lời nguyền ấy. Cô hiểu rằng sống không có tình yêu thì còn gì là cuộc sống. Muốn là một con ngời bình thờng, Mai Trừng đã quay trở về rừng Trờng Sơn nơi cha mẹ cô nằm lại để xin hoá giải lời nguyền ấy.

Do yêu cầu muốn phản ánh thật phong phú nh những hiện thực đa chiều, ngòi bút Hồ Anh Thái hớng tới một hiện thực rất nhố nhăng, rất thản nhiên một cách đáng cời. Tác giả dẫn ngời đọc khám phá cái thế giới xung quanh để thấy đợc những điều rất nghịch dị đang hiện diện ngay trong cuộc sống đời thờng. Từ chuyện “có một ngời đàn ông và một ngời đàn bà bị nhốt trên căn hộ trên

tầng mời sáu suốt mời một ngày đêm. Mời lẻ một đêm và mời lẻ một ngày”.

Chuyện của mời một ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời ngời, của mấy đời ngời, của một thời thế của hôm qua và hôm nay đợc quy chiếu trong cái nhìn trào lộng và phóng đại để rồi bất ngờ thu hẹp lại sắc nét và tinh quái (Mời

đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận ngày càng gia tăng theo cấp số nhân, đến nỗi để giải quyết tình trạng dân c tăng đột biến, thành phố đã ra quyết định mang tính thiết thực và “nhân đạo” thành lập trờng nuôi dạy trẻ vô thừa nhận từ cấp ph- ờng, quận, đến thành phố (Lũ con hoang), đến việc đề cập đến đời sống của giới công chức hiện đại trong Tự sự 265 ngày. ẩn dấu đằng sau cái h danh và dáng vẻ đạo mạo của những ngời mang nhãn hiệu tri thức nhng hành động lại không hề có văn hoá. Mỗi chuyện nh một tấn bi kịch, phần trái của lớp thị dân hiện ra rất đa dạng từ chuyện để có một cuộc sống giàu sang phú quý, họ có thể làm tất cả, nhẫn nhục chịu đựng để đợc đi nớc ngoài (Tờ khai visa), hãm hại nhau một cách độc ác (Bóng ma trên hành lang), đánh mất nhân cách của mình trong công việc (Phòng khách, Trại cá sấu).

Bằng những nỗ lực cách tân về quan niệm hiện thực, Hồ Anh Thái đã có những hớng tiếp cận mới về hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thờng với những vấn đề đạo đức, thế sự. Nhà văn đa vào tác phẩm của mình những chuyện bịa nhng lại gợi cho ta thấy rõ thực trạng xuống cấp của đạo đức, nhân cách con ngời.

Tiểu kết 2: Qua một số cách tân về nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Anh Thái ở chơng hai này, chúng ta thấy nhà văn có một quan niệm mới về hiện thực, quan niệm về nghệ thuật khá mới mẻ. Nghệ thuật không chỉ định hình trong một cái khuôn nhất định, và phản ánh thực tại nh nó vốn có, nghệ thuật còn là một cuộc chơi mà ở đó Hồ Anh Thái bày ra một tấm gơng lồi để con ng- ời tự soi để chiêm nghiệm và lý giải mình. Quan niệm mới về con ngời thông minh dũng cảm, nhng cũng mang trong mình những phẩm chất rất con ngời, cũng đầy tham vọng cá nhân. Con ngời ở đây còn đợc soi chiếu trong mối quan hệ với mọi ngời xung quanh để hài hoà với nhau và với chính bản thân mình.

Chơng 3

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w