Con ngời biết sống hài hòa với nhau và hài hòa với chính mình

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 57 - 61)

Là sản phẩm của tự nhiên, con ngời muốn tồn tại, nó phải quan tâm trớc hết đến ăn, mặc, ở. Là sản phẩm của xã hội, con ngời dần dần có ý thức ăn, ở, mặc làm sao cho có văn hóa. Nhng có một thời gian khá dài, do hoàn cảnh chiến tranh căng thẳng, tinh thần khắc khổ dần dần thấm sâu vào lối sống, và trong cách nghĩ của con ngời. Trong chiến tranh, con ngời Việt Nam thờng gặp nhau trong lý tởng, mục đích cao cả là đánh thắng kẻ thù. Còn trong cuộc sống

mới, quan hệ giữa con ngời với con ngời, con ngời với hiện thực và với chính bản thân mình cũng đổi khác. Họ bận bịu với những bon chen, những toan tính, những ham muốn đời thờng mà thờ ơ với mọi ngời, với xã hội và ngay cả với chính bản thân mình. Đất nớc những năm sau chiến tranh có sự thay đổi về nhiều mặt. Nền kinh tế thị trờng đã nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tuy vậy, sự phát triển ấy cũng đã làm cho đạo đức của con ngời bị giảm sút. Viết về con ngời trong cuộc sống hiện đại, Hồ Anh Thái luôn đặt họ trong những đua tranh, giành giật quyết liệt của cơ chế thị trờng mà ở đó con ngời luôn phải có sự lựa chọn. Bản chất con ngời vì thế mà bị bóc trần và đợc phơi bày trên từng trang viết.

Khuynh trong Ngời và xe chạy dới ánh trăng là một con ngời mang đầy dục vọng. Ham muốn quyền lực, anh ta đã bỏ rơi vợ con và sau đó lại vì nhục dục anh ta lấy Diệu vì bị giăng bẫy. Khi nhận ra điều đó, anh ta muốn thoát ra nhng lại bị tham vọng quyền lực đè bẹp xuống. Anh ta luôn tự cách ly mình với thế giới thu nhỏ ngay trong khu nhà mình ở. Khuynh là một ngời có địa vị nhng thiếu tình thơng yêu của một con ngời. Ngay cả đến con chim của Cu Đức, Khuynh cũng cảm thấy khó chịu. Khuynh đã bắn chết con chim không chút th- ơng tiếc. Khuynh là mẫu ngời điển hình cho sự không hoà nhập với cộng đồng. Anh ta là con ngời bán rẻ nhân cách của mình vì những ham muốn tầm thờng. Nhng bên cạnh Khuynh, nổi bật lên là hình ảnh của Toàn một thanh niên sớm tự lập. Toàn sống khép kín bản thân mình, không muốn giao lu, không muốn hòa nhập mình vào cái cộng đồng c dân nơi mình sống. Chính vì cách sống tách biệt ấy mà Toàn đã để lỡ tình yêu với Trang, khiến anh day dứt mãi. “Cánh cửa

tâm hồn anh nh làm bằng gỗ lim chắc nặng. Có lẽ ban đầu không có cánh cửa ấy, nhng nhiều năm trôi qua, nó tự hình thành mỗi ngày một vững chắc, mỗi ngày một to dày, nhiều lúc Toàn tự cảm thấy nó vững chắc nh một cái cổng thành. Toàn lui về cái thế giới một ngời bắt đầu từ nhng mất mát dồn dập”

[41; 117]. Chính nỗi mất mát và cái ý nghĩ sợ mất thêm một ngời thân nữa nên Toàn càng ngày càng khép chặt cánh cửa tâm hồn mình. Anh sợ đến chỗ đông

ngời sợ hội họp, sợ có ngời yêu mến anh thì nguy cơ mất họ lại càng cao. Toàn là điển hình cho mẫu ngời luôn tự vật vã vơn lên để hoàn thiện bản thân mình, để tìm thấy niềm hạnh phúc trong sự hòa hợp tâm hồn mình với mọi ngời xung quanh. Có những lúc Toàn cũng cảm nhận đợc sự ấm lạnh trong quan hệ giữa ngời với ngời: “ở đời ngời lớn xa nhau thành ra trẻ con cũng lạnh nhạt”. Là

con ngời sống nội tâm, vị tha có dự cảm nhạy bén về cuộc sống, Toàn mở rộng lòng mình chia sẻ, cảm thông với những cuộc đời tội nghiệp nh Cu Đức, chú Đô, Khắc, Trang. Ngời và xe chạy dới ánh trăng là tập hợp các mối quan hệ của cộng đồng ngời trong một đời sống bình thờng. Thông qua suy nghĩ của Toàn, giá trị nhận thức về đạo đức xã hội, và tình ngời trở nên huyền ảo.

Vấn đề tình yêu, tình dục từ bao đời nay luôn là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tình yêu và hạnh phúc gia đình. Khi đất nớc thống nhất ý thức cá nhân của mỗi con ngời đợc thức tỉnh thì vấn đề đó đợc các nhà văn quan tâm hơn bao giờ hết. Thời kỳ tình yêu, tình dục bị kìm hãm, để con ngời hòa tan vào nguyện vọng chung của dân tộc đã không còn nữa. Giờ đây, họ thoải mái phô bày đời sống của con ngời ở chiều sâu bản thể, họ không ngần ngại bày tỏ nhục cảm của con ngời họ. Xét cho cùng tình dục là bản năng của con ngời. Nhu cầu làm tròn thiên chức cá nhân và tình yêu chỉ có thể kìm nén tạm thời, nhng sẽ thờng xuyên xuất hiện trở lại. Đó là “sức sinh sôi hoá thành

một mãnh lực, không gì có thể kìm hãm đợc”. Nếu ta chối bỏ sức sống ấy là

vừa mù quáng vừa hủy hoại cả cá nhân và cái xã hội mà cá nhân tồn tại trong đó. Nhng sống mà chỉ chiều theo bản năng thì cũng có thể là thảm họa không kém. Trong Ngời đàn bà trên đảo, Hồ Anh Thái đã xây dựng hai nhân vật, hai tính cách khác nhau của lớp thanh niên cùng thời đó là Tờng và Hòa. Tờng là một thanh niên trẻ nhng sớm bị trôi theo dòng đời dục vọng làm cho lu mờ mất lý trí, làm cuộc sống của anh ta không thể trở lại bình thờng đợc nữa. Anh ta trở thành kẻ “gieo giống” cho những ngời đàn bà trên đảo. Tờng xấu hổ khi đứng bên cạnh Hòa. Nhng con ngời bản năng trong Tờng quá mạnh và “nhiều lần tự

tự thả lỏng, tự buông xuôi, Tờng quen buông thả trong nhục dục mất rồi”. Để cho bản năng điều khiển mình, Tờng không còn khát vọng cống hiến cho nghệ thuật, và nghệ thuật cũng đã mang nặng ám ảnh của sự hởng lạc, nhục dục. T- ờng đã chiều theo những bản năng của mình nh chiều một đứa con h. Ngợc lại, Hoà là con ngời luôn luôn vơn lên bằng khát vọng cống hiến và năng lực của bản thân mình. Anh luôn sống chan hoà với mọi ngời, không phân biệt thành phần xuất thân của ngời đó dù ngời đó là ai. Với anh, điều cốt yếu là hiệu quả công việc. Là một con ngời, Hoà cũng có những ham muốn bình thờng nhng cái chính là con ngời lý trí trong anh đã thắng con ngời bản năng. Anh biết điều chế những ham muốn để cho nó hài hoà với nhau. Hoà nghĩ: “Con ngời đều có một

nỗi đam mê, khao khát dục vọng riêng mình, khát vọng đợc khẳng định mình, đợc chứng minh cho mọi ngời thấy là mình hoàn toàn có thể làm đợc nhiều việc, và làm tốt đã lấn át mọi ham muốn khác” [43; 102].

Khi nhìn thấy Tờng càng ngày càng lấn sâu vào những ham muốn tầm thờng, Hoà đã có những hành động ngăn cản Tờng nhng lại nghĩ rằng: “…

Con ngời ai mà chẳng có khát khao, cũng ham muốn dục vọng, đừng bao giờ ảo tởng có thể triệt tiêu nó, kìm hãm nó. Hình nh Hoà đã có ý định buộc Tờng phải triệt bỏ một cái gì vì cậu ta thèm khát, làm nh vậy đã phải lẽ hay cha?”.

Những câu hỏi mà Hoà đã đặt ra cũng chính là điều mà Hồ Anh Thái đã gửi gắm trong những nhân vật của mình. Đó là làm sao để con ngời sống cho hài hoà với nhau trong cái xã hội hỗn tạp, biết ai xấu, ai tốt này. Cao hơn nữa con ngời phải để tự hài hoà với chính bản thân mình, hài hoà giữa bản năng và lý trí, giữa con ngời bên ngoài xã hội và những uẩn ức bên trong tâm hồn phức tạp của mỗi một con ngời.

Con ngời sống trong một xã hội đầy những cám dỗ. Trong nền kinh tế thị trờng không ai có thể chối bỏ nhu cầu bản năng ấy, nhng nếu cứ chiều theo bản năng nh Tờng Ngời đàn bà trên đảo, Cốc, Yên Thanh trong Cõi ngời rung

chuông tận thế thì ngời ta sẽ gặp những thảm họa không kém. Cốc trong Cõi ngời rung chuông tận thế ham mê dục vọng một cách mù quáng, cuối cùng đã

phải trả giá cho những hành vi của mình bằng cái chết. Nhng bên cạnh Cốc còn có Đông. Là một ngời cũng có ham mê nhng Đông đã biết cách nhìn nhận vấn đề một cách hài hoà nên đã tránh đợc những hậu quả đáng tiếc nh Cốc. Đông đã biết tiết chế những dục vọng trong con ngời mình để hài hoà giữa bản năng và lý trí. Là một thanh niên gắn với cuộc sống bụi đời, đợc cô Hậu và chị em Mỵ yêu thơng tin tởng nh ngời nhà, Khắc trong Ngời và xe chạy dới ánh trăng đã trở lại thành một thợ mộc lơng thiện. Mặc dù trong Khắc cũng có những ham muốn đầy tính bản năng, nhng khi đứng trớc một tâm hồn trong trắng thánh thiện của Mỵ thì những ý nghĩ ấy của Khắc lại tan biến đi: “Lúc Mỵ vòng tay

qua cổ tôi, cảm xúc nh đang ôm một ngời mình yêu tan biến rất nhanh” [41;

313]. Rõ ràng tình cảm của Khắc đối với Mỵ không chỉ đơn thuần là tình anh em, nhng vì Mỵ quá hồn nhiên, vô t, coi anh là một ngời anh trai thực sự, vì thế Khắc không cho phép mình có ý nghĩ, hay hành động nào làm tổn thơng đến Mỵ. Anh không muốn những ngời đã đa anh đợc hoà nhập vào cộng đồng lại phải khó xử.

Qua những tác phẩm của Hồ Anh Thái, hình ảnh của những ngời thanh niên trong cuộc sống mới hiện lên với khát vọng và lý tởng cao đẹp, những con ngời ấy là điển hình cho một lối sống hài hoà với nhau, hài hoà với xã hội và với chính bản thân mình. Cái chính là tác giả muốn gửi gắm một thông điệp đến với bạn đọc: cõi ngời sẽ bình an, sẽ tốt đẹp hơn, không cần tới sự trừng phạt của quy luật nhân quả nếu ai cũng có một anh Đông, anh Hoà, chú Chỉnh ở trong lòng mình.

Một phần của tài liệu Những cách tân trong văn xuôi hồ anh thái (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w