Vũ trụ một không gian ngập tràn ánh sáng

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 72 - 78)

Trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trớc cách mạng, ngoài mô hình không gian tha ma thì vũ trụ cũng đợc xem là không gian đặc thù. Nếu bãi tha ma là không gian chủ đạo, bao trùm lên thế giới Điêu tàn với bóng đêm nối liền bóng đêm ngự trị, đêm tối dày đặc, âm u luôn gợi lên chiều kích của độ sâu và cảm giác lạnh lẽo, kinh hoàng thì không gian vũ trụ lại gợi mở ra nhiều chiều kích từ con đờng đi tới cánh đồng, ra dòng sông, đến biển cả rồi lên tới trăng sao. Nhìn chung đây là không gian mở, khoáng đạt, bao la, bát ngát, nét đặc tr- ng của mô hình không gian này là ánh sáng ngập tràn, chiếu rọi, tỏa ra xung quanh, bao phủ lên cảnh vật và con ngời. Đây là ánh nắng của một buổi mai tơi nguyên, dịu nhẹ, xua đi bao u tối của màn đêm:

Bóng đêm tan trên đồng xanh vô tận Nắng trời bay phấp phới bọc muôn cây Chốn cao xa, trên trán trời không giới hạn Làn tóc mây đùa rỡn bảo nhau bay

Nắng mai là nàng bình minh đầy sức sống, hấp dẫn và quyến rũ đi tới đâu là tỏa ánh hào quang, chói sáng đến đó và rồi vũ trụ cũng bị chinh phục bởi ánh nắng xinh tơi trong trẻo đó. Nắng mai bao bọc lấy vũ trụ còn vũ trụ đợc tắm trong ánh sáng diệu kì của nắng mai. Dòng sông Linh nhuốm đỏ máu kia cũng trở nên lung linh, huyền diệu hơn khi đợc tắm trong ánh nắng ban mai. Một khung cảnh nên thơ, tơi mới mở ra trớc mắt ta: “Cả vũ trụ biến dần ra ánh sáng/ Nớc sông Linh hòa lẫn nắng trời tơi, / Nắng trời tơi tng bừng bay tản mạn .” Qua cái nhìn thi vị của nhà thơ, nắng mai thật đáng yêu, nắng mai hay chính là hoa nắng đang bay tản mạn trong không trung. ánh sáng của nắng mai đã mở ra một không gian mênh mông, vô tận. Trong cảm quan của nhà thơ, vũ trụ thờng đợc bao bọc, soi chiếu bởi nguồn sáng bất tận, ánh sáng bao la lan tỏa, tràn ngập cả vũ trụ gợi nhắc ta nhớ tới ánh sáng mặc khải, thiên khải chiếu rọi khắp thế gian từ sáng thế thứ nhất cho tới ngày cuối cùng trong kinh thánh. Vũ trụ là nơi hồn thơ mơ ớc, khao khát chiếm lĩnh, vì thế mà vũ trụ trong thơ anh luôn bừng sáng, dù bóng đêm buông xuống thì vũ trụ vẫn lòa chói ánh hào quang bởi muôn vàn vì tinh tú và ánh trăng chan chứa mênh mang:

Trăng là trăng ngoài kia thôi chan chứa Thôi tràn trề ngây nhất những là trăng

(Vo lụa)

Thi nhân đã thỏa sức vùng vẫy trong muôn sao tán loạn

Ta để xiêm lên mây rồi nhẹ bớc

Xuống dòng ngân lòa chói ánh hào quang Sao tán loạn đua bơi trên mặt nớc

Tiếng lao xao dội thấu đến cung Hằng (Ngủ trong sao)

Hồn thơ Chế Lan Viên đã chiếm lĩnh đợc tầm cao không gian, thi nhân đã từng Tắm trăng, Ngủ trong sao, Vo lụa, Đợi ngời Chiêm nữ. Ta hãy xem cái tôi Điêu tàn đã điên cuồng vì sung sớng nh thế nào khi đợc tắm mình, ngụp lặn trong ánh trăng chan chứa, thanh sạch: “Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra!/

ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da. (Tắm

trăng). Trăng nh một cô gái xuân thì đang mơn trớn, ve vuốt, ghì riết lấy tấm thân đau thơng của nhà thơ. Và trong khoảnh khắc này cái tôi thi sĩ đã đợc xuất thần, thoát tục để lăn lộn, miên man đê mê cùng trăng sao vũ trụ. Thế mà thi nhân vẫn còn khát thèm, vẫn cha no say:

Ai cởi dùm ta? Ai lột dùm ta? Cha lõa lồ thịt còn nằm trong da Cha trần truồng óc còn say trong ý! Trăng cha lấp đầy xơng cha ngấm tủy. Hồn vẫn còn cha uống hết hơng hoa

(Tắm trăng)

ở đây sao trăng là hình ảnh biểu trng cho xứ sở của hơng hoa thanh sạch, lung linh sắc màu, lóng lánh hào quang. Đây là cõi trời mơ ớc của thi nhân, là chốn Khải huyền để hồn thơ ông bay lên khát khao đam mê, quay cuồng mải miết cho nguôi quên trái đất sầu đau. Xuyên suốt Điêu tàn là những nguồn cảm xúc vọt trào mãnh liệt nh thế này. Dòng chảy cảm xúc quá mạnh, đẩy nhịp thơ đi nhanh, gấp gáp chứng tỏ trong lòng ngời chất chứa dồn nén bao đau thơng quằn quại. Khi cơn đau lên đến đỉnh điểm con ngời dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, mê sảng, điên cuồng. Và lúc này đây cái tôi điên cuồng tác giả nh muốn tan chảy vào ánh trăng bao la, hòa nhập vào vũ trụ để đợc bay bỗng, chơi vơi, tự do tự tại trên chín tầng trời:

Tôi là kết tinh của ánh trăng trong Sao không cho tôi đến chốn H không?

(Tắm trăng).

Các thi nhân trung đại luôn tự xem mình là tiểu vũ trụ, trong tâm thế th- òng trực khát vọng đợc lên cao, Đăng sơn, Vọng nguyệt, Thớng sơn để hòa nhập vào đại vũ trụ, phóng tầm nhìn vào không gian bao la vô tận để chứng tỏ khí phách, bản lĩnh nam nhi chí, khẳng định tầm vóc con ngời vũ trụ của mình.

Khát vọng hòa nhập bản thể vào thế giới tự nhiên cũng là cách khẳng định sự trờng tồn bất biến của con ngời vũ trụ, là giải pháp nhằm xoa dịu tấn bi kịch trong tâm linh mỗi con ngời về cái hữu hạn của mình so với cái vô hạn của tự nhiên. Vì thế lên cao không phải là trốn chạy cuộc đời mà để lấy lại thăng bằng, khí thế của ngời quân tử, lên cao để lánh xa những vớng mắc bụi trần, những đố kị nhỏ nhen trong cuộc đời trần cho tâm đợc trong sạch, lòng đợc an nhiên tự tại. Với tác giả Điêu tàn khát vọng đợc chiếm lĩnh không gian vũ trụ là để trốn chạy hiện thực phủ phàng đang ngày ngày ăn mòn tâm hồn thi sĩ. Chế lan Viên muốn làm chủ nhân cô đơn của một tinh cầu giá lạnh:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

(Những sợi tơ lòng)

Đúng là một ớc muốn thật lạ lùng. Thi nhân luôn mong ớc đợc Tắm trăng, Ngủ trong sao, Mơ trăng. Hồn thơ ông khát khao đợc lên cao, chốn cao xa nơi trán trời không giới hạn là đích đến cho một cái tôi mơ mộng. Cuộc trốn chạy vào vũ trụ, khát vọng lên cao, vơn xa là biểu hiện dứt khoát, mãnh liệt nhất của thái độ phủ định thực tại, thoát ly cuộc sống, trốn tránh hiện thực của cái tôi trữ tình Chế Lan Viên.

Quả thật, vũ trụ trong Điêu tàn nhuốm đầy ánh trăng, một thứ ánh sáng huyền ảo lan tỏa khắp đất trời, thấm sâu vào lòng ngời. ánh trăng kỳ ảo chan chứa bao la tỏa sáng cả đất trời là một thế giới gần nh đối lập hoàn toàn với bóng đêm lạnh lẽo của âm giới. Trong không gian huyền hoặc đầy ánh trăng đến cái tôi nhà thơ cũng là kết tinh của ánh trăng trong, thân thể thi nhân cũng đợc kiến tạo bởi muôn ngàn ánh sáng: “Miệng đầy trăng khôn cất một lời thơ/ Mắt đầy ánh trăng trong khôn thể nhắm…/Mũi đầy hơng xa lạ xứ Hoa Trăng

(ánh sáng). Chính nguồn sáng mênh mang vô tận ấy đã sởi ấm, tỏa ánh hào quang, chiếu sáng lên mọi cảnh sắc của đất trời “khiến cho vũ trụ trong Điêu tàn không thê lơng ảm đạm nh trong Lửa thiêng (Huy Cận), không đẫm ớt ái

tình nh trong Thơ thơ (Xuân Diệu), không khắc khoải thơng tâm nh trong thơ Hàn Mặc Tử” [42, 48]. Mà đó là một miền không gian lòa chói ánh hào quang, lung linh huyền ảo bao sắc màu ánh sáng, thế giới này gần với cõi mộng. Nếu không gian tha ma là những cơn ác mộng thì khát khao bay lên vũ trụ đầy trăng sao chói lọi là một giấc mộng đẹp trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thời Điêu tàn. Tuy nhiên vũ trụ qua cảm nhận của cái tôi đau thơng, cuồng loạn có lúc cũng trở nên kỳ dị, khác thờng. Đây là một mảnh trăng điên:

Mà mảnh trăng cũng điên rồi em ạ Bỗng dng sao rơi xuống đáy hồ sâu? Chớ nói cời, hãy lắng nghe xem đã Có rơi chăng trong đáy của hồn đau!

(Trăng điên)

Còn ở Mơ trăng, Vo lụa là cảnh sao sa, sao rơi liên tiếp. Trong Điêu tàn

bên cạnh một vũ trụ lung linh, ngập tràn ánh sáng, vẫn có sự hiện diện của những hình ảnh trăng rụng, sao mờ, trăng đổ, sao héo, trăng sầu, muôn tinh cầu toang vỡ. Đây là cảm thức về cái đỗ vỡ, rơi rụng tàn phai, hoang tàn, điêu linh trong suy t của nhà thơ. Dòng cảm xúc trong Điêu tàn thờng tuân theo quy trình này. Vơng quốc Chăm pa uy linh, huy hoàng thế kia giờ cũng chỉ là phế tích với những tợng Chàm lở lói rỉ rên cùng năm tháng. Mạch cảm xúc này ở Chế Lan Viên là phù hợp với quy luật phát triển của Thơ mới. Các nhà Thơ mới tâm niệm cái đẹp phải đi liền với cái tàn phai tan vỡ. Với Hồ Zếnh, cái đẹp chính là cái dang dở, lở làng: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở/ Đời mất vui khi dã vẹn câu thề”. Còn Xuân Diệu thì reo vui, thích chí khi bắt gặp cái đẹp buồn của rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (Đây màu thu tới” ). ở Đêm xuân sầu, mở ra một không gian vũ trụ thê lơng ảm đạm với những hình ảnh trời vắng, cỏ cây rên xào xạc, bóng đêm hốt hoảng, gió lạnh, trăng sầu, sao héo. Tất cả đều tấu lên giai điệu của đêm xuân sầu muộn, khiến cho không khí trở nên ngột ngạt, cô đặc lại bởi cái quạnh

vắng của đất trời, cái lạnh lẽo của gió, cái sầu héo của trăng sao, cái hoảng hốt của bóng đêm và trên hết không gian đã bị dồn nén, co cụm lại trong nỗi sầu héo của con ngời. Mặc dù vậy, ấn tợng để lại ở Điêu tàn đối với ngời đọc vẫn là một không gian vũ trụ lung linh rực rỡ, miên man trăng sáng, thứ ánh sáng gần gũi với ánh sáng Khải huyền trong thánh kinh. Vũ trụ trong thơ Hàn Mặc Tử cũng đợc kết tinh bởi nguồn sáng bất tận, chảy láng lai từ vần thơ này đến vần thơ khác: “Gió lùa ánh sáng vô trong bãi/ Trăng ngập đầy sông chảy láng lai”. Không gian giăng mắc bởi ánh trăng đậm đặc: “Không gian đậm đặc toàn trăng cả/ Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”. Đó là ánh sáng lung linh, huyền diệu, siêu thoát gần gũi với ánh sáng huyền hoặc rọi suốt từ Mặc khải đến Khải huyền trong kinh thánh. Nhng đây cũng là thứ ánh sáng quái dị, bệnh lý dày vò đau đáu thể xác, tâm linh nhà thơ: “Gió rít tầng cao, trăng ngã ngửa/ Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/ Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”. ánh sáng vầng trăng lúc này mang nặng nỗi đau th- ơng quằn quại: “Xác ta sẻ hút bao nguồn trăng loạn/ Ngấm vào trong cơ thể những hơng thơm và Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên/ Nhảy ùm” “

xuống giếng vớt xác trăng lên .” Chính vì thế, vũ trụ trong thơ Hàn Mặc Tử mang nặng nỗi “khắc khoải, thơng tâm” của một cái tôi vật vã, chìm lịm trong đau thơng cuộc đời. Một bóng mây trôi dới dòng sông qua cái nhìn của chàng đã trở nên tang thơng khủng khiếp: “Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng/ Trôi thây về xa tận cõi vô biên .” Còn với Chế Lan Viên vũ trụ là cõi trời mơ, là niềm khát khao hớng vọng của hồn thơ nên hầu nh đó là một thế giới rực rỡ, huyền diệu và đắm say.

Qua phân tích không gian nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên ta có thể hiểu thêm quan niệm nghệ thuật về con ngời của tác giả Điêu tàn. Con ngời trong cảm nhận của nhà thơ luôn mang nỗi cô đơn, chán chờng, bế tắc, muốn thoát khỏi cái bóng của hiện thực buồn sầu nhng dù có trú ẩn vào cõi siêu hình tha ma hay thoát lên trăng sao thì nỗi cô đơn, khối u sầu vẫn đeo đẳng con ngời

nh là định mệnh, là thuộc tính cố hữu vậy. Cũng qua việc phân tích không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên giai đoạn này phần nào làm sáng tỏ hơn chân dung một hồn thơ “kinh dị”, “lạ lùng”, một t duy thơ siêu hình, kỳ bí.

Chơng 3

Hình thức biểu tợng hóa trong thơ chế lan viên trớc cách mạng

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 72 - 78)