Nội cảm hóa không gian ngoại giớ

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 52 - 57)

Điêu tàn là sự thể hiện của một cái tôi sầu đau. Nỗi buồn sầu nhiều lúc cũng rất vu vơ, không xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể nào cả. Chỉ biết rằng nỗi sầu đau nh một căn bệnh cố hữu, từ trong bản chất cái tôi thi sĩ chảy tràn ra các dòng thơ, lan tỏa, thấm sâu vào cảnh vật và lòng ngời. Nhìn vào đâu thi nhân cũng thấy cái tàn tạ, điêu linh, chán nản đang giăng mắc bao phủ khắp không gian. Vì thế, không gian trong Điêu tàn là thế giới của tâm trạng, nỗi niềm. Nó đợc cảm nhận từ thế giới nội tâm của thi nhân, đợc nhìn từ cái nhìn bên trong của ngời nghệ sĩ. Nói cách khác đó là quy trình nội cảm hóa không gian ngoại giới.

Điêu tàn, từ cảnh vật thiên nhiên, cỏ cây hoa lá đến vũ trụ trăng sao, từ bãi tha ma đến cõi H Vô đều đợc soi chiếu bởi cái tôi cô đơn sầu não. Trong cảm nhận chủ quan của Chế Lan Viên, không gian dờng nh cũng vận động, dịch chuyển: “Không gian kia còn lúc chuyển thiên đi”, nó không chịu đứng yên một chỗ, nó cũng quay cuồng điên đảo cùng với cái đảo điên của nhà thơ: “Không gian thẳm phớt vàng nh ngọc biếc/ Đá thành mây trôi ngập giải Ngân hà (Một đêm sầu),” một sự cảm nhận đầy thi vị về không gian. Trong t duy siêu hình của Chế một ngày kia vũ trụ cũng trở nên h linh, tiêu điều: Ngày mai đây

muôn loài rồi tan rã/ Vũ trụ kia rồi biến ra H Không (Bóng tối).” Trớc bớc dịch chuyển của không gian lòng ngời luôn thổn thức đau khổ: “Quả đất chuyển dây lòng tôi rung động/ Nỗi sầu t nhuần thấm cõi H vô (Những sợi tơ

lòng). Giữa chủ thể và không gian đã có mối đồng cảm thật đặc biệt, mối đồng cảm đó đợc kết nối bởi sợi dây tình cảm, tâm hồn của thi nhân. Vì thế không gian trong Điêu tàn không còn là một thực thể vô tri vô giác nữa, không còn tồn tại với t cách là ngoại cảnh vô hồn nữa mà nó đã đợc chủ thể hóa, tâm trạng hóa, nhà thơ đã thổi hồn cho ngoại cảnh. ở Đêm xuân sầu khung cảnh mùa xuân không còn mang vẻ tơi non phơi phới của hơng thơm sắc thắm, trăm hoa đua nở nh lẻ thờng của tự nhiên nữa mà vũ trụ trong đêm xuân cũng trở nên dị thờng qua cái nhìn đầy tâm trạng của thi nhân: “Trời xuân vắng. Cỏ cây rên

xào xạc/ Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi/ Gió xuân lạnh ngàn sâu thôi ca hát/ Trăng xuân sầu sao héo cũng thôi cời . ” Thiên nhiên, đất trời ở đây không còn là những thực thể khách quan tồn tại bên ngoài nhà thơ mà đã đợc nội cảm hóa mang dáng dấp tâm sự, nỗi lòng của chủ thể trữ tình. Đây hoàn toàn là thế giới của tâm cảnh. Nỗi buồn bã âu sầu, héo hon, lạnh lẽo bị dồn nén từ thẳm sâu trong cõi lòng nhà thơ nay bỗng vọt trào thành dòng chảy cảm xúc, tâm t lan tỏa, nhuần thấm vào cảnh vật , vũ trụ khiến cho trời vắng, gió lạnh, trăng sầu, sao héo, cỏ cây rên lên xào xạc… Tất cả cùng họa điệu với nhau để tạo nên một thế giới thê lơng ảm đạm, héo hon sầu úa khác với không khí thơ mộng, tơi vui, trong trẻo, xinh đẹp ở Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử. Trong

Chuỗi đêm sầu, Một đêm sầu từ không gian trần thế đến không gian vũ trụ đều thấm đẫm sầu đau của lòng ngời. Nỗi buồn da diết, não nùng nh những làn sóng dồn dập, xô đẩy tuôn trào, dâng ngập cả không gian:

Trăng treo lặng đầu cành tre ủ rũ Gió phì phào thoi thóp thở trong cây Cả đồi vắng đêm nay sầu ủ rũ

Tháp Điêu tàn than thở suốt canh chầy.

(Một đêm sầu)

Trăng không mờ không tỏ mà trăng treo ủ rũ, gió không xào xạc mơn man, vi vu trong cành lá mà gió phì phào, thoi thóp. Đồi không im lìm trong bóng đêm mà đồi sầu ủ rũ, tháp không sừng sững, đứng yên mà tháp than thở triền miên. Cảnh vật thiên nhiên đã đợc ảo hóa qua cái nhìn, cái nghe chan chứa nỗi niềm sầu t, u uất của thi nhân. Ngoại giới ở Điêu tàn không hiện tồn theo lẽ tự nhiên mà nó đã mang sắc thái tâm trạng con ngời. Ngoại cảnh nhiều lúc chỉ là cái cớ, là phông nền để con ngời bày tỏ, trang trải nỗi lòng: “Gạch Tháp đã rụng dần theo sao lạnh/ Đồi cỏ xanh rùng rợn, sóng sầu lan (Một đêm sầu)” . Thiên nhiên ở đây không còn là một khách thể tồn tại độc lập, sinh động, hồn nhiên bên cạnh chủ thể nhà thơ mà đã đợc tâm trạng hóa, chủ thể hóa, nó trở

nên u t, sầu muộn, cỏ cũng xanh nhng không phải là màu xanh non, tơi tắn, êm đềm của Sóng cỏ xanh tơi gợn tới trời mà xanh một màu rùng rợn, khủng khiếp. Đó là sắc màu tâm lí, tâm trạng. Còn trong Đợi ngời Chiêm nữ lại mở ra hai chiều kích không gian, nỗi chờ đợi ngóng trông và sự thất vọng não nề. Đây là khung cảnh chờ đợi: "Tối hôm nay chị Hằng nghiêm nghị quá/ Dãy cây vàng đợi mộng đứng im hơi/ Không một mối trăng ngà rung động lá/ Không một làn mây bạc vẩn chân trời". Hình ảnh thơ vẽ nên một không gian yên ắng tĩnh lặng đến vô cùng tận, khiến ta có cảm giác nh không một âm thanh, không một tí vẩn nào có thể tồn tại đợc nơi đây. Mọi cảnh vật xung quanh từ vầng trăng nổi tiếng là “lẳng lơ, lơi lả” kia cũng trở nên nghiêm trang đến hàng cây cũng im lìm trong yên lặng, bầu trời cũng trong xanh khác lạ. Tất cả đều nín thở, hồi hộp trong đợi chờ cùng với thi nhân. Ngay cả thành Đồ Bàn cũng không nức nở trong u uất, sầu hận vì nhớ tiếc giống dân Hời nữa mà cũng trầm t trong màn s- ơng mờ huyền ảo:

Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nở Trong sơng mờ huyền ảo, lắng tai nghe Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ

Tan dần trong Im lặng của đồng quê

Cảnh vật nh lắng đọng lại trong cái mênh mông, yên lặng của đồng quê, trong niềm bâng khuâng chờ đợi của thi nhân: “Vài ngôi sao lẻ loi hồi hộp thở/ Một đôi cành tơ liễu nhúng trong trăng!”. Đến đây ta có thể thấy ngoại cảnh đã khoác lên màu của chờ mong, trông đợi, sự vật không còn là nó nữa, ngôi sao cô đơn kia dờng nh cũng mang hơi thở, tâm t của con ngời, nó cũng đồng điệu với nỗi âu lo, hồi hộp, xốn xang đợi chờ của thi nhân. ấn tợng rõ nét nhất mà bài thơ mang lại là một không gian tĩnh tại đến vô ngôn, một không khí thiêng liêng trong đợi chờ.

Điêu tàn cũng là sự thể hiện của một cái tôi đau thơng đang rạn vỡ bên trong, soi mình qua cái tôi đó mọi cảnh vật trần gian đều nhuốm màu điêu linh,

tàn tạ, đáng thơng. Cảnh vật thiên nhiên, từ bầu trời, dòng sông đến cành hoa qua cảm nhận của Chế Lan Viên cũng trở nên khủng khiếp, thê thảm hơn. Dòng

Sông linh trong Điêu tàn không phải là dòng chảy hiền hòa, dịu êm cất dấu bao kỉ niệm yêu thơng, ngọt ngào thuở ấu thơ nh Con sông quê hơng của Tế Hanh nữa, cũng không còn là dòng Tràng giang mải miết chảy giữa cái u tịch, hoang vắng mênh mông của đất trời trong thơ Huy Cận mà đó là dòng trôi quằn quại của máu thắm. Cái nhìn tang tóc của nhà thơ đã phủ lên dòng sông, biến nó thành dòng máu đầy kinh hãi:

Dới trời huyết, tháp Chàm buồn t lự, Khói lam chiều nũng nịu lớt ngàn xanh, Bên đồi loáng ánh tà dơng rực rỡ,

Quằn quại trôi dòng máu thắm sông linh

Máu là gam màu chủ đạo của Sông linh, sự lặp lại 7 lần của máu và huyết đã tạo đợc ấn tợng mạnh mẽ về cái dữ dội, kinh hoàng, tàn khốc của không gian. Lòng ngời không bình yên, êm ả mà luôn mang nỗi chán nản, tuyệt vọng cho nên cảm xúc trong thơ cũng chất chứa bao buồn đau, sầu tủi, thi nhân không thể cảm nhận đợc cái tơi đẹp của cảnh vật, ngợc lại nhìn vào mây ngời chỉ thấy mây sầu, ngắm tháp thấy tháp buồn t lự, nhìn sông chỉ thấy máu trôi, huyết kêu rạo rực. Sông linh không phải là dòng sông chở đầy, chất nặng phù sa trong tự nhiên mà đó là dòng chảy của sầu đau, tang thơng trong cuộc đời. Nó là dòng chảy của tâm linh, tâm tởng nhà thơ: “Thi nhân sầu nhìn theo dòng huyết cuốn/ Tâm hồn trôi theo giải máu bơ vơ/ Ngời vẳng nghe trong thành tim cuồn cuộn/ Máu dân Chàm lôi mạnh đống xơng khô”. Qua cái nhìn ẩn chứa tâm trạng của thi nhân quá khứ đau thơng của dân tộc Chiêm Thành lại ùa về, da diết và não lòng. Một cái nhìn không gian qua lăng kính chủ quan của chủ thể trữ tình. Đây là bút pháp phổ biến trong Điêu tàn.

Nội cảm hóa không gian ngoại giới đợc xem là một dạng thức đặc biệt của không gian tâm linh, kiểu không gian này dù vẫn liên hệ với ngoại giới nh-

ng rất mờ ảo, nhạt nhòa. Kỳ thực đây là mô hình không gian mang tính biểu t- ợng, góp phần chuyển tải những cảm xúc suy t của nhà thơ về vũ trụ nhân sinh đến với ngời đọc. ở bài Biển cả cho đến những khổ cuối biển mới lộ diện với hình ảnh đảo sầu, tiếng sóng, vút gió chơi vơi nhng điệp khúc biển và hóa thân của biển là Ngời lại xuất hiện từ đầu và liên tiếp trong bài thơ. Biển là hình ảnh không gian mang tính biểu trng để nhà thơ suy t về con ngời. Biển vừa tợng trng cho sức sống dạt dào của tuổi trẻ, say sa dâng hiến cho đời vị mặn của muối và những lời ca miên man về cuộc đời:

Ôi, biển thanh niên, vững già vạn tuổi Sáng chẩn trời nguyên vẹn mặt đơn sơ Muối, ngơi rót, say đầu không khí chói Đất ngơi theo, ca những giọng không ngờ

Biển vừa gợi liên tởng đến hình ảnh ngời mẹ. Biển chính là mẹ, luôn mở rộng tấm lòng bao dung độ lợng, dang tay chào đón những ngời con lạc đờng: “Ôi thơng thay những ngời con lạc biển/ Tra bâng khuâng chừng mẹ gọi ngang đầu”. Và trên hết biển là hình ảnh không gian đã đợc nội cảm hóa: “Hy vọng! Nghi ngờ! Điên cuồng! Cảm hứng/ Biển nằm nge thổn thức giữa tâm can”. Biển cũng thổn thức, đau khổ, vui sớng và hạnh phúc nh con ngời, biển là hóa thân của cái tôi thi sĩ. Biển thiên nhiên trở thành biển siêu hình trong suy t của tác giả Điêu tàn.

Nội cảm hóa không gian ngoại giới trong thơ Chế Lan Viên là một mô hình không gian mà ở đó con ngời chìm lịm trong đau thơng, u sầu. Ngoại cảnh hiện lên qua cái nhìn bên trong, cái nhìn ẩn chứa tâm sự nỗi niềm của thi nhân.

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 52 - 57)