Gắn liền với con ngời cá nhân cá thể

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 28 - 31)

Điểm gặp gỡ tạo nên mối lơng duyên giữa tôn giáo và thơ ca là cả hai đều gắn liền với con ngời cá nhân cá thể. Trong tôn giáo nhận thức luôn gắn với từng cá nhân, chẳng hạn đối với Phật giáo, chân lý phải đợc nhận thức bằng thực nghiệm tâm linh, có nhận thức đợc hay không là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Cũng nh vậy rung động thẩm mĩ trong thơ cũng luôn gắn liền với cá nhân nghệ sĩ. Tiếng nói trong thơ bao giờ cũng thuộc về một cái tôi trữ tình. Điều này đã đợc các thi gia đời Đờng ý thức rất rõ “Tác thi, bất khả dĩ vô ngã” ( Làm thơ không thể không có cái tôi). Nếu xã hội Phơng Tây lấy con ngời cá nhân làm trung tâm “nhất là khi có đạo thiên chúa không bao giờ cá nhân bị rẻ rúng” (Hoài Thanh), thì xã hội Phơng Đông lại luôn đề cao và coi trọng ý thức cộng đồng, mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào gia đình, dòng họ, làng xã, quốc gia và thậm chí “phép vua thua lệ làng” là chuyện thờng tình. Vì thế, con ngời cá nhân khó mà tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội, “cái bản sắc cá nhân sẽ chìm đắm trong gia đình, quốc gia nh giọt nớc trong biển cả”, yếu tố cá nhân có thể bị rạn vỡ. Tuy nhiên t tởng tôn giáo và sự tìm tòi tinh thần lại luôn nhấn mạnh đến yếu tố cá nhân cá thể. Bản chất của mọi sáng tạo không bao giờ là mang tính tập thể, mà khởi đầu của nó là thuộc về cá nhân. Ngay cả khi công trình

hay tác phẩm đó là của tập thể thì dấu ấn cá nhân luôn in đậm, có mặt trong từng đờng đi nớc bớc. Bản chất của sáng tạo thơ là gắn liền với cá nhân ngời nghệ sĩ, cho nên dấu ấn cá tính sáng tạo và tài năng luôn in rõ trong từng thi phẩm, đây là con đờng dẫn đến sự hình thành phong cách nhà thơ. Nhờ yếu tố cá nhân cá tính riêng độc đáo ở mỗi phong cách sáng tạo mà các thi nhân có thể tạo đợc vị thế, chỗ đứng, “thơng hiệu” của mình trên văn đàn cũng nh trong lòng ngời đọc. Một trong những đặc trng của văn học trung đại theo giáo s Nguyễn Đăng Mạnh là tính phi ngã, giọng điệu trong thơ là giọng siêu cá thể. Điều này có nghĩa là dấu ấn cá nhân nhà thơ không trực tiếp bộc lộ ở tác phẩm (trừ một vài trờng hợp vợt quy phạm nh Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ). Dù vậy, qua thơ ngời đọc vẫn nhìn thấy chân dung thi nhân, cá tính và phong cách độc đáo của từng cá nhân nhà thơ. Sang đầu thế kỷ XX giao lu văn hóa Đông – Tây đã làm thức tỉnh ý thức con ngời cá nhân Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ, nhất là trong giới văn nghệ sĩ. Theo cách nói của Hoài Thanh là “Ph- ơng Tây đã trao trả hồn ta lại cho ta” [41, 47] và “Phơng Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta” [41, 17]. Chỗ sâu nhất mà Hoài Thanh muốn nói ở đây phải chăng là sự thức tỉnh cái tôi nghệ sĩ đã ngủ quên ngót 1000 năm trong thời trung đại. Hoài Thanh gọi thời Thơ mới là thời đại của chữ tôi. Chính cái tôi bề sâu này vừa là đặc trng của Thơ mới vừa là yếu tố tạo nên sự phong phú đa dạng của phong cách thi sĩ, “Cha bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, ảo não nh Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bính, kỳ dị nh Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn nh Xuân Diệu” [41, 29]. Đối với Thơ mới, dù là hớng nội hay hớng ngoại, ý thức hay vô thức, hiện thực hay siêu thực nhà thơ bao giờ cũng nói tiếng nói của mình với cái tôi cá nhân cá thể. Vì thế cả nền thơ là một cấu tạo đa thanh. Việc sử dụng đại từ nhân xng ngôi thứ nhất cho phép nhà thơ biểu hiện rõ ràng, dứt khoát lập trờng t tởng của chủ thể trữ tình. Câu thơ trở thành lời nói cá thể, có ngữ khí tự. Vì vậy, luôn mang lại quan niệm về một cá nhân con ngời cụ thể, sống động,

một cái tôi có nỗi niềm riêng. Theo Chu Hy trong lời tựa Kinh thi “Thơ là cái d âm của lời nói trong, khi lòng ngời cảm xúc với sự vật mà nó thể hiện ra ngoài”. “Lời nói trong” ở đây chính là tiếng nói từ thẳm sâu trong tâm hồn của chủ thể trữ tình. Phải chăng vì thế mà thơ đợc ví nh bông hoa nảy nở trong lòng thi nhân “Thi yếu tự phát kỳ tâm hoa”, là “nụ cời và nớc mắt, phản ánh cái gì đó đã hoàn thiện từ bên trong” (R.Tagore). Thành phần chủ yếu của thơ theo Quách Mạt Nhợc chính là “Sự biểu hiện của cái tôi” và “Cái tôi trữ tình đã cung cấp cho thơ một sự thống nhất về nội dung và hình thức” (Hêghen).

Vậy cốt lõi của thơ là trữ tình. Mọi biểu hiện của cuộc sống đợc nói đến trong thơ đều gắn với tâm hồn, tình cảm, t tởng của con ngời, đều thông qua cảm nhận chủ quan của nhà thơ, bộc lộ khá đậm nét “ cái tôi ” của ngời cầm bút. Ngay cả giọng điệu trong thơ cũng đợc quy định bởi tâm thế, khoảng cách giữa chủ thể trữ tình và đối tợng trữ tình. Từ những lí giải và ý kiến trên cho thấy vai trò quan trọng của cái tôi cá nhân nhà thơ trong hoạt động sáng tạo cũng nh trong mối tơng quan với hiện thực khách quan. Tác phẩm thi ca là sản phẩm tinh thần của cá nhân ngời nghệ sĩ, cho nên phẩm chất cá tính ngời sáng tạo luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm. Một khi sự sáng tạo về tinh thần không bắt nguồn sâu xa từ phẩm chất tinh thần của cá nhân nhà thơ, từ sự thể nghiệm trờng đời và lí tởng thẩm mĩ của anh ta thì tác phẩm khó mà có sức hấp dẫn nghệ thuật, khó tạo đợc ấn tợng và xúc động đối với ngời đọc. Trong thực tế, sáng tạo thơ ca là sự trở về với chính mình, thành thật với lòng mình, đối diện với bản thân và là “cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại mình” (Hermades), từ đó giải tỏa những cảm xúc dồn nén trớc một hiện tợng nào đó trong thực tế đời sống. Sáng tạo thơ chính là “cuộc hành trình đơn độc lẻ loi của cá nhân ngời nghệ sĩ. Trong giây phút sáng tạo, nhà thơ nh một kẻ tu hành, một ẩn sĩ, cô đơn , tìm kiếm” [21, 111], giây phút đó chỉ có sự tồn tại duy nhất của thế giới nội tâm nhà thơ. Ranh giới giữa bên trong và bên ngoài, thực và mộng trở nên nhạt nhòa, mong manh. Đối với nhà thơ trong giây phút cảm xúc đạt đến thăng hoa, lên hơng cũng đợc xem nh là khoảnh khắc đốn ngộ, siêu thoát

của một kẻ chân tu “Sự tìm kiếm cô đơn gắn liền với những thể nghiệm tâm linh sẽ giúp nhà thơ có đợc những phút giây huyền diệu, khải thị, thăng hoa, nghe đ- ợc những điều không ai nghe, thấy đợc những điều không ai thấy” [21, 112]. Điều này đặc biệt thấy rõ ở kiểu nhà thơ tín đồ, nh Mãn Giác thiền s, Basho, Tagore, Hàn Mặc Tử. Cũng vì thế mà nhiều nhà thơ đời Đờng – Tống nh Nghiêm Vũ đã “mợn đạo thiền so sánh với thơ”, ông cho rằng “đạo thiền ở chỗ diệu ngộ, đạo thơ cũng ở chỗ diệu ngộ”. Theo Nghiêm Vũ thì thơ Đờng sở dĩ hay là vì “giác ngộ thấu triệt”. Trên tinh thần lấy tham thiền để làm thơ, Vơng Sĩ Trinh đời Thanh cũng phát biểu “Nhà thiền nói về ngộ cảnh, nhà thơ nói về hóa cảnh, thi thiền nhất trí, không khác nhau”. Đối với họ căn cốt của thơ không phải là chọn chữ, gieo vần, đặt câu, đối liên mà ở sự thể nghiệm tự nhiên chân tính của mình. Điều này đã đợc Hàn Câu đời Tống chấp bút thành chỉ tiêu, quy tắc cần thiết đối với ngời làm thơ thiền: “Học thơ rất giống học tham thiền/ Đừng chấp vào câu với đối liên/ Thi sĩ khắp nơi đều đợc thế/ Ngàn muôn năm sẽ mãi lu truyền .

Nhìn một cách tổng quát, sáng tác thơ thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo phơng thức “cá thể”. Nói nh Tố Hữu là “Mỗi ngời có cách làm của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chớc ai đợc”. Cũng nh vậy, trong tôn giáo sự giác ngộ, siêu thoát và hiểu biết chân lí tối hậu không bao giờ thuộc về cộng đồng. Nó hoàn toàn mang tính cá nhân cá thể. Chẳng phải Phật dạy rằng trong mỗi chúng sinh đều chứa đựng phật tính. Tuy nhiên để đạt đến cảnh giới giác ngộ của thiền, chân lí nhà Phật là do mỗi cá nhân phải “tự tu, tự ngộ, tự chứng”. Theo cách nói của thiền s Quảng Nghiêm là mỗi ngời phải tự tìm cho mình một con đờng đi riêng để trở thành Phật (Nam nhi tự hữu xung thiên chí/ Hu hớng Nh Lai hành xứ hàn ).

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 28 - 31)