Không gian tâm linh trong Điêu tàn và Thơ không tên

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 52)

Không gian tâm linh đợc xem là một dạng thức tồn tại đặc biệt của không gian nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Mô hình không gian này cũng phong phú, đa chiều kích. Đó là không gian của những cảm xúc, suy t, mộng ảo đối lập với thực tại phủ phàng. ở Điêu tànThơ không tên

không gian tâm linh gắn liền với một kiểu t duy nghệ thuật đặc thù, đó là t duy siêu hình, bí ẩn, gắn liền với dòng cảm xúc hớng nội. Đi liền với không gian này là sự xuất hiện của một cái tôi bề sâu, con ngời ấy đang chìm trong miên man suy tởng, mộng ớc để mong đợc giải thoát tâm hồn và thể xác ra khỏi những giới hạn chật chội của cuộc đời. Lê Lu Oanh cho rằng đó là “một không gian linh thiêng cao cả với tinh thần vơn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cửu để nghiền ngẫm, khắc khoải về sự tồn tại của con ngời trong quy luật của tạo hóa”. Kiểu không gian này đã giúp ngời nghệ sĩ bộc lộ đợc nhu cầu đối thoại trong thẳm sâu ý thức và cảm xúc về những điều “u uất kín nhiệm” trong cõi lòng.

Không gian nghệ thuật ở Điêu tànThơ không tên là không gian tâm linh, “một không gian bên trong, một không gian để suy tởng và một không gian để tìm thấy mình trong tất cả các hợp thành của bản ngã”[23, 63]. Mọi yếu tố ngoại giới từ thiên nhiên đến cuộc sống của con ngời đều đợc nội cảm hóa, thế giới tinh thần là thực tại duy nhất. Về cơ bản đây là không gian của thị giác, cảm giác và thính giác mà nhiều nhất vẫn là sự tham gia của thính giác. Điêu tàn là thế giới của sự lắng nghe những điều tinh tế vi diệu nhất trong cõi sâu tâm linh mình. Tính chất hớng nội, siêu hình, suy t, tởng tợng, kỳ dị, bí ẩn là đặc trng của không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên giai đoạn này. Đó là một cõi miền siêu thực, mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt, ngoại trừ nội tâm nhà thơ là hiện thực duy nhất đang hiện hữu.

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 52)