Bãi tha ma – một không gian đặc biệt

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 65 - 72)

Trong số các nhà Thơ mới mấy ai nh Chế Lan Viên, thoát ly hiện thực, rời bỏ cuộc đời để chạy trốn vào bài tha ma và vũ trụ. Từ đó cái tôi sầu não Điêu tàn luôn đi về giữa hai miền không gian này. Trong số thi sĩ Thơ mới, ngời thì trốn vào cõi mộng, ngời thì đi vào cõi tình, ngời lại thoát lên tiên cũng có ngời chọn cả hai miền vũ trụ và tha ma làm nơi lu trú cho hồn thơ mình, nh là Huy Cận. Cùng trốn vào hai cõi không gian đối lập nhau, nhng giữa Huy Cận và Chế Lan Viên là sự khác biệt của hai phong cách và hai cá tính sáng tạo riêng biệt. Đối với Huy Cận vũ trụ vẫn là miền không gian sở trờng, là nỗi ám ảnh chi phối hồn thơ này, tuy nhiên nếu so với vũ trụ trong thơ Chế Lan Viên thì hình ảnh vũ trụ trong thơ Huy Cận “thê lơng, ảm đạm hơn” rất nhiều. Đó là không gian trùng trùng điệp điệp của tràng giang nối với tràng giang luôn gợi lên cái đìu hiu, cô liêu của kiếp ngời nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng, giữa cái mênh mông, hoang vắng của đất trời (Tràng giang). Thỉnh thoảng cái tôi Huy Cận lại đi lạc vào cõi địa ngục để thăm dò cõi chết, hoặc để tìm cảm giác lạ cho hồn thơ. Có lẽ thế mà địa ngục trong thơ tác giả Lửa thiêng cũng đìu hiu, âm u, lạnh lẽo nh- ng không kinh dị, rùng rợn, đau thơng, điên cuồng, sôi động nh ở Điêu tàn. Trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên giai đoạn này, vũ trụ và bãi tha ma là những không gian đặc thù, phổ biến, vừa là nỗi ám ảnh vừa là nỗi khát khao, mong ớc của hồn thơ ông suốt thời Điêu tàn. ám ảnh về cái chết, về cõi tha ma là nỗi ám ảnh thờng trực trong ông, không những thế nh một đống tro vẫn âm ỉ cháy. Không gian tha ma và những biến tớng của nó đã trở về với những sáng tác của nhà thơ về sau, nhất là giai đoạn cuối đời.

Lớn lên trong thời điểm tăm tối nhất của trang sử Việt Nam, lại ý thức về thân phận của một ngời dân nô lệ, luôn bị ám ảnh bởi những Tháp Chàm – chứng tích của một vơng quốc hng thịnh giờ chỉ là phế tích. Vì thế cuộc sống

này đối với Chế Lan Viên thật buồn chán, vô nghĩa. Nhìn ra xung quanh trong giới trí thức tiểu t sản cũng đều rơi vào tình trạng nh mình, thi nhân lại càng hoang mang hơn, ông chỉ thấy: “…Quả đất là khối sầu vô hạn/ Mà mỗi ngời là một lời ta thán (Đừng quên lãng).” Và thế là nhà thơ quyết định rời bỏ nó, trong một buổi chiều âm u, tù đọng hồn thơ ông đã lạc bớc vào thế giới vạn cô hồn - một miền không gian vô cùng kinh dị và khiếp đảm, đầy âm khí và dàn dụa máu là máu:

Chiều hôm nay bỗng nhiên ta lạc bớc Vào nơi đây thế giới vạn cô hồn Hơi ngời chết tỏa đầy trong gió lớt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non

(Xơng khô)

Nhng lạ lùng thay, cái tôi mang nặng khối sầu nhân gian đó đã tìm thấy ở thế giới này sự đồng điệu từ những oan hồn cùng cảnh ngộ, để cùng thở than,

oán trách cơ trời, an ủi nhau, nhằm xoa dịu bớt đau thơng. Cõi tha ma dày đặc âm khí, âm u, lạnh lẽo nhng không phải là cõi chết tê liệt, đơn điệu mà dờng nh đây là một thế giới sôi động, quay cuồng, điên đảo cùng với cái tôi cuồng loạn Chế Lan Viên.

Thế giới tha ma bị ngự trị bởi bóng đêm. Bóng đêm bao phủ, tràn ngập không gian tha ma, vì thế luôn gợi lên cái tù túng, rợn ngợp, hãi hùng, không khí cũng trở nên đậm đặc co nén lại trong màn đêm huyền bí mà kinh dị, khiến cho không gian chỉ có bề sâu hun hút, càng đi sâu càng thấy rùng mình, nổi hết cả gai ốc. Bóng đêm là năng lợng để cho thế giới này đợc hồi sinh. Chỉ khi bóng đêm lan thấm cõi tha ma mới bừng tỉnh, đây cũng là thời khắc hoạt động của những âm hồn, cô hồn: “Một đêm mờ bóng tối nhẹ nhàng lan/ Ban lặng lẽ linh hồn cho muôn vật (Từ đâut” . Và cũng chỉ cần một tiếng trống cầm canh nơi trần thế vang lên, hay một tiếng gà gáy đêm cũng đã có sức lay động, đánh thức cả cõi tha ma hồi sinh: “Bỗng vội vàng trong bao mồ lạnh lẽo/ Liên miên giăng dới ánh mờ trăng yếu/ Những bóng ngời vùn vụt đuổi bay ra (Tiếng trống).” Thật kỳ lạ, cái

nhộn nhịp, sôi nổi của hồn ma đã làm cho không gian trần thế nh bị đông cứng, tê buốt đi vì sợ hãi: Những cô hồn! không khí lặng nh tờ/ Sao thôi rụng, lá vàng trăng biếng giải/ Giòng Linh giang nớc mờ không giám chảy/ Các cô hồn lặng ngắm cõi H vô/ Rồi đua nhau trở lại trong trăm mồ/ Để kinh khủng trần gian niềm sợ hãi (Tiếng trống)” . Nếu địa ngục trong thơ Huy Cận chỉ đơn giản là cõi chết, là “biển chết dâng thành”, tẻ nhạt và đơn điệu, âm u và tù đọng: “Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí/ Một dáng điệu suốt trăm nghìn thế kỉ (Chết)” thì cõi âm trong thơ Chế Lan Viên lại “rạo rực”, náo nhiệt hơn. Đó là nét đặc thù của không gian tha ma trong thế giới nghệ thuật thơ ông. Trong bóng tối địa phủ, thi nhân chỉ có thể tri nhận không khí sôi động, hoạt bát của cõi âm bằng tất cả độ căng của thính giác:

Ta hãy nghe, trong mồ sâu lạnh lẽo, Tiếng thịt ngời nảy nở tiếng xơng rên, Ta hãy nghe, mơ màng trong cỏ héo Tiếng cô hồn lặng thở khí trời đêm

(Bóng tối)

Điêu tàn thế giới tha ma luôn đợc cảm nhận bởi sự tinh nhạy của thính giác, tác giả đã tận dụng đến mức tối đa sức thẩm thấu của tai để nghe đợc những âm thanh hi hữu, vi diệu nhất, kỳ lạ nhất từ một cõi miền xa xăm, huyền bí nào vọng về, có lẽ vì thế mà thi nhân luôn chú tâm lắng nghe. Nghe cũng là một cách để giao hòa, giao cảm với cuộc đời, thế giới. Nh đã nói ở trên, bãi tha ma trong Điêu tàn không phải là cõi chết. Trong cảm nhận của tác giả dờng nh sự sống vẫn hiện diện nơi đây, tâm hồn thơng đau của thi nhân vẫn tìm thấy ở nơi này niềm đồng cảm, sự đồng điệu từ những linh hồn, oan hồn của dân tộc Chiêm thành. Hơn thế nữa, nh một vị chủ soái chốn âm ty, ngời đã múa may, quay cuồng, lăn lộn, điên đảo trong cõi tha ma sôi động cùng với những đầu lâu, ma quỷ, cô hồn (Xơng vỡ máu trào, Máu xơng, Xơng khô, Tạo lập, Mồ không, Cái sọ ngời, Điệu nhạc điên cuồng), khủng khiếp hơn nữa là thi nhân còn muốn vực dậy sự sống cho những linh hồn vất vởng trong đêm: “Ta sẽ áp

sọ dừa vào ngực nóng/ Truyền những nguồn sinh khí của thân ta/ Và sẽ đắm khối xơng trong bể sóng/ Của nhãn quang, bừng sáng lửa châu sa./ Ta sẽ cắn lỡi ta cho rỏ huyết/ Phun lên nền xơng trắng rợn hơi ma/ Để thức tỉnh bao giác quan tê liệt,/ Sẽ truyền cho sức điện của hồn ta (Xơng vỡ máu trào). Cái tôi u sầu mang nặng khối u sầu trong nhà thơ luôn hiếu động, không thể chịu nỗi cái âm u tịch mịch, cái lạnh lẽo, băng giá, tê buốt, đông cứng trong cõi chết dâng thành cho nên lúc nào ông cũng “cời thét, khóc gào”, quay cuồng lăn lộn,

Khua tiếng sóng, khuấy động, thức tỉnh không gian tha ma, làm cho nó náo động nhộn nhịp hẳn lên, nh một ngời nhạc trởng kỳ quái Chế Lan Viên đã tấu lên Điệu nhạc điên cuồng biến cõi chết thành không gian sống, xua tan đi cái sầu thảm, thê lơng, mịt mùng u tối của tha ma địa phủ. Có thế thì cái tôi cô đơn trong nhà thơ mới đợc an ủi vỗ về, quay cuồng lăn lộn trong tha ma siêu hình cũng để lãng quên đi những hệ lụy của nhân thế:

Để trôi đi ngày tháng nặng u phiền! Để hởng lấy một giờ không tục lụy

( Điệu nhạc điên cuồng ) Cho hồn ta đỡ đợc phút u sầu

( Xơng vỡ máu trào )

Tại sao thi nhân lại có mong muốn làm sống dậy một cõi chết. Bởi vì trong tởng tợng của thi nhân đây chính là bãi tha ma lịch sử, nơi chôn vùi một vơng quốc, nơi mai táng một dân tộc.Thế giới h vô, siêu hình, tởng tợng này là sợi dây vô hình có thể giúp thi nhân giao hòa, đồng điệu với quá khứ tang thơng của Chiêm Thành. Vì lẽ đó thế giới này không thể là cõi chết tê liệt đợc. Mặt khác, vực sự sống cho những oan hồn, ban phát linh hồn cho những bóng ma Hời sờ soạng trong đêm vừa thể hiện niềm hớng vọng, nuối tiếc về quá khứ, vừa là nỗi khát khao mong ớc đợc giao cảm, giao hòa với tiền nhân của thi sĩ. Và trên hết, đó là sự chối bỏ, phủ định một cách quyết liệt thực tại phủ phàng, chán

chờng để chạy trốn vào bãi tha ma siêu hình. Điều này chứng tỏ cái tôi trữ tình Chế Lan Viên là một con ngời cô đơn và đau khổ vô cùng tận.

Cũng nh cõi âm trong thơ Bích Khê, địa ngục trong thơ Huy Cận, bãi tha ma trong thơ Chế Lan Viên là thế giới của âm khí, cô hồn và bóng tối. Tuy nhiên ở ông, không gian tha ma đợc tạo dựng bởi muôn vàn hình ảnh quái đản rùng rợn, những hình ảnh này liên tiếp xuất hiện trong Điêu tàn. Vừa bớc vào thế giới đó ta đã thấy ngay Cái sọ dừa, cảnh Xơng vỡ máu trào, Hồn trôi, Đầu lâu, thịt nát, tủy nồng, não trắng, Xơng khô, Đầu rơi, quỷ không đầu. Đi sâu hơn nữa là cảnh những cô hồn đang lặng ngắm cõi h vô, từng làn sóng quỷ ma đợc tái sinh đang nhảy múa, khóc lóc van lơn. Vào tận cùng của bãi tha ma ta chỉ nghe đợc những âm thanh kì quái, lạ lùng tiếng thịt ngời nảy nở, tiếng xơng khô, tiếng huyết kêu rạo rực. Điêu tàn là thế giới đậm đặc bởi những hình ảnh quái dị, lạ lẫm nh thế. Trong 36 bài của tập thơ có tới 23 bài trực tiếp gợi tả khung cảnh âm giới. Không gian tha ma gần nh bao phủ, giăng mắc khắp Điêu tàn, nó xuyên suốt tập thơ, là không gian chủ đạo, đặc thù trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên giai đọan này. Trong đó máu là hình ảnh đầy ám gợi. Máu đã ám ảnh thi nhân và hiện tồn nh một tín hiệu, biểu trng chứa đầy ngữ nghĩa. Cũng giống nh trong thơ Hàn Mặc Tử, hình ảnh máu ở Điêu tàn có nét gần gũi với biểu tợng máu trong tôn giáo. Theo kinh thánh “Máu là nguyên lí của sự sống… là thành phần h nát của cơ thể. Máu của chúng sinh không vào đ- ợc nớc của đức Chúa Trời nhng vẫn là một môi giới, một phơng tiện, một cách sống, một thẩm mĩ” (Tân ớc, cựu ớc). Đọc Điêu tàn ta thấy máu đã trở thành nỗi ám ảnh chi phối trong cái nhìn về không gian. Với nhà thơ, cành hoa cũng đợc soi chiếu trong mối liên hệ với màu máu: “Hãy bảo ta: cách hoa đào mơn mởn/ Không phải là khối máu của dân Chàm (Xuân về).” Dòng sông qua lăng kính chủ quan của thi nhân cũng nhuốm đầy máu, đó là dòng trôi quằn quại của máu thắm: “Quằn quại trôi dòng máu thắm sông Linh (Sông linh), nhìn màu

Dờng nh máu là nguồn cảm hứng, cảm xúc trôi chảy trong mỗi vần thơ: “Trong thơ ta xơng máu khóc không thôi (Tựa Điêu tàn” ). Máu là hình ảnh hàm chứa nhiều lớp nghĩa. Nếu máu là thành phần tạo nên sự sống cho con ngời, là nguồn sống của con ngời thì đối với thi nhân, máu cũng là mạch nguồn nuôi dỡng hồn thơ ông. Ngay từ bài thơ đầu tiên Cái sọ ngời, máu đã hiện tồn nh là kí hiệu đầy sức ám gợi: “Để những giọt máu đào còn đọng lại/ Theo hồn ta, tôn chảy những vần thơ”. Máu và thơ có mối liên hệ ràng rịt không thể tách rời. Bởi vì, máu còn là biểu tợng của cơn đau sáng tạo: “Và hồn, máu, óc tim, trong suối mực/ Đua nhau trào lên giấy khúc buồn thơng”. Những câu thơ thấm đầy máu đang chảy tràn, rên xiết trên đầu ngọn bút thi nhân, lan thấm cả vào không gian. Rõ ràng máu là nguồn thơ của Chế Lan Viên, điều này đã đợc ông khẳng định nhiều lần: “Một chiều kia máu đào dâng lênh láng/ Theo bút cùn máu thắm nhẹ nhàng tuôn (Nguồn thơ của tôi)” . Song ẩn chìm đằng sau nghĩa hiển ngôn của hình ảnh máu là cảnh tang thơng, điêu linh của quá khứ một dân tộc. Máu luôn gợi nhắc cho thi nhân nhớ về họa diệt vong của vơng quốc Chăm pa, từ đó mà suy t về kiếp ngời ngàn năm đau khổ: Nghìn năm trớc tiếng reo hò vang dậy/ Chốn bình sa máu đỏ chảy mênh mang (Nguồn thơ của tôi)” . Máu là niềm bi hận của dân tộc Chàm: “Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận/ X- ơng Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn”. Máu cũng là nỗi đau thơng của một hồn thơ rớm máu:

Quả tim ta là một khối u sầu

Mạch máu ta là những mối đau thơng (Đừng quên lãng) Mắt bừng nóng tự nhiên trào vụt máu Hầu câm khô tan vỡ dới lời than

(Cõi ta)

Hầu ran nóng lửa hồng bừng cháy mắt Máu nồng tơi lay vỡ cả thành tim

(Điệu nhạc điên cuồng)

Màu còn gợi lên tội ác hủy diệt sự sống, là hình ảnh có sức tố cáo sâu xa:

Loài ngời đến làm chi bên bãi chém Lấy máu đào tô thamứ nét môi tơi (…)

Bày chi ra tấn trò đầy xơng máu Trong pháp trờng u uất khí tanh hôi

(Đầu rơi)

Máu là hình ảnh ám gợi, nhằm thể hiện nỗi đau da diết trong lòng ngời: “Thi nhân sầu nhìn theo dòng huyết cuốn/ Tâm hồn trôi theo giải máu bơ vơ/ Ngời vẳng nghe trong thành tim cuồn cuộn/ Máu dân Chàm lôi mạnh đống x- ơng khô (Sông linh” ). Máu đã đợc tâm trạng hóa, ảo giác hóa thành nỗi đau của con ngời, kiếp ngời. Quả thực thế giới cõi âm trong Điêu tàn thật kinh dị, khiếp đảm mà mỗi lần bớc chân vào đó dờng nh mọi giác quan của ta bị tê liệt hết vì sợ hãi, và càng đi sâu vào thì “cái Buồn, cái Chán, cái Hãi Hùng cùng ùa nhau đến bao bọc lấy” làm cho ta phải “cời cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hê”. Điều này chứng tỏ tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng không gian tha ma. Biệt tài của thi nhân là miêu tả cái siêu thực, h vô, siêu hình nhng lại gợi lên trong lòng ngời nỗi kinh hãi, khiếp sợ. Đó là nhờ vào khả năng tởng tợng sinh động, phong phú và nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ vừa giàu tính khái quát vừa mang tính đặc thù của tác giả Điêu tàn. Để dựng nên một không gian tha ma đặc thù nh thế, thi nhân đã sử dụng những hình ảnh thơ đợc lạ hóa dới một cái nhìn nhuốm màu sắc siêu hình trong t duy thơ. ẩn đằng sau cõi tha ma kinh dị kia là bóng dáng con ngời cô đơn đang đắm chìm trong niềm suy t, miên man trong tởng tợng. Bãi tha ma là sản phẩm của t duy siêu hình, của trí t- ởng tợng phóng túng trong một cái tôi đau thơng vô cùng tận.

Thực chất “Bãi tha ma không phải là hiện thực cuộc sống. Nó là biểu t- ợng tập trung nhất của cái điêu tàn, là hình tợng tổng hợp của cái chết chóc, cái

đau khổ, cái đỗ vỡ và tang thơng mà trong cuộc đời thực con ngời phải chịu đựng. Bãi tha ma chính là một cái nền hoang vắng mà trên đó đã từng là nơi nhự trị của những cái gì đẹp đẽ, huy hoàng” [42,45]. Chế Lan Viên đã chọn nó làm

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 65 - 72)