Sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ trong con ngời nhà thơ

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 41 - 45)

Trong quá trình sáng tạo thơ ca nội cảm của chủ thể trữ tình đợc xem là yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cho bài thơ có đợc sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Sự khác biệt giữa các loại hình thơ ca suy đến cùng là sự khác biệt của kiểu nhà thơ mà rõ nhất là sự khác nhau của dạng thức cái tôi trữ tình trong thơ. Tơng ứng với mỗi loại hình thơ, mỗi bài thơ là một kiểu cái tôi trữ tình nhất định nào đó. Điều này làm nên sự phong phú, đa dạng của cái tôi trữ tình trong thi ca. Cái tôi trữ tình chính là hạt nhân của tác phẩm trữ tình, là trung tâm mọi hoạt động của thế giới nghệ thuật thơ, làm nên tính thống nhất của tác phẩm. Dù không đồng nhất nhng cái tôi trữ tình trong thơ thờng là sự hiện diện của bản thân nhà thơ, nó vừa có sự thống nhất với nhà thơ “văn nh kỳ nhân”, hay “phẩm chất của thơ bắt nguồn từ phẩm chất của ngời” (Lu Hy Tái) vừa là “một hình tợng vợt ra khỏi nhà thơ” (R. Becher). Cái tôi trữ tình là phẩm chất, nội dung, đối tợng của tác phẩm trữ tình.

Trong Điêu tànThơ không tên, cái tôi trữ tình đóng vai trò nh một chủ thể phát ngôn cho những cảm nghĩ, suy t, mộng ớc của nhà thơ trớc cuộc đời. Cái tôi trữ tình trong thơ có nhiều hình thức biểu hiện. Dù phong phú, đa dạng trong cách thức tồn tại nhng bản chất của nó không thay đổi. Điều đó chỉ chứng minh rằng thế giới tâm hồn phong phú của nhà thơ đợc thể hiện dới nhiều góc độ khác nhau. Cái tôi trữ tình luôn là cái cầu giao nối giữa cái tôi nhà thơ với cuộc đời, thể hiện t duy nghệ thuật của nhà thơ. Cái tôi trữ tình Chế Lan Viên là sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ. Nói cách khác thi nhân và tín đồ là những dạng thức đặc biệt của cái tôi trữ tình nhà thơ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình. Trong thế giới nghệ thuật thơ ông giai đoạn này, ẩn sau những hình ảnh thơ “kinh dị”, “lạ lùng” đợc thoát thai bởi một t duy siêu hình là hình bóng con ng- ời cô đơn mang nỗi bi kịch của mình và thời đại, ý thức sâu xa về nỗi đau tinh thần của bản thân. Con ngời đó đang đắm chìm trong suy tởng, mộng ớc và

luôn khao khát hớng tới cái vĩnh hằng tuyệt đối. Trong dáng dấp của một thi sĩ đang hớng vọng về quá khứ tang thơng của một dân tộc, ngời thơ đó đã gom nhặt tất cả những cái rơi rụng, tàn phai để dệt nên những vần thơ ảo não, sầu đau, da diết lòng ngời. Đó là những vần thơ nhuốm một màu đỏ của máu, màu vàng của chết chóc và thấm đẫm vị mặn đắng của nớc mắt. Điêu tànThơ không tên là sự thể hiện cho t tởng này: “Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi/ Trong thơ ta xơng máu khóc không thôi (Tựa Điêu tàn)” . Hay: Lời thơ ta

đầy những điệu sầu bi/ Đầy hơi thịt, ý ma, cùng sắc chết (Tiết trinh)” . Quá khứ đau thơng của nớc non Chàm trở thành nguồn cảm xúc dạt dào tuôn chảy những vần thơ rớm máu trong Điêu tàn: “Một chiều kia máu đào dâng lênh lámg/ Theo bút cùn huyết thắm nhẹ nhàng tuôn/ Đẩy những cảnh u huyền hay xán lạn/ Mà chiều kia ngời thấy ở Điêu tàn (Nguồn thơ của tôi).” Tại sao nhà thơ lại tìm đến một miền thi liệu nh thế. Bởi vì, thi nhân quá đau buồn, cô đơn trong hiện tại mới tìm về quá khứ đau thơng để mong đợc an ủi, sẻ chia, vỗ về. Điều này là hợp với quy luật tình cảm của con ngời. Bằng trí tởng tợng phóng túng thi nhân đã vực dậy từ đống đổ nát, điêu tàn một cõi tha ma mang dáng dấp của sự sống để giao hòa, đồng cảm với tiền nhân. Kỳ thực là thi nhân đang tự đối thoại với lòng mình, đang tâm sự với chính mình. Bởi bãi tha ma là một thế giới siêu thực, h vô đợc sinh ra từ h cấu, tởng tợng, đó là thế giới tồn tại trong tâm linh thi sĩ. Tìm đến quá khứ buồn đau, để triền miên trong u hoài, buồn bã: “Bên tháp vắng còn ngời thi sĩ hỡi,/ Sao không lên tiếng hát đi ngơi ơi?/ buồn bã, âu sầu trong đêm tối,/ Ngơi vẫn nằm há miệng đớp sao rơi.? (Đêm xuân sầu). Hình ảnh ngời thi sĩ héo sầu bên tháp vắng, chìm lịm trong khổ đau, miên man với bóng tối đêm dài là hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ. Một cái tôi cô đơn, sầu não, da diết, đau thơng. Cái tôi đó xuất hiện dới hình dáng một thi nhân ý thức rất rõ về bản thân, trong cơn đau sáng tạo nó đã dốc hết nỗi đau trong lòng mình lên từng trang thơ, thành những khúc buồn thơng xúc động lòng ngời: “Và hồn, máu, óc tim trong suối mực/ Đua nhau trào lên giấy khúc

buồn thơng (Tiết trinh), ” khiến cho những vần thơ thoát thai từ cái tôi kinh dị cũng trở nên rùng rợn, thê lơng, ảm đạm hơn: “Nền giấy trắng nh xơng trong bãi chém/ Bỗng run lên kinh hãi dới tay điên/ Tiếng bút đa rợn mình nh tiếng kiếm,/ Nạo những thành sọ trắng của ma thiêng (Tiết trinh)” . Cái tôi thi nhân là một cái tôi chìm lịm trong đau thơng sầu não, ngay từ khúc dạo đầu của Điêu tàn, nó đã muốn nuốt cả khối xơng khô, say sa uống huyết trong sọ dừa, lang thang trong cõi chết chỉ để thấy cảnh Đầu rơi, Xơng vỡ máu trào và để nghe tiếng than khóc của ma hời, tiếng gào thét của quỷ không đầu… Cứ thế thi nhân đã trôi đi trong điêu linh, tàn tạ, tang thơng: “Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy/ Ta sẽ nhai thịt nát với xơng khô/ Lấy hơi ma nuôi sống tấm hồn mơ/ Luyện âm khí chuyển rung bao mạch máu (Máu xơng). Tồi tệ hơn nữa cái tôi thi sĩ đã rơi vào trạng thái mê man, điên cuồng trong đau thơng tuyệt vọng, hãy xem nhà thơ khẩn khoản van lơn chiếc xơng khô:

Hãy về đây! Về bên ta mi hỡi!

Đem cho ta những phút rởn kinh hồn Những phút mộng điên cuồng mơ dữ dội!

(Xơng khô)

Dờng nh Chế Lan Viên đã tâm niệm ý tởng của Musset khi viết nên những vần thơ đau thơng nh thế này. Musset cho là “không có gì làm cho ta cao quý hơn là một nỗi đau thơng lớn”. Phải chăng vì thế mà thi nhân đã dồn nén bao đau thơng trong lòng mình thành một tập thơ đầy kinh dị và lạ lùng nh

Điêu tàn. Quả là, “Đau thơng ở đây đã lên đến tột cùng để trở thành thú vui h- ởng thụ, đợc bộc lộ nh một thứ khoái cảm vật chất” [4, 37]. Miên man trong giấc mộng điên cuồng, chìm đắm trong một thế giới đầy máu xơng. Cái tôi thi sĩ thực chất đã rơi vào trạng thái đau thơng vô cùng tận. Nỗi đau đó đợc cất lên từ cõi lòng tan nát, vỡ vụn của thi nhân: “Và rót mau trong hồn ta tê liệt/

Những nguồn mơ rồ dại, hỡi yêu tinh/… Để máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ/ Để trôi đi ngày tháng nặng u phiền (Điệu nhạc điên cuồng).” Đó là suy t của một

hồn thơ bế tắc, siêu hình. Thi nhân cho rằng vũ trụ sẽ hóa ra h không, muôn loài rồi tan rã kể cả khối yêu đơng ôm ấp ở trong hồn. T duy siêu hình thi sĩ đã lớn lên trong bối cảnh đất nớc đang rên xiết dới gót dày thực dân, không khí ngột ngạt oi bức của những cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng bố của Pháp, những tháp Chàm điêu linh, đổ nát ngày ngày đập vào mắt chàng thi sĩ đa sầu nhạy cảm. Tất cả cùng cộng hởng với nhau làm nên một cái tôi đau thơng, sầu não vào loại bậc nhất trong phong trào Thơ mới. Cũng có lúc cái tôi siêu hình đó đã thoát ra khỏi tổ kén của mình để lớt qua cuộc đời bằng đôi mắt hiện thực, đó là lúc nhà thơ cảm nhận lối sống của một số thanh niên đang rơi vào vực thẳm của cuộc đời: “Những linh hồn cứ theo nhau sa ngã/ Trong tanh hôi ô trọc của dơ bùn (Trứng thằn lằn)” . Cái tôi thi nhân vừa chìm lịm trong đau thơng tuyệt vọng vừa vùng vẫy cố thoát ra khỏi đau thơng của cuộc đời. Vì thế ở Điêu tàn, ta còn gặp một cái tôi khát khao tự do, mong ớc hớng tới cái vĩnh hằng tuyệt đối.

Cái tôi trữ tình Điêu tàn còn hóa thân vào một tín đồ đang hớng tới đức Phật linh thiêng. Nếu trong cuộc đời Phan Ngọc Hoan không là tín đồ của một tôn giáo nào thì ở trong thơ ta lại bắt gặp một Phật tử Chế Lan Viên ngoan đạo, rất thành tâm, tha thiết, đang quỳ lạy trớc phật đài với một tấm lòng thành kính, tin tởng tuyệt đối vào phép màu nhiệm của Nh Lai:

Nh Lai ơi! Con góp hết lòng tin Xin quỳ đây nô lệ trớc chân thiêng

(Sôi nổi)

Chế Lan Viên nguyện làm nô lệ của Phật, khát khao đợc dâng hiến, đem hết lòng tin, tấm chân tình lên tế lễ đấng linh thiêng. Trong khoảnh khắc này cái tôi thi nhân đang lẫn khuất dới bóng dáng một đức tin đang nghiêng mình kính cẩn trớc chân thiêng phật đài. Hớng vọng về Nh Lai nh một đức tin sùng đạo nhng với thi nhân tìm đến cõi phật cũng không ngoài mục đích đợc giải thoát khỏi bể khổ trầm luân của cuộc đời: “Rất nhiệm màu, ôi Đấng Cả Mâu Ni!/

Xin từng thác từng nguồn mau rộng mở/ Lòng thơng cao xuống lòng con đau khổ (Say ).” Phật tử Chế Lan Viên đang chân thành khẩn cầu lòng khoan dung độ lợng, từ bi hỉ xả của Đức Nh Lai hãy đoái thơng đứa con lạc loài của Ngời đang đau khổ rên xiết dới cõi nhân gian. Không chỉ thành tâm cầu nguyện nh một tín đồ ngoan đạo, Phật tử – nhà thơ Chế Lan Viên còn tìm đến Phật để giải bày, mong tìm đợc niềm cảm thông, sẻ chia từ Ngời: Giã từ lâu mời tám tuổi tơ non/ Tình ái chết và hồn con băng giá/ Chán ngán hết rồi khinh khi tất cả

(Sôi nổi). Không phải là lời sám hối trớc phật mà đứa con của Phật đang chia sẻ nỗi bất hạnh của mình với Ngời. Không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời, đau khổ trong tình yêu, chán ngán sự đời đứa con của Phật lại quay trở về với Phật mong đợc sự yêu thơng, che chở trong vòng tay nhân ái của Ngời:

Hãy nắm lấy tay con, hãy ôm con vào ngực, Hãy để trong lòng cao, lòng thơ con thổn thức

(Sôi nổi)

Tuy cõi niết bàn, Đức Phật chỉ là một thế giới siêu hình, mộng ảo nhng thi nhân đã đặt hết niềm tin và hy vọng vào đó, chỉ mong thoát khỏi kiếp nhân sinh khổ đau. Thoát ly vào tôn giáo là một đặc điểm của cái tôi trữ tình Chế Lan Viên giai đoạn này. Dù lối thoát ấy chỉ mang lại “hạnh phúc h ảo” cho con ngời nhng đó là con đờng cứu rỗi linh hồn thi nhân không “sa ngã” vào “tanh hôi”, “dơ bùn” của cuộc đời. Xem chừng lối thoát vào tôn giáo của cái tôi Chế Lan Viên vẫn còn mực thớc và trong sáng hơn lối thoát tiêu cực, tự hủy hoại mình của một số thi sĩ lúc bấy giờ.

Nh vậy, con đờng đi về với Phật của tín đồ Chế Lan Viên là xuất phát từ nhu cầu đợc giải thoát của cái tôi thi sĩ. Cõi Phật là lối thoát tâm linh, tinh thần của cái tôi đau thơng, tuyệt vọng. Dù hiện tồn dới nhiều dạng thức khác nhau nhng luôn có sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ trong cái tôi trữ tình Chế Lan Viên – một cái tôi đau thơng, sầu não, luôn khao khát hớng tới cõi vô cùng.

Một phần của tài liệu Sự gặp gỡ giữa tôn giáo và thơ ca trong tư duy thơ chế lan viên trước cách mạng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w