Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 34)

7 Cấu trúc của luận văn

1.2.8Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

1.2.8.1. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

* Trước tiên chúng ta xem xét khái niệm phát triển: Theo triết học Mác Lê nin, phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật hiện tượng. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp” [33, 268]. Hay nói cách khác, phát triển là quá trình vận động làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Phát triển là xu hướng của thế giới vật chất, trong xã hội luôn tồn tại xu hướng phát triển; Phát triển của sự vật, hiện tượng, phát triển của mỗi cá nhân, của hoạt động, phát triển của cộng đồng, của xã hội… Tuy nhiên sự phát triển của mỗi con người, của mỗi xã hội nhanh hạy chậm còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn xã hội phát triển cần phải phát triển nguồn nhân lực, muốn phát triển giáo dục đào tạo thì một trong những yếu tố quan trọng đó là phải phát triển đội ngũ giáo viên, vì giáo viên là người quyết định chất lượng của quá trình giáo dục và đào tạo.

Từ những quan niệm nêu trên, ta có thể hiểu phát triển là quá trình tăng trưởng về số lượng và biến đổi về chất của một sự vật, một hiện tượng đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, phải tiếp tục nâng cao để đạt mục tiêu nào đó. Dùng khái niệm “Nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ” là nhấn mạnh đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ hoặc phải tiếp tục nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

* Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải tạo sự biến đổi về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, cần thiết để tham gia có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo các định hướng sau:

- Phát triển nguồn nhân lực với quy mô cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phải hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của cả nước, với từng ngành, từng vùng, từng đơn vị trong từng giai đoạn.

- Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả các khía cạnh thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế tri thức, chủ động hội nhập quốc tế.

- Thực hiện đồng bộ quá trình tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, sử dụng đãi ngộ nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực, phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của yếu tố con người.

- Xây dựng nguồn nhân lực có lập trường kiên định về tư tưởng chính trị, vững vàng, có lòng tự hào tâm huyết trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, có trí tuệ và khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới để vận dụng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.8.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là quan điểm làm phát triển đội ngũ, là làm sao để có đủ lực lượng về số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục nói riêng. Nó được biểu hiện đồng thời hai mặt: Số lượng và cơ cấu đội ngũ (CBQL chuyên môn, người dạy, nhân viên trong cơ quan quản lý

giáo dục và trong cơ sở giáo dục) thích hợp.

Khi xem xét, phân tích đội ngũ giáo viên, ta cần xem xét các yếu tố liên quan đến phát triển về số lượng, về chất lượng và cơ cấu như: Tuyển chọn bổ sung đủ số lượng đáp ứng quy mô, cơ cấu, tính chất ngành nghề đào tạo, bố trí sắp xếp, sử dụng một cách hợp lý, kiểm tra, đánh giá để sử dụng có hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực hoạt động giảng dạy và tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ giáo viên.

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là việc tạo ra hiệu quả của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức đội ngũ gắn với việc không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng của đội ngũ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là góp phần tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm nhận thực hiện các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường một cách toàn diện và có chất lượng.

Xây dựng đội ngũ giáo viên một mặt có ý nghĩa là củng cố, kiện toàn đội ngũ hiện có, mặt khác còn phải định hướng cho việc phát triển về số lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho đội ngũ ấy trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Nghiên cứu về nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Các quốc gia đều đặt đội ngũ giáo viên vào một vị trí ưu tiên trong cải cách và phát triển giáo dục; các biện pháp để xây dựng đội ngũ giáo viên có khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước nhưng tựu chung lại đều tập trung vào các vấn đề:

- Có quy hoạch và định hướng kế hoạch rõ ràng để xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và luôn luôn mới về chất lượng.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ngay từ đầu, thực hiện việc tuyển dụng khách quan, chặt chẽ để sàng lọc được một đội ngũ có chất lượng.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng chuẩn để luôn luôn đổi mới đội ngũ.

- Thực hiện các chính sách tổng hợp để thu hút nhân tài, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và có cống hiến xứng đáng với sự tôn vinh mà xã hội đã dành cho họ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là góp phần tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm nhận thực hiện các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường một cách toàn diện và có chất lượng. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên một mặt có ý nghĩa là củng cố, kiện toàn đội ngũ hiện có, mặt khác còn phải định hướng cho việc phát triển về số lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 34)