Thực trạng về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 91)

7 Cấu trúc của luận văn

2.2.7Thực trạng về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự phát triển GD&ĐT, cùng với cả nước trong những năm qua huyện Thanh Miện đã có nhiều biện pháp để xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên.

2.2.7.1. Các giải pháp để nâng cao nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ giáo vên nói chung, GVTH nói riêng

Từ sau nghị quyết TW 4 (khoá VII), đặc biệt là từ khi thực hiện nghị quyết TW2 (khoá VIII) đặc biệt là Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn bằng những chính sách cụ thể: miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm, lương giáo viên được xếp vào ngạch bậc cao nhất của hành chính sự nghiệp, thực hiện phụ cấp đứng lớp cho giáo viên, có nhiều hình thức tôn vinh nghề dạy học. Những chính sách, giải pháp đó đã thu hút sự quan tâm của xã hội. Nhận thức của xã hội cũng như bản thân đội ngũ về vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong phát triển sự nghiệp giáo dục nhờ đó cũng được nâng cao.

Ngành giáo dục Thanh Miện thực hiện nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên chủ yếu thông qua tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước vào các chương trình, kế hoạch hành động, vào các cơ chế, chính sách cụ thể của từng địa phương; đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đó. Tổ chức các hoạt động để tôn vinh nghề dạy học: Hoạt động kỉ niệm, hội thảo phối hợp đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến dạy. Tổ chức xét, đề nghị trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục - đạo tạo kịp thời, trang trọng;

tham mưu thành công, củng cố và phối hợp hoạt động các Hội Cựu giáo chức các cấp; tôn vinh các nhà giáo giỏi, nhà giáo có thành tích… Các hoạt động và biện pháp đó đã thực sự góp phần tạo cho vị thế của nghề dạy học trong huyện, vị thế của nhà giáo và vị thế của GD&ĐT huyện được nâng lên rõ rệt.

2.2.7.2. Các giải pháp để phát triển, ổn định số lượng và điều chỉnh cơ cấu đội ngũ GVTH

* Trong giai đoạn từ 1986-1992 do tác động của khủng hoảng kinh tế, đời sống khó khăn, lương và thu nhập thấp, học sinh bỏ học, giáo viên bỏ việc nhiều. Đây là giai đoạn khó khăn và xuống cấp của ngành giáo dục. Các trường cấp 1 được sát nhập với cấp 2 để thành lập trường phổ thông cơ sở. Giai đoạn này các biện pháp phát triển số lượng đội ngũ hầu như không được quan tâm.

* Giai đoạn từ 1993-2000 tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân cũng như đội ngũ đi vào ổn định và phát triển, quy mô học sinh, trường lớp tăng, số lượng giáo viên tiến dần đến khủng hoảng thiếu nghiêm trọng. Từng năm thiếu hàng trăm giáo viên ở mỗi cấp bậc học. Số lượng giáo viên tốt nghiệp THSP 12+2 vào những năm 1995, 1996 khá đông (mỗi năm từ 80-100 người trong huyện) song cũng không giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên. Một số biện pháp phát triển số lượng giáo viên trong giai đoạn này chủ yếu là áp dụng tình thế:

- Cho một số giáo viên vỡ lòng (nay là Mầm non) học tập các lớp Trung hoạc hoàn chỉnh ngắn hạn sau đó đưa vào giảng dạy ở các trường Tiểu học.

- Điều chuyển một số giáo viên có trình độ 9+3 từ cấp THCS xuống giảng dạy ở Tiểu học.

Những biện pháp này giải quyết được bài toán về số lượng song cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính ổn định của đội ngũ.

* Giai đoạn từ 2000 đến nay do hiệu lực của công tác kế hoạch hoá gia đình số lớp và học sinh của tiểu học giảm mạnh dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa trong đội ngũ giáo viên tiểu học. Nếu như những năm trước hàng năm thiếu hàng trăm giáo viên thì tới những năm 2005 xuất hiện tình trạng thừa giáo viên.

Trước tình hình đó huyện thực hiện các biện pháp ổn định số lượng và điều chỉnh về cơ cấu đội ngũ:

- Điều chuyển, tăng cường từ nơi thừa đến nơi thiếu.

- Chuyển một số giáo viên có năng lực yếu sang làm công việc khác thích hợp hơn với khả năng.

- Vận động giáo viên có năng lực yếu sang làm công việc khác thích hợp hơn với khả năng.

- Vận động giáo viên tuổi cao, chưa đạt chuẩn, chuyên môn hạn chế nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị quyết 16 và 09, Nghị định 132/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.

- Hợp đồng với giáo sinh đã tốt nghiệp CĐSP tiểu học, ĐHSP tiểu học chính qui chưa được bố trí công tác.

Những biện pháp phát triển và ổn định về số lượng đó đã góp phần tạo cho đội ngũ giáo viên Tiểu học của huyện dần đi tới cân đối, hợp lý hơn trong cơ cấu. Đặc biệt trong hai năm 2004, 2005 huyện đã giải quyết cho 125 giáo viên Tiểu học thuộc diện tuổi cao, sức khoẻ hạn chế, chưa đạt chuẩn đào tạo và năng lực nghề nghiệp hạn chế nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị quyết 16 của Chính phủ và trong các năm 2008, 2009, 2010 đã đề nghị giải quyết cho 46 giáo viên Tiểu học dưới chuẩn, sức khỏa yếu nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngày theo Nghị định 132/NĐ-CP. Kết quả này đã làm cho đội ngũ giáo viên

Tiểu học hạn chế tình trạng khủng hoảng thừa đồng thời cũng góp phần cho đội ngũ đạt chuẩn hơn về chất lượng.

2.2.7.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH:

Giai đoạn từ 1986-1992 do đời sống khó khăn, ngoài việc giảng dạy giáo viên phải tìm thêm công việc để kiếm sống, động lực nâng cao trình độ chuyên môn không có. Bên cạnh đó điều kiện kinh phí của ngành khó khăn, các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ được triển khai ít và chưa thường xuyên. Chỉ có những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chính trị hoặc quản lý giáo dục, các lớp bồi dưỡng hè, một số lớp hoàn chỉnh hệ Trung cấp cho các đối tượng trước đây được đào tạo cấp tốc hoặc các hệ đào tạo 7+3; 7+2.

Giai đoạn từ 1992-1996 việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng tại chỗ được tổ chức có chất lượng hơn, bắt đầu có những lớp nâng chuẩn giáo viên nhưng số lượng còn ít.

Từ năm 1996 cùng với điều kiện kinh tế được cải thiện, sự phát triển của “xã hội bằng cấp”, nhu cầu đi học để nâng cao trình độ, nâng chuẩn của giáo viên tăng nhanh. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, huyện đã thực hiện một số biện pháp để nâng chất lượng đội ngũ:

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kỳ 1992-1996; 1996-2000; 2003-2007, đã hoàn thành cả chu kỳ 1, chu kỳ 2 và chu kỳ 3.

- Tiến hành các lớp đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Cứ đi học đào tạo chính quy, cử đi học tại chức, phối hợp để mở lớp tại chức và các lớp học theo hình thức đào tạo từ xa. Năm 2006 có 61,8% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn thì tới năm 2010 đã có 100% đạt chuẩn và 85,8% trên chuẩn.

- Tổ chức thường xuyên các chuyên đề, hội thảo cấp huyện cấp cụm trường để giúp giáo viên dạy tốt các môn, lớp và bài dạy. Tổ chức bồi

dưỡng định kỳ trong thời gian trước mỗi năm học mới phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm từng năm học. Khuyến khích các hình thức hội giảng, giao lưu chuyên môn trong cụm, ngoài huyện và ngoài tỉnh. Tổ chức làm và tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học. Chỉ đạo khá tốt các trường Tiểu học duy trì có hiệu quả nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường tập trung vào tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động nảy sinh trong thực tế, giảng dạy giáo dục học sinh đặc biệt là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Tổ chức thường xuyên theo định kỳ và đổi mới các hội nghị giáo viên giỏi từ trường, phòng, sở để khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp và kiểm định hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

- Đẩy mạnh phong trào rèn chữ, sửa ngọng trong giáo viên tiểu học. - Khuyến khích việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong bậc học. Quy định bắt buộc giáo viên phải có sáng kiến được đánh giá là có giá trị mới được công nhận các danh hiệu thi đua.

- Hàng năm, chỉ đạo các nhà trường đánh giá xếp loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ và đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung ứng nhiều tài liệu tham khảo và khuyến khích giáo viên xây dựng thư viện điện tử, các tủ sách, giá sách cá nhân. Cung ứng kịp đồ dùng dạy học và tích cực trang bị các phương tiện kĩ thuật dạy học: Ti vi, đầu, băng hình… cho các nhà trường Tiểu học.

Những cố gắng, sự kiên trì trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường các điều kiện dạy và học những năm qua đã giúp cho đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện được nâng nên về tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn, năng lực nghề nghiệp trong đó đặc biệt là kiến thức và kỹ năng sư phạm có bước tiến bộ rõ góp phần quan trọng để nâng dần chất lượng giáo dục của bậc học.

Bên cạnh việc triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành đối với giáo viên: Xếp lương giáo viên theo ngach, bậc, phụ cấp lương cho giáo viên đứng lớp, thực hiện chế độ nâng bậc lương, thực hiện chuyển đổi theo lương mới, thực hiện các định mức lao động đối với giáo viên… Phòng giáo dục - Đào tạo Thanh Miện đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với các ngành đoàn thể và chỉ đạo các trường tham mưu với các cấp ở địa phương một số chủ trương, chính sách của địa phương:

- Có nhiều hình thức thưởng thích đáng cho giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích trong giảng dạy, bồi dưỡng: Thưởng bằng ngân sách Nhà nước, thưởng bằng quỹ khuyến học, nâng lương trước thời hạn.

- Hàng năm tạo điều kiện cho giáo viên được nghỉ điều dưỡng, đi tham quan học hỏi, tham quan du lịch.

- Những chế độ chính sách đã ban hành tuy chưa nhiều nhưng bước đầu đã có tác động tích cực trong việc động viên, khích lệ giáo viên an tâm công tác góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động liên quan.

2.2.7.5. Các giải pháp về thực hiện chế định Nhà nước

Việc thực hiện các chế định Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động quản lý từ cấp tỉnh, huyện đến các cơ sở giáo dục. Những biện pháp đã thực hiện trong những năm qua gồm có:

- Triển khai có hệ thống, chặt chẽ và tương đối toàn diện các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh về các mặt liên quan đến đội ngũ giáo viên của bậc học như: Biên chế, định mức lao động của giáo viên; công tác tuyển dụng, thuyên chuyển; quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, trả thưởng, trả công lao động ngoài giờ, vượt giờ.

- Đánh giá giáo viên hàng năm về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn… Thực hiện song song với các hoạt động tương ứng của các đoàn thể, các tổ chức chính trị trong nhà trường (Rèn luyện, phân tích chất lượng đảng viên, thực hiện các cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

Việc thực hiện chế định Nhà nước, biết hướng vào các mục đích xây dựng đội ngũ giáo viên, đã tạo ra được tác động nhiều chiều góp phần nâng cao “Kỷ cương nề nếp” trong giảng dạy, công tác nhưng cũng khơi dậy cả “Tình thương và trách nhiệm” của đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 91)