7 Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học
2.2.2.1. Cơ cấu theo bộ môn giảng dạy
Bảng 2.5. Thống kê giáo viên theo bộ môn giảng dạy thời điểm 5/2011
(Chỉ gồm giáo viên đã được tuyển dụng vào biên chế)
TS lớp TS giáo viên GV dạy các môn VH giáo viên dạy Âm nhạc GV dạy Mỹ thuật GVdạy thể dục GV dạy Ngoại ngữ GVdạy Tin học 303 372 324 16 15 6 11 0
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
Từ bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy: cơ cấu chuyên môn của đội ngũ chưa thật đồng bộ. Số lượng giáo viên dạy các môn văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu theo qui định, trong khi đó giáo viên các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học chưa đồng bộ giữa các trường trong huyện và nhiều trường còn thiếu loại hình giáo viên dạy chuyên. Cần phải sớm có kế hoạch tuyển dụng để đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu giáo viên dạy các môn văn hóa và giáo viên dạy các môn chuyên ở từng trường Tiểu học.
2.2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên Tiểu học:
Bảng 2.6. Thống kê giáo viên Tiểu học theo độ tuổi thời điểm tháng 5/2011
Tổng số Dưới 30T 30-35 35-40 40-45 45-50 Trên 50
422 75 178 69 43 35 22
Nhìn vào bảng thống kê độ tuổi của giáo viên Tiểu học Thanh Miện chúng ta thấy đặc điểm: Số giáo viên ở độ tuổi trung niên thấp, lực lượng trẻ chiếm tỷ lệ lớn, lực lượng cao tuổi tỷ lệ thấp hơn so với số lượng còn lớn. Cơ cấu đó có ưu điểm là chi phí cho nhân sự không cao nhưng lại có những nhược điểm và khó khăn.
- Có tình trạng mâu thuẫn về phương pháp làm việc giữa các thế hệ. Thế hệ trẻ được đào tạo cơ bản có những mạnh dạn, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác và trong đổi mới phương pháp dạy nhưng ít nhiều sẽ bị kìm hãm bởi sự bảo thủ, làm theo nếp cũ của thế hệ lớn tuổi, thế hệ cao tuổi có thâm niên công tác, có kinh nghiệm giảng dạy song lại hạn chế trong tiếp thu kiến
thức và phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là trong việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Sau 5 năm hoặc 10 năm nữa số giáo viên lớn tuổi nghỉ hưu, số giáo viên ở độ tuổi trung niên còn lại ít, số trẻ tuyển mới nhiều hơn tạo sự hụt hẫng trong kinh nghiệm nghề nghiệp. Điều đó đặt ra cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho số giáo viên trẻ để họ có đủ khả năng tiếp nhận và phát triển bậc học. Cần phải xem xét từ phía chất lượng đội ngũ khi tuyển dụng và tiếp đó là khâu đào tạo, bồi dưỡng ngay sau khi tuyển dụng.
2.2.3. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên tiểu học
Phẩm chất đội ngũ giáo viên Tiểu học của huyện được thể hiện khái quát qua bảng kết quả khảo sát sau đây:
Bảng 2.7. Khảo sát về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên Tiểu học trong huyện.
TT Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung
SL % SL % SL %
1 Đáp ứng tốt 20 50,0 119 50,4 139 50,4
2 Bình thường 16 40,0 96 40,7 112 40,6
3 Chưa đáp ứng 4 10,0 21 8,9 25 9,0
Đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh Miện nhìn chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xác định đúng vai trò trách nhiệm của người giáo viên.
Hầu hết đội ngũ giáo viên tiểu học có tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, đa số họ là những người sống trung thực, thẳng thắn, nhân ái, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu người, yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, thương yêu giúp đõ học sinh…
Qua khảo sát 40 cán bộ quản lý của 19 trường Tiểu học trong huyện và 236 giáo viên thuộc 11 trường Tiểu học, kết quả chung cho thấy 50,4% ý kiến
đánh giá phẩm chất đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt, 40,6% ý kiến đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên bình thường, 9,0% ý kiến đánh giá phẩm chất đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng.
Tuy nhiên, thể hiện rõ và chi tiết về phẩm chất của đội ngũ giáo viên được đánh giá qua kết quả khảo sát các tiêu chí về phẩm chất của đội ngũ giáo viên qua bảng sau:
Bảng 2.8. Đánh giá chi tiết về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên tiểu học theo các yêu cầu trong lĩnh vực đánh giá của Chuẩn nghề nghiệp (Tổng hợp kết quả khảo sát 40 CBQL của 19 trường TH và 141 GV ở một số trường TH thuộc các khu vực khác nhau trong huyện Thanh Miện)
TT Các yêu cầu của lĩnh vực đánh giá
Đánh giá của CBQL được KS
Đánh giá của giáo viên được KS Tổng hợp ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 128 3,2 2 437 3,1 3 565 3,12 3 2 Chấp hành pháp luật, chính sách của NN 134 3,36 1 477 3,38 1 611 3,38 1 3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động 121 3,02 4 437 3,1 3 558 3,08 4 4 Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà 122 3,05 3 427 3,03 5 549 3,03 5
giáo, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; Ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng
5
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân và học sinh 120 3 5 451 3,2 2 571 3,16 2 625 3,13 2229 3,16 2854 3,15
(Các mức độ đánh giá ghi trong phiếu điều tra, khảo sát: Tốt: 4,0 điểm;
Khá: 3,0 điểm; Trung bình: 2,0 điểm; Kém: 1 điểm.)
Các yêu cầu của chuẩn thuộc lĩnh vực “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” của đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Miện được đánh giá khá tốt, điểm bình quân của 5 nội dung đạt mức 2 là: X = 3.15 (min = 1; max = 4)
Yêu cầu “Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước” được đánh giá tốt nhất điểm trung bình đạt ở mức 1, X = 3,38, thứ 1/5 yêu cầu. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với người giáo viên, vì trước hết người giáo viên phải chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để từ đó có những quan điểm đúng đắn trong giáo dục và giảng dạy, thể hiện theo chủ trương, quan điểm, mục tiêu lý tưởng của Đảng, của Nhà nước.
Yêu cầu “Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực” được đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình X = 3,03 xếp thứ 5/5 nội dung nhưng vẫn
đạt số điểm ở mức khá tốt. Trong bất cứ một tổ chức, một nhà trường, một cơ sở giáo dục nào thì lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu trong cuộc sống, trong giảng dạy, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục là một trong những tiêu chí để xây dựng một nhà trường vững mạnh và phát triển bền vững. Qua kết quả khảo sát cho thấy tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên đối với yêu cầu này có sự đánh giá chênh lệch giữa cán bộ quản lý và giáo viên. Đối với cán bộ quản lý đánh giá nội dung này là khá tốt điểm trung bình X = 3,05 xếp thứ 3/5 nội dung. Điều này chứng tỏ sự nhìn nhận về yêu cầu “Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực”, giữa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có sự mâu thuẫn.
Mức độ thực hiện các yêu cầu về phẩm chất đạo đức không đều nhau, yêu cầu xếp thứ 1 so với yêu cầu xếp thứ 5 có mức độ chênh lệch = 0,35.
Cả 5/5 tiêu chí đạt điểm trung bình x ≥3,03 mức độ khá tốt; điều đó thể hiện phẩm chất của đội ngũ giáo viên là khá tốt đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục, của xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên có tư tưởng chính chị vững vàng; chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước; Thực hiện và chấp hành tốt quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động. Cán bộ quản lý, giáo viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; có ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân tín nhiệm. Đội ngũ giáo viên đã tích cực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, trong đó có nội dung “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên trong các đơn vị đều có tinh thần đoàn
kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp tốt, có thái độ tích cực phục vụ nhân dân và học sinh.
2.2.4. Thực trạng về trình độ đào tạo của đội ngũ GVTH:
Tại thời điểm tháng 5/2011 số liệu thông kê đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy theo các loại trình độ đào tạo thể hiện như bảng dưới đây:
Bảng 2.9. Bảng thống kê trình độ đào tạo của giáo viên Tiểu học
Tổng số Trình độ đào tạo Tỷ lệ đạt chuẩn về Tỷ lệ đạt trên chuẩn Ghi chú Thạc sĩ ĐH CĐ THSP ĐT khác 422 0 170 237 15 0 100% 96,4%
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
Từ số liệu thống kê, chúng ta có thể rút ra nhận xét, theo qui định tại Điều lệ trường Tiểu học “Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên Tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm” thì tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100% trong đó số GV có trình độ đào tạo trên chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao 96,4%. Nếu nhìn vào tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn thì có thể thấy đội ngũ giáo viên có trình độ tốt. Tuy vậy vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định:
- Còn một bộ phận giáo viên trên hình thức là đạt chuẩn, trên chuẩn về đào tạo nhưng chỉ được đào tạo thông qua các lớp tại chức ngắn hạn không đáp ứng tốt được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chuẩn về bằng cấp nhưng thực tế kiến thức và KNSP chưa đạt chuẩn.
- Một số giáo viên có trình độ được đào tạo khá cao nhưng lại thiếu toàn diện ở những mặt khác: kiến thức chưa sâu rộng, thiếu hụt những kiến thức về chính trị- xã hội, kỹ năng về tin học chưa đủ để sử dụng các công cụ của công nghệ thông tin vào dạy học, sự thiếu hụt giữa chuẩn đào tạo và khả năng thực tế mà giáo viên có được sau đào tạo, sự thiếu hụt những mặt làm
cho động lực vươn lên của họ không cao (lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, chính sách đãi ngộ…)
- Việc bố trí, phân công, sử dụng giáo viên dựa trên năng lực sở trường thực tế của một số hiệu trưởng chưa hợp lý, việc đánh giá, xếp loại ở một số đơn vị trường, nhiều lúc chưa khách quan, đúng mức đã làm cho không khí thi đua, sự đoàn kết nhất trí trong hoạt động chuyên môn chưa cao, không phát huy hết năng lực của mỗi người vì vậy có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
2.2.5. Thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVTH
Trong những năm qua do công tác đào tạo- bồi dưỡng nhiều mặt (bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề) cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng được quan tâm đúng mức nên chất lượng giảng dạy của giáo viên Tiểu học được năng lên rõ rệt.
Bảng 2.10. Bảng xếp loại của GVTH năm học 2010-2011 về chuyên môn nghiệp vụ (Theo qui định tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập)
Tổng số GV được đánh giá,
xếp loại
Kết quả đánh giá, xếp loại
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
SL % SL % SL % SL %
422 120 28,4 226 53,6 71 16,8 5 1,2
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
Kết quả trên đây vẫn còn những hạn chế do cách đảnh giá, xếp loại hiện nay có thể còn những sai số do trong quá trình đánh giá còn tình trạng nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quí. Tuy vậy nó vẫn là số liệu chính để chúng ta nhận định về chất lượng giảng dạy trên lớp của giáo viên. Các số liệu cho thấy:
- Số giáo viên được đánh giá từ mức trung bình trở lên về chuyên môn nghiệp vụ đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ giáo viên xếp loại Xuất sắc, Khá: 82,0%; Trung bình: 16,8%; Chỉ có 1,2% số GV xếp loại Kém. Nếu phải tính đến các yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục, yêu cầu cập nhật và hiện đại hoá dạy học chúng ta sẽ bàn đến ở sự phân tích, trình bày trong các phần sau.
- Thực tế, vẫn còn một bộ phận giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực, hiệu quả giảng dạy thấp. Đây là lực lượng cần phẩi có các giải pháp đồng bộ để giải quyết. Nguyên nhân của vấn đề này là do không được đào tạo cơ bản, quá trình đào tạo chắp vá, không quan tâm nhiều đến học và tự học thêm, tuổi đã cao không còn khả năng để đào tạo, nâng cao.
Trong nhiều năm qua Thanh Miện cũng thường xuyên tổ chức và đổi mới hoạt động thi giáo viên giỏi các cấp. Sự duy trì và đổi mới hoạt động này đã tạo động lực cho giáo viên vươn lên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng dạy và học của các nhà trường.
Số lượng và tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp của bậc tiểu học được tăng dần trong từng năm song số lượng và tỷ lệ đó chưa mang tính bền vững. Đặc biệt Thanh Miện chưa có giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia và số giáo viên đạt dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh hàng năm còn ít, điều đó có nghĩa đội ngũ làm nhiệm vụ cốt cán cho công tác chuyên môn, công tác chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục sẽ mỏng và có nhiều khó khăn. Mặt khác đội ngũ giáo viên giỏi, làm nòng cốt về chuyên môn lại phân bố không đều, những trường xa trung tâm, trường vùng khó khăn đội ngũ này lại càng mỏng.
2.2.6. Đánh giá về năng lực của đội ngũ GVTH
Việc đánh giá năng lực của giáo viên được thực hiện thông qua phiếu điều tra toàn diện ở tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện (thông qua phiếu trả lời của 40 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, 278 giáo viên đang giảng dạy thu 13 trường Tiểu học ở các khu vực khác nhau trong huyện tại thời
điểm 7/2011) từ đó rút ra nhận định tổng quát về các mặt: Kiến thức và. kỹ năng sư pham của đội ngũ GVTH. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
2.2.6.1.Đánh giá về kiến thức của đội ngũ GVTH
Bảng 2.11. Đánh giá chi tiết về kiến thức của đội ngũ giáo viên tiểu học theo các yêu cầu trong lĩnh vực đánh giá của Chuẩn nghề nghiệp
(Tổng hợp kết quả khảo sát 40 CBQL của 19 trường Tiểu học và 136 giáo