Thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 76)

7 Cấu trúc của luận văn

2.2.5Thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVTH

Trong những năm qua do công tác đào tạo- bồi dưỡng nhiều mặt (bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề) cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng được quan tâm đúng mức nên chất lượng giảng dạy của giáo viên Tiểu học được năng lên rõ rệt.

Bảng 2.10. Bảng xếp loại của GVTH năm học 2010-2011 về chuyên môn nghiệp vụ (Theo qui định tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập)

Tổng số GV được đánh giá,

xếp loại

Kết quả đánh giá, xếp loại

Xuất sắc Khá Trung bình Kém

SL % SL % SL % SL %

422 120 28,4 226 53,6 71 16,8 5 1,2

(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)

Kết quả trên đây vẫn còn những hạn chế do cách đảnh giá, xếp loại hiện nay có thể còn những sai số do trong quá trình đánh giá còn tình trạng nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quí. Tuy vậy nó vẫn là số liệu chính để chúng ta nhận định về chất lượng giảng dạy trên lớp của giáo viên. Các số liệu cho thấy:

- Số giáo viên được đánh giá từ mức trung bình trở lên về chuyên môn nghiệp vụ đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ giáo viên xếp loại Xuất sắc, Khá: 82,0%; Trung bình: 16,8%; Chỉ có 1,2% số GV xếp loại Kém. Nếu phải tính đến các yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục, yêu cầu cập nhật và hiện đại hoá dạy học chúng ta sẽ bàn đến ở sự phân tích, trình bày trong các phần sau.

- Thực tế, vẫn còn một bộ phận giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực, hiệu quả giảng dạy thấp. Đây là lực lượng cần phẩi có các giải pháp đồng bộ để giải quyết. Nguyên nhân của vấn đề này là do không được đào tạo cơ bản, quá trình đào tạo chắp vá, không quan tâm nhiều đến học và tự học thêm, tuổi đã cao không còn khả năng để đào tạo, nâng cao.

Trong nhiều năm qua Thanh Miện cũng thường xuyên tổ chức và đổi mới hoạt động thi giáo viên giỏi các cấp. Sự duy trì và đổi mới hoạt động này đã tạo động lực cho giáo viên vươn lên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng dạy và học của các nhà trường.

Số lượng và tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp của bậc tiểu học được tăng dần trong từng năm song số lượng và tỷ lệ đó chưa mang tính bền vững. Đặc biệt Thanh Miện chưa có giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia và số giáo viên đạt dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh hàng năm còn ít, điều đó có nghĩa đội ngũ làm nhiệm vụ cốt cán cho công tác chuyên môn, công tác chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục sẽ mỏng và có nhiều khó khăn. Mặt khác đội ngũ giáo viên giỏi, làm nòng cốt về chuyên môn lại phân bố không đều, những trường xa trung tâm, trường vùng khó khăn đội ngũ này lại càng mỏng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 76)