7 Cấu trúc của luận văn
3.1.3 Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm
Trong tất cả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học cần được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, không nên coi trọng giải pháp nào. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đội ngũ giáo viên trong huyện, cần xem xét, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và xác định nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ giáo viên…, để từ đó có giải pháp phù hợp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, yếu kém tạo nên sự phát triển một cách đồng bộ, vững chắc.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cũng cần xác định giải pháp nào là giải pháp mang tính đột phá, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn, để từ đó tập trung mọi nỗ lực phục vụ công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học.
3.1.4. Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính kế thừa
Theo nguyên tắc này, trên cơ sở vận dụng lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường tiểu học trong toàn huyện Thanh Miện, nghiên cứu khảo sát thực trạng những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các nhà trường trong huyện đã thực hiện trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả từng biện pháp, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp để từ đó có sự khắc phục hoặc kế thừa. Những biện pháp đã thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao thì được tiếp tục duy trì và phát triển, những biện pháp chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ thì tiếp tục đề xuất cho hoàn thiện, đầy đủ hơn. Những biện pháp không còn phù hợp cần nghiên cứu nguyên nhân để từ đó điều chỉnh cho phù hợp, những biện pháp khó thực hiện, không đem lại hiệu quả, cần được xem xét, cải tiến hoặc loại bỏ, đề xuất biện pháp mới hiệu quả và có tính khả thi cao.