Khái quát về tình hình giáo dục trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 61)

7 Cấu trúc của luận văn

2.1.2Khái quát về tình hình giáo dục trên địa bàn huyện

2.1.2.1. Tổng quan về sự phát triển GD&ĐT huyện Thanh Miện

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội theo hướng đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Miện đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc nhằm đạt được mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân luôn coi trọng phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2006-2010”, nhờ đó hệ thống trường lớp được giữ ổn định, chất lượng giáo dục đại trà ngày một tốt hơn, tỷ lệ huy động trẻ đến trường cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường.

Các xã, thị trấn đều thành lập Trung tâm giáo dục cộng đồng, bước đầu đi vào hoạt động. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức và các tổ chức xã hội tại các cơ sở giáo dục đã góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển.

Chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, trong 5 năm từ năm 2005 đến tháng 7 năm 2011, toàn huyện có thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia, đưa tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 27

trường, đạt tỷ lệ 45,8%. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, đến tháng 7 năm 2011: Bậc học Mầm non có 96,8% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 33,8% trên chuẩn); Cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và trung học phổ thông có 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 96,5% GVTH, 60,3% giáo viên THCS đạt trên chuẩn, 6 giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ). Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi hàng năm tăng khá. Tỷ lệ học sinh thi và xét tốt nghiệp các cấp đath 96-99%, số học sinh thi đỗ vào các trường đạ học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước (năm 2010 - 891 em, tăng 74,5% so với năm 2005) [29, 5]

Có thể nhận định tổng quát trên các nội dung sau:

* Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên: Mạng lưới trường lớp được mở rộng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi học của con em nhân dân và người lao động, kể cả những xã xa trung tâm. Đến nay toàn huyện có 83 cơ sở giáo dục thuộc các loại hình, các ngành học phân bố đều khắp các địa bàn toàn huyện. Trong đó có 20 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 20 trường THCS; 3 trường THPT công lập, 1 trường THPT bán công, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 19 Trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi xã đều có đủ 4 loại hình trường, trung tâm [29, 5].

2.1.2.2. Những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng như

* Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính và quản lý giáo dục được tăng cường, cải thiện và đổi mới mạnh mẽ.

Từng lĩnh vực đều đã có quy hoạch và mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn vẫn được kiên trì thực hiện. Đến nay tuy chưa đủ tạo ra sự phát triển có tính nhảy vọt nhưng cũng tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện.

Đội ngũ giáo viên từ chỗ mỗi bậc, cấp hàng năm thiếu hàng trăm đến nay cơ bản đã đủ về số lượng và được bố trí tương đối hợp lý, đồng bộ về cơ

cấu, loại hình. Từ chỗ do lịch sử để lại trong đội ngũ có nhiều hệ đào tạo: 7+2; 7+3; 10+1; 10+2; 10+3… Đến nay tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Luật giáo dục đã đạt cao. Tỷ lệ đạt chuẩn của Mầm non đã đạt 96,7%, trong đó có 33,8% đạt trên chuẩn, tỷ lệ đạt chuẩn của Tiểu học đạt 100% trong đó có 96,5% trên chuẩn, tỷ lệ đạt chuẩn của THCS đạt 100% trong đó có 60,3% đạt trên chuẩn.

* Đến nay 100% các trường từ mầm non đến Tiểu học và THPT đều được tách và có địa điểm riêng. Tỷ lệ phòng học kiên cố trong toàn huyện đạt 92,5%.

Các nguồn lực tài chính phục vụ cho dạy và học được đa dạng và dồi dào hơn. Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp và từ các nhà hảo tâm phục vụ cho giáo dục-đào tạo hằng năm đều được tăng lên. Hằng năm huyện giành từ 5-8 tỷ đồng để tăng cường CSVC trường học. (Nguồn phòng GD-ĐT huyện Thanh Miện)

* Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.

Mục tiêu cơ bản của xã hội hoá giáo dục là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào hoạt động giáo dục với tinh thần: Mọi người đều chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, mọi người đều tham gia vào các hoạt động giáo dục, xây dựng một xã hội học tập.

Từ khi có nghị quyết TW4 (Khoá VII), đặc biệt là sau nghị quyết TW2 (khoá VIII) nhận thức của các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT, của việc học tập đã có chuyển biến rõ rệt. GD&ĐT thực sự được coi là quốc sách hàng đầu. Sự chăm lo của các cấp, ngành và nhân dân tới giáo dục và nhà trường, phong trào học tập của nhân dân được đẩy lên mạnh mẽ. Một xã hội học tập được bước đầu hình thành trong địa bàn.

Các loại hình trường lớp, các hình thức học tập được đa dạng hoá. Bên cạnh hệ thống các trường lớp công lập, hệ thống trường ngoài công lập được

mở rộng. Đặc biệt có một mô hình trường lớp mới: Trung tâm học tập cộng đồng rất phù hợp với nhu cầu đích thực rất đa dạng của người dân về tri thức và kĩ năng đã được mở ở 19/19 xã, thị trấn.

Trong những năm qua được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền, Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học được thành lập và hoạt động tại 19/19 xã, thị trấn trên địa bàn. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp đã có nhiều hoạt động rất thiết thực để tư vấn cho các cấp, ngành giáo dục và các nhà trường để phát triển giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến dạy, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham mưu của ngành, các lực lượng xã hội từ các đoàn thể xã hội-chính trị đến các ban ngành, Hội cha mẹ học sinh đã có sự phối hựp chặt chẽ, thiết thực hơn trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, trong quản lý, giáo dục học sinh và tạo ra các hoạt động, các sân chơi để phát triển toàn diện cho học sinh.

Cũng chính từ sự chuyển biến trong nhận thức về vị trí, vai trò của GD&ĐT nên sự chăm lo của các cấp, các lực lượng xã hội tới giáo dục và nhà trường trở nên mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả hơn. Hàng năm toàn huyện giành từ 5-8 tỷ đồng để tăng cường CSVC trường học, huyện và các xã, thôn, dòng học đều có quỹ khuyến học để khuyến học, khuyến tài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 61)