Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35 - 37)

7 Cấu trúc của luận văn

1.2.10Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

1.2.10.1. Giải pháp

Giải pháp là: “Cách giải quyết một vấn đề, tìm giải pháp cho từng vấn đề”. Như vậy, giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định nhằm đạt được mục đích.

1.2.10.2. Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH:

Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học là hệ thống cách thức tác động của chủ thể quản lý vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, làm cho quá trình này diễn ra đúng mục tiêu dự kiến.

1.3. Một số vấn đề lý luận của GDTH và chất lượng đội ngũ GVTH

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GDTH trong hệ thồng GD quốc dân

Tiểu học là một cấp học trong bậc học phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) nằm trong 5 ngành học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường Tiểu học hiện nay được thành lập theo điều 59 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành năm 1992. Điểm a, Khoản 1, Điều 26, Chương II, Luật giáo dục ban hành năm 2005 nêu rõ: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi”

Theo Luật phổ cập giáo dục Tiểu học “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phátt triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành

cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN”. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học phổ cập mang tính bắt buộc. Giáo sư, tiến sĩ Phạm Tất Dong đã khẳng định “Giáo dục Tiểu học là một bộ phận nền tảng để trên đó chúng ta xây dựng toà nhà học vấn cho toàn dân”.

Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT, tại Điều 2 đã xác định vị trí của trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [23, 1].

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học được nêu rõ trong Điều 3, Điều lệ trường Tiểu học 2010:

“- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [23, 1];

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách;

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương;

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;

- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

quy định của pháp luật;

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35 - 37)