Đánh giá về năng lực của đội ngũ GVTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 85)

7 Cấu trúc của luận văn

2.2.6Đánh giá về năng lực của đội ngũ GVTH

Việc đánh giá năng lực của giáo viên được thực hiện thông qua phiếu điều tra toàn diện ở tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện (thông qua phiếu trả lời của 40 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, 278 giáo viên đang giảng dạy thu 13 trường Tiểu học ở các khu vực khác nhau trong huyện tại thời

điểm 7/2011) từ đó rút ra nhận định tổng quát về các mặt: Kiến thức và. kỹ năng sư pham của đội ngũ GVTH. Kết quả điều tra cụ thể như sau:

2.2.6.1.Đánh giá về kiến thức của đội ngũ GVTH

Bảng 2.11. Đánh giá chi tiết về kiến thức của đội ngũ giáo viên tiểu học theo các yêu cầu trong lĩnh vực đánh giá của Chuẩn nghề nghiệp

(Tổng hợp kết quả khảo sát 40 CBQL của 19 trường Tiểu học và 136 giáo viên ở một số trường Tiểu học thuộc các khu vực khác nhau trong huyện Thanh Miện)

TT Các yêu cầu của lĩnh vực đánh giá

Đánh giá của CBQL được KS

Đánh giá của giáo

viên được KS Tổng hợpX Thứ bậcX Thứ bậcX Thứ bậc 1 Về kiến thức cơ bản 110 2,76 1 392 2,88 1 502 2,85 1 2 Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học

108 2,69 3 377 2,77 2 484 2,75 2

3

Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS 109 2,72 2 369 2,71 3 477 2,71 3 4 Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc

88 2,2 5 340 2,5 5 428 2,43 5

5 Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã

hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác

511 2,56 1829 2,69 2340 2,66

Ngoài việc lấy phiếu điều tra nhằm đánh giá mức độ kiến thức của đội ngũ giáo viên tiểu học trong huyện theo các yêu cầu của lĩnh vực “Kiến thức” theo qui định Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi còn sử dụng phiếu điều tra nhằm lấy ý kiến về tập trung vào tìm hiểu, đánh giá mức độ việc vận dụng kiến thức và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.12. Tỷ lệ đánh giá về kiến thức chuyên môn của GVTH.

Tiêu chí đánh giá TS Mức độ vận dụng kiến thức

người được hỏi ý Nắm vững liên hệ rộng Chỉ đủ vận dụng vào bài dạy Chỉ biết một phần Nắm chưa vững SL % SL % SL % SL %

Chủ trương đường lối

của Đảng 176 83 47,2 73 41,2 17 9,8 3 1,5

Tình hình, phong tục

tập quán địa phương 176 90 51,2 64 36,6 19 10,8 3 1,7

Kiến thức các môn dạy 176 110 62,3 54 30,8 4 2,4 8 4,5 Kiến thức cơ bản về tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học các bộ môn 176 107 60,8 50 28,2 11 6,1 8 4,5

Đánh giá chung về kiến thức của đội ngũ GVTH:

* Qua bảng kết quả khảo sát kiến thức của đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Miện ta thấy cả 5 yêu cầu thuộc lĩnh vực “Kiến thức” của đội ngũ giáo viên được đánh giá mức khá, điểm chung bình quân là X = 2,66 (min = 1, max = 4)

Yêu cầu “Kiến thức cơ bản” của đội ngũ giáo viên được đánh giá là tốt nhất trong 5 tiêu chí với điểm trung bình X = 2,85 xếp thứ 1/5 yêu cầu. Điều này chứng tỏ đa số giáo viên đảm bảo được các yêu cầu về kiến thức cơ bản: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đối với các môn học được phân công giảng dạy, giúp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu; ...

* Có kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học: Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, và hình thức tổ chức dạy học trên lớp; Bước đầu thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.

* Đảm bảo yêu cầu về kiến thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh: Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

* Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin,... Song yêu cầu “Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc” cả CBQL và giáo viên đều đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là yếu nhất trong 5 yêu cầu với điểm trung bình X = 2.43. Điều này thể hiện hiểu biết về tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế; trình độ sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học còn yếu, nhất là việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bên cạnh đó đội ngũ cũng chưa được cập nhật thường xuyên kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội.

* So sánh sự đánh giá về kiến thức của đội ngũ giáo viên tiểu học giữa CBQL và giáo viên.

Với kết quả điều tra, khảo sát trên, chúng tôi thấy sự đánh giá của CBQL và GV về kiến thức của đội ngũ GVTH ở huyện Thanh Miện tương đương nhau, thể hiện X = 2,56 và X = 2,69.

Yêu cầu “Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh” được cả CBQL và giáo viên đánh giá ở mức khá (X = 2,72 và

X = 2,71)

Yêu cầu “Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác” cả CBQL và giáo viên đều cho rằng giáo viên đạt mức chưa tốt, xếp thứ 4/5 yêu cầu của chuẩn.

Việc nắm vững, liên hệ rộng các kiến thức chuyên môn liên quan đến các môn học, tiết học, bài học được đánh giá khá nhất song cũng chưa đến 70%, nhiều giáo viên thiếu am hiểu về chủ trương đường lối của Đảng, phông tục, tập quán và tình hình địa phương. Việc nắm vững các kiến thức về giáo dục về phương pháp dạy học các bộ môn tỷ lệ cũng chưa thật cao.

Như vậy kiến thức của đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Miện được đánh giá ở mức độ khá, những khi đi vào phân tích cụ thể theo từng tiêu chí, yêu cầu thì kiến thức của đội ngũ giáo viên vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất đinh. Đây là vấn đề chúng ta cần nhận định, phân tích cụ thể để

tìm ra những ưu điểm, hạn chế về kiến thức của đội ngũ để từ đó đề xuất và áp dụng các giải pháp khắc phục hoặc kế thừa.

2.2.6.2. Đánh giá về kỹ năng sư phạm của đội ngũ GVTH:

Bảng 2.13. Đánh giá chi tiết về kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học theo các yêu cầu trong lĩnh vực đánh giá của Chuẩn nghề nghiệp

(Tổng hợp kết quả khảo sát 40 CBQL của 19 trường Tiểu học và 142 giáo viên ở một số trường Tiểu học thuộc các khu vực khác nhau trong huyện Thanh Miện)

TT Các yêu cầu của lĩnh vực đánh giá

Đánh giá của CBQL được KS

Đánh giá của giáo

viên được KS Tổng hợpX Thứ bậcX Thứ bậcX Thứ bậc 1

Lập được kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới

104 2,61 1 412 2,9 1 516 2,84 1

2

Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh

100 2,5 2 369 2,6 3 469 2,58 3 3 Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 95 2,37 4 369 2,6 3 464 2,55 4 4

Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục, hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.

89 2,22 5 356 2,51 5 445 2,45 5

5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ

sơ giáo dục và giảng dạy.

487 2,44 1911 2,69 2398 2,64

Ngoài việc lấy phiếu điều tra nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học trong huyện theo các yêu cầu của lĩnh vực “Kỹ năng sư phạm” theo qui định Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi còn sử dụng phiếu điều tra nhằm lấy ý kiến về tập trung vào tìm hiểu, đánh giá mức độ thành thạo về kỹ năng sư phạm và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.14. Tỷ lệ đánh giá về kĩ năng sư phạm của đội ngũ GVTH.

Tiêu chí đánh giá TS Mức độ thành thạo về kỹ năng sư phạm

người được hỏi ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành thạo Khá Trung bình luyện thêm Phải rèn

nhiều

SL % SL % SL % SL %

Kỹ năng lập kế

hoạch bài giảng 117 64,1 33 18,1 25 14,0 7 3,8 117

Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

85 46,6 61 33,4 28 15,4 8 4,6 85

Thực hiện công tác

chủ nhiệm lớp 88 48,4 52 28,6 32 17,6 10 5,5 88

Tổ chức HĐ ngoài giờ lên lớp Đội, Sao nhi đồng 66 36,3 69 38,0 37 20,1 10 5,6 66 Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh, cộng đồng 116 63,5 32 17,5 29 16,2 5 2,8 116

Đánh giá chung về kỹ năng sư phạm của đội ngũ GVTH:

- Qua khảo sát 40 cán bộ quản lý và 142 giáo viên về kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Miện. Theo bảng 2.13, kết quả được đánh giá ở mức khá thể hiện ở trung bình chung của cả 5 nội dung CBQL và GV là X = 2,64 (min = 1, max = 4)

- Trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng được nâng cao, mỗi giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, mỗi nhà trường đều có kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Việc thực hiện các quy định chuyên môn về kiểm tra, đánh giá, sử dụng đồ dùng dạy học… một cách nghiêm túc. Chất lượng đội ngũ qua từng năm được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao.

- Giáo viên xây dựng được kế hoạch cả năm học, trên cơ sở đó lập được kế hoạch tháng và kế hoạch từng tuần thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công giảng dạy. Nhiều giáo viên biết soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động tích cực của thầy và trò. Thiết lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh; một số giáo viên có kỹ năng tốt trong việc xây dựng và thực hiện việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ giảng dạy và sắp xếp một cách khoa học.

* So sánh sự đánh giá về kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học giữa CBQL và giáo viên:

Với kết quả điều tra trên bảng 2.13, chúng tôi thấy sự đánh giá của CBQL và giáo viên về 5 kỹ năng sư phạm của đội ngũ là khác nhau, thể hiện

X = 2,69 và X = 2,44. Điều này thể hiện sự đánh giá của cán bộ quản lý mang tính khách quan, còn đội ngũ giáo viên tự đánh giá theo chủ quan nên kết quả thường cao hơn thực tế.

Kỹ năng “Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” được cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình, với X = 2,37 nhưng giáo viên lại cho rằng ở mức khá, X = 2,60 độ chênh lệch = 0,23

Kỹ năng “Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy” sự đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện độ chênh lệch rất rõ, = 0,37 (X = 2,48 và X = 2,85).

* Tồn tại, hạn chế:

- Các kỹ năng sư phạm của giáo viên được đánh giá không đồng đều nhau. Thứ bậc cao nhất là kỹ năng “Lập được kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới” với X = 2,84, đạt ở mức khá. Thứ bậc thấp nhất là “Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục” với X = 2,45, đạt mức trung bình.

- Kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học chưa cao. Tích cực trong đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện, kỹ thuật dạy học chưa đạt hiệu quả. Các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp,tổ chức hoạt động Đội, Sao nhi đồng được đánh giá thấp. Việc thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục còn hạn chế.

Với những đánh giá trên, chúng tôi thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học nói chung, nâng cao kỹ năng sư phạm nói riêng của cơ quan quản lý giáo dục cần có những nội dung, giải pháp mang tính đa dạng, sâu rộng hơn. Bởi vì trình độ đào tạo có thể đạt chuẩn nhưng kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên trong đội ngũ vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và chương trình sách giáo khoa.

Tóm lại, các bảng đánh giá, các con số gợi mở cho những giải pháp thiết thực cần phải thực thi cả trong nội dung, phương pháp đào tạo của các

trường sư phạm, cả trong bồi dưỡng thường xuyên của các cơ quan quản lý giáo dục cũng như việc đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích việc tự học, tự rèn luyện của chính bản thân giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 85)