Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 30)

7 Cấu trúc của luận văn

1.2.5Đội ngũ giáo viên

1.2.5.1. Đội ngũ

Ngày nay, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng tương đối rộng rãi trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chẳng hạn như đội ngũ cán bộ, đội ngũ giáo viên, đội ngũ tri thức…

Trong từ điển Tiếng Việt [33, 114] thì đội ngũ được định nghĩa như sau:

Đội ngũ là một khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng chiến đấu, ví dụ: Các đơn vị đã chỉnh tề đội ngũ.

Đội ngũ là một tập hợp gồm cố đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng. Ví dụ: Đội ngũ các y, bác sĩ; đội ngũ nhà giáo…

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về đội ngũ nhưng ta có thể hiểu: Đội ngũ là tập hợp người gắn bó với nhau, có sự sắp xếp nhất định, có cùng ý

tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự phân công hay theo một kế hoạch, được gắn bó với nhau các lợi ích về vật chất và tinh thần.

1.2.5.2. Nhà giáo - Giáo viên

Điều 70, Mục 1, Chương 4, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục xác định:

- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: + Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; + Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

+ Lý lịch bản thân rõ ràng.

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên".

Giáo viên trường phổ thông bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Nhà giáo - giáo viên là tên gọi vừa bao hàm nội dung nghề nghiệp, vừa mang ý nghĩa tôn vinh, trang trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa… Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” .

Như vậy những tiêu chuẩn tối thiểu đối với một người giáo viên bao gồm những điểm sau: Trước hết, nhà giáo phải là người có nhân cách mẫu

mực để làm gương cho học sinh, được đào tạo quy cũ, được trang bị đầy đủ về lý luận dạy học và phương pháp sư phạm; người giáo viên phải được trang bị kiến thức tương đối tổng quát về một chuyên môn sâu và người giáo viên phải có khả năng hoạt động xã hội để tập hợp và tổ chức được các hoạt động cho học sinh.

Từ xưa đến nay nghề dạy học đòi hỏi người dạy phải là người thật sự gương mẫu, là tấm gương sáng về nhân cách, là người hướng đạo trên đường đoèi cho học sinh. Bất cứ ai và bất cứ lúc nào, khi bàn về phẩm chất lý tưởng mà nhà giáo phải có, đều nghĩ tới mô hình những con người hết sức mẫu mực, có những phẩm chất mà toàn xã hội phải tôn trọng. Về điều này thì không có sự phân biệt giữa giáo viên Tiểu học hay giáo viên Đại học, không kể tuổi tác hay trình độ học vấn, mà quan trọng là có thật sự đủ tư cách là nhà giáo hay không. Những phẩm chất cần phải có của nhà giáo là nhân cách và lối sống tốt đẹp, lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, phải được đào tạo chuẩn mực và luôn được rèn luyện trong môi trường tốt.

1.2.5.3. Đội ngũ giáo viên:

Từ các khái niệm đội ngũ, khái niệm giáo viên ta có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy giáo dục ở các cơ sở giáo dục; Họ được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra cho các cơ sở giáo dục đó. Đội ngũ giáo viên là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng, phát triển nhân tài cho đất nước. Họ gắn bó với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật và thể chế xã hội.

Để tạo thành đội ngũ trước hết phải có một số lượng giáo viên nhất định, việc xác định số lượng giáo viên cần thiết không phải tuỳ tiện theo ý

muốn chủ quan mà phải xuất phát từ nhiệm vụ dạy học và các quy định của cấp trên. Việc tổ chức lao động sư phạm của mỗi nhà trường.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện trước hết là chất lượng của từng người. Đó là phẩm chất của người giáo viên thể hiện ở thế giới quan khoa học, niềm tin và lý tưởng giáo dục; Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phẩm chất nghề nghiệp, thể hiện ở chí hướng và xu hướng sư phạm, lòng mong muốn, thái độ tích cực đối với hoạt động dạy học, hoạt động “Trồng người”, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Năng lực sư phạm thể hiện ở việc làm chủ kiến thức, các năng lực tổ chức, giao tiếp trong quá trình dạy học và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ giáo viên không chỉ là sự cộng lại thuần tuý các phẩm chất cá nhân của mỗi giáo viên mà là tổng hoà của các phẩm chất ấy thể hiện ở những đặc trưng của một tập thể sư phạm, khoa học mạnh. Đó là bầu không khí chính trị, tinh thần, chuyên môn tốt; ở việc xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức…

Để có một đội ngũ giáo viên đồng bộ phải có một cơ cấu hợp lý, bao gồm cơ cấu về độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ học vấn, loại hình. Đây là một nội dung quan trọng của việc xác định biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Thanh Miện. Nếu trong đội ngũ giáo viên không bảo đảm sự kế thừa, chuyển tiếp giữa các độ tuổi thì sẽ dẫn đến sự hẫng hụt. Do đó, cần phải bảo đảm cơ cấu về độ tuổi và thâm niên công tác để bảo đảm sự phát triển liên tục, vững chắc của đội ngũ.

Trong việc xác định cơ cấu cần đặc biệt chú ý đến trình độ học vấn. Thông thường trong một tập thể sư phạm có các nhà giáo với trình độ học vấn khác nhau: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học… tính hợp lý về cơ cấu, trình độ học vấn sẽ bảo đảm cho việc xây dựng tập thể sư phạm và khoa học ở các nhà

trường vững mạnh; Đội ngũ giáo viên có thể tự giải quyết tốt các nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng lẫn nhau, tự hoàn thiện, tự phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động sư phạm và nghiên cứu khoa học. Do đó xác định hợp lý cơ cấu về trình độ học vấn là một nội dung quan trọng của chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.

Giữa các yếu tố cấu thành đội ngũ giáo viên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện, làm tiền đề hỗ trợ nhau tạo lên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên phải quan tâm xây dựng các yếu tố đó, không coi nhẹ bất cứ yếu tố nào, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng đội ngũ giáo viên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện thanh miện, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 30)