7 Cấu trúc của luận văn
2.1.3 Thực trạng phát triển của cấp Tiểu học
Căn cứ số liệu điều tra các năm học để làm căn cứ cho việc phân tích, xác định chính xác và khoa học hệ thống biện pháp và xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học cho giai đoạn tới, chúng ta xem xét các khía cạnh sau đây về tình hình hiện trạng học sinh và các điều kiện phát triển liên quan đến cấp học.
2.1.3.1. Về quy mô trường lớp, học sinh
Giai đoạn 1986-1991: Cùng với tình hình chung của cả đất nước, GD&ĐT Thanh Miện có sự giảm sút về cả số lượng và chất lượng. Nhiều nhà trẻ tập thể, nhiều lớp mẫu giáo bị tan rã. Đời sống của nhân dân và giáo viên quá khó khăn dẫn tới nhiều giáo viên phải bỏ nghề hoặc phải đi làm thêm nhiều nghề để kiếm sống, học sinh bỏ học nhiều.
Giai đoạn từ 1992-1995: thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được nghị quyết TW 4 (khoá VII) soi sáng, GD&ĐT huyện Thanh Miện được phục hồi dần và có nhiều khởi sắc. Các bậc, cấp học đi vào ổn định và tăng nhanh nhất là bậc mầm non và cấp THCS. Số học sinh Tiểu học đã tăng từ 22.105 (năm học 1990-1991) lên 23.993 (năm 1994-1995). Đặc biệt vào năm 1989 huyện Thanh Miện đã được đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ và phổ cập GD Tiểu học.
Giai đoạn từ 1996 đến nay, GD&ĐT của huyện đi vào thế ổn định và phát triển theo chiều sâu. Do hiệu lực của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, số học sinh Tiểu học giảm từ 17.894 học sinh (1996) xuống còn 9170 (2006) song tỷ lệ huy động học sinh các độ tuổi vào trường Tiểu học luôn ở mức cao, hầu như tỷ lệ học sinh các độ tuổi huy động đạt mức tối đa. Những đặc điểm trong phát triển về quy mô, số lượng học sinh đã đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên những vấn đề giải quyết: Có những giai đoạn thiếu trầm trọng song lại có giai đoạn thừa hoặc vừa thừa vừa thiếu.
2.1.3.2. Về quá trình phát triển mạng lưới trường lớp Tiểu học
Trong các năm 1986-1989 thực hiện sự chỉ đạo chung các lớp của Tiểu học nằm trong trường PTCS trong đó có một số ít lớp học tại khu trung tâm còn lại chủ yếu nằm rải rác ở các khu xóm lẻ. Vì vậy điều kiện dạy và học cũng như chất lượng ở Tiểu học còn rất khó khăn, hạn chế.
Thực hiện Luật phổ cập giáo dục Tiểu học và Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em và tư tưởng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT “lớp 1, cấp I” huyện bắt đầu chỉ đạo tách cấp I ra khỏi Phổ thông cơ sở và gọi là trường Tiểu học từ năm học
1989-1990. Tới năm học 1995-1996 đã tách xong toàn bộ các trường PTCS để thành lập các trường Tiểu học và THCS với tổng số 19 trường Tiểu học, 20 trường THCS. Với hệ thống lớp học được toả xuống từng thôn xóm. Cũng trong giai đoạn này thực hiện sự chỉ đạo chung của Bộ, bên cạnh các lớp học 1 buổi/ngày, huyện bắt đầu thí điểm mở và mở rộng các lớp học 2 buổi/ngày ở Tiểu học. Cho tới năm học 2004-2005 toàn huyện đã có 91,2% các lớp Tiểu học được học 2 buổi/ngày và tăng buổi. Trong đó có nhiều trường đã có 100% lớp học 2 buổi/ngày.
Song quá trình tách và thành lập các trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn, các trường Tiểu học và THCS khi tách ra chủ yếu mới tách là về bộ máy còn địa điểm và cơ sở vật chất vẫn dùng chung rất ảnh hưởng tới nề nếp và chất lượng dạy học. Phải có cả một quá trình vận động bền bỉ để tạo ra cho mỗi trường khi tách ra đều có địa điểm và cơ sở vật chất riêng. Mặt khác do đặc điểm riêng nên ở các trường Tiểu học còn tồn tại nhiều lớp đặt ở các khu lẻ, điểm lẻ tuy có ưu điểm là tạo thuận lợi cho học sinh đến lớp nhưng chũng lại có những nhược điểm lớn tác động tới nề nếp và chất lượng giáo dục, nề nếp và chất lượng đội ngũ. Quá trình giảm các lớp khu lẻ, tập trung học sinh về các khu trung tâm và khu lớp liên thôn đang được tiến hành.
Bảng 2.1. Thống kê quy mô phát triển của các trường Tiểu học qua các năm của huyện Thanh Miện
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh
2006-2007 19 281 8962
2007-2008 19 286 8959
2008-2009 19 287 8802
2009-2010 19 298 8915
2010-2011 19 303 8882
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
Trong những năm học qua cấp tiểu học luôn giữ vững quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn huyện, duy trì tốt sĩ số HS, không có HS bỏ học. Đến năm học 2010-2011, tổng số học
sinh duy trì 8882 với 303 lớp, đạt tỷ lệ 29,3HS/lớp. Bên cạnh đó, một số đơn vị quy mô lớp nhỏ, khó khăn cho việc quản lý, bố trí đội ngũ và nâng cao chất lượng.
2.1.3.3. Chất lượng giáo dục Tiểu học * Giáo dục đạo đức
Thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, pháp luật, nếp sống cho học sinh, GD&ĐT Thanh Miện đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học: Tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dạy môn Đạo đức, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tăng cường hoạt động đội, Sao nhi đồng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh… Vì vậy chất lượng đạo đức của học sinh Tiểu học đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh Tiểu học Thanh Miện về cơ bản chăm học, ngoan, có nề nếp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Tỷ lệ xếp loại tốt về hạnh kiểm tăng lên từng năm.
Bảng 2.2. Bảng xếp loại hạnh kiểm của học sinh Tiểu học qua các năm.
Xếp loại Tổng số học sinh
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
SL % SL % 2006-2007 8962 8953 99,9 9 0,1 2007-2008 8959 8950 99,9 9 0,1 2008-2009 8802 8793 99,9 9 0,1 2009-2010 8915 8915 100 0 0 2010-2011 8882 8882 100 0 0
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
* Về giáo dục văn hoá.
Thực hiện Luật phổ cập giáo dục Tiểu học và tư tưởng chỉ đạo “lớp 1 cấp I” của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện đã tập trung chỉ đạo để nâng dần chất lượng dạy và học ở Tiểu học. Từ năm học 1990-1991 trở lại đây Phòng đã chỉ đạo dạy đủ 9 môn ở Tiểu học, tăng cường số lượng
và điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, chỉ đạo đổi mới công tác dạy và học, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy các lớp 2 buổi/ngày… Những cố gắng đó đã tạo cho chất lượng văn hoá của bậc Tiểu học có bước chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán của học sinh Tiểu học có tiến bộ, tỷ lệ xếp loại văn hoá giỏi, khá được tăng lên, ...
Bảng 2.3. Bảng xếp loại văn hóa của học sinh Tiểu học qua các năm.
Xếp loại Tổng số học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL % 2006-2007 8962 1515 16,9 3925 43,8 3029 33,8 493 5,5 2007-2008 8959 1389 15,5 4399 49,1 2804 31,3 367 4,1 2008-2009 8802 1998 22,7 4551 51,7 2033 23,1 220 2,5 2009-2010 8915 2425 27,2 3833 43 2443 27,4 214 2,4 2010-2011 8882 2434 27,4 3828 43,1 2416 27,2 204 2,3
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện)
Bên cạnh những chuyển biến, tiến bộ trong chất lượng giáo dục cấp Tiểu học còn nhiều hạn chế: Sự chuyển biến còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng, trường, các kĩ năng đọc, nói, nghe, viết, tính toán, các yếu tố về thể chất, tình cảm trí tuệ của một số bộ phận học sinh nhất là các vùng xa trung tâm khó khăn và hạn chế còn thấp.
* Các điều kiện vật chất cho bậc Tiểu học. - Nguồn tài chính:
Tổng mức đầu tư tài chính từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục nói chung và giáo dục của Tiểu học nói riêng trong những năm qua không ngừng được tăng lên. Riêng năm 2011, tổng ngân sách đầu cho sự nghiệp GD&ĐT của huyện là 80.315.000.000 đồng (Trong đó: Bậc học Mầm non: 17.633.510.000 đồng; Cấp Tiểu học: 28.154.815.000 đồng; Cấp THCS: 33.402.675.000 đồng; Phòng GD&ĐT: 410.000.000 đồng). Đó là tỷ lệ tăng đáng kể, thể hiện chính sách tăng đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước cho giáo
dục. Sự tăng cường đó đã làm cho bộ mặt cơ cở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường Tiểu học có những cải thiện rõ rệt, thu nhập và đời sống của giáo viên tăng lên. Tuy nhiên nếu tính đến các yếu tố: hệ số mất giá của đồng tiền, quy mô học sinh tăng, lương giáo viên tăng, điều kiện dạy và học ngày càng đổi mới… thì tỷ lệ tăng ngân sách đó cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguồn hình thành tài chính do giáo dục trở nên đa dạng hơn trong đó từ ngân sách Nhà nước tiếp tục tăng song từ phía nhân dân đóng góp và các nguồn tài trợ khác cũng đạt tỷ lệ cao, điều đó cho thấy mức độ xã hội hoá nguồn vốn đầu tư đã đạt khá tốt.
Trong những năm qua, kinh phí đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo tăng lên song kinh phí dùng chi cho con người luôn chiếm 85-90% tổng chi, chi cho hoạt động thường xuyên của nhà trường chỉ đạt từ 10-15%. Tỷ trọng chi đầu tư cho tăng cường cơ sở vật chất trường học (kể cả mua sách và thiết bị) cũng chỉ đạt khoảng 10% tổng chi cho cả cấp học trong mỗi năm.
Mức đầu tư cho hoạt động dạy- học còn thấp tạo ra những khó khăn kiểu “Lực bất tòng tâm”; “Cái khó bó cái khôn”, khi áp dụng phương tiện dạy học để đổi mới phương pháp dạy học. Những khó khăn trên sẽ có tác động đến việc lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ và cách thức thực hiện chúng.
- Phòng học, cảnh quan sư phạm, sách và thiết bị trường học.
+ Từ những năm 1994-1995 trở lại đây, cơ sở vật chất trường học nói chung của các trường Tiểu học của Thanh Miện 100% các trường Tiểu học của huyện đã có địa điểm, cơ sở vật chất riêng và được kiên cố hoá trường, lớp học. Tính đến tháng 8/2010 toàn bậc học đã có 87,7% phòng học kiên cố, tỷ lệ phòng học/ lớp đạt và có 15/19 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 2 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
+ Số bảng, bàn ghế không đúng quy cách đã được thay thế 100%. Cảnh quan sư phạm của các trường Tiểu học được cải thiện đáng kể. Các trường Tiểu học đều có cổng trường, tường rào, hệ thống đường, sân tập trung được bê tong hóa, lát gạch đỏ, hệ thống cây xanh, cây cảnh được bố trí hợp lý, đẹp mắt.
+ Tuy nhiên do mức đầu tư cho hoạt động dạy- học còn thấp nên hiện trạng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho dạy học và học của bậc Tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn: Nhiều lớp ở các điểm lẻ về điều kiện dạy- học còn rất hạn chế (phòng chưa đủ kích thước, thiếu ánh sáng…), hệ thống các phòng chức năng còn rất ít, đồ dùng dạy học còn thiếu, việc làm và sử dụng đồ dùng còn hạn chế.
2.1.3.4. Khái quát về đội ngũ giáo viên Tiểu học
Trong những năm qua đội ngũ GV tiểu học tương đối ổn định, tỷ lệ GV trên lớp được tăng dần từ 1,3 giáo viên/lớp năm học 2006-2007 đến 1,4 giáo viên/lớp năm học 2010-2011. Đội ngũ GV tương đối đồng bộ về cơ cấu. Số GV có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ 96,5% (Đại học 40,3%, Cao đẳng 56,20%). Tỷ lệ đạt cao so với bình quân của tỉnh. Tuy vậy tỷ lệ GV có trình độ đại học còn thấp so với mục tiêu đề án của huyện. Bình quân tuổi đời khoảng 34,7; bình quân tuổi nghề 16,4. Chất lượng đội ngũ qua khảo sát đánh giá xếp loại GV tiểu học về chuyên môn-nghiệp vụ, có 28,7% xếp loại tốt, 56,6% xếp loại khá và còn 11,7% xếp loại trung bình. Kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học cuối năm học 2010-2011: 28,9% xếp loại Xuất sắc; 65,0% xếp loại Khá; 6,1% xếp loại Trung bình.
2.1.3.5. Khái quát về đội ngũ CBQL các trường Tiểu học:
Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số 39 CBQL có 30 CBQL là nữ chiếm 76,9%; Đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện trẻ, tuổi đời bình quân là 38,3. Số CBQL trong độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm 87,7%, từ 50 tuổi trở lên chiếm 12,3 %. Có 100% số CBQL là Đảng viên Có 34/39 đạt
87,2% CBQL có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. Các CBQL có tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Trình độ chuyên môn của CBQL cũng được quan tâm, 100% số CBQL có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó số CBQL có trình độ đại học là 84,6%, số CBQL có trình độ Cao đẳng là 15,4%. 100% số CBQL đã được bồi dưỡng về QLGD. Tuy nhiên, số CBQL có trình độ chuyên môn đại học còn thấp so với yêu cầu thực tế, số CBQL có trình độ đại học QLGD chỉ đạt 20,5%.