Khái niệm về đội ngũ giáo viên trong trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 25)

1.5.4.1. Đội ngũ GV:

Đội ngũ GV là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạy. Đội ngũ GV trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình giáo dục trong nhà trường. Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GV. Một đội ngũ GV tâm huyết với nghề nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực thì đây chính là lực lượng quan trọng đóng góp tích cực vào thành tích chung của trường. Vì vậy người quản lý nhà trường hơn ai hết phải thấy rõ vai trò của đội ngũ GV để củng cố và xây dựng lực lượng đó ngày càng vững mạnh.

1.5.4.2. Quản lý đội ngũ GV

Quản lý đội ngũ GV là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn, trình độ về QLGD theo đường lối, nguyên lý GD của Đảng. Thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến

1.5.4.3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo

Xây dựng đội ngũ nhà giáo thành một tập thể sư phạm vững mạnh, đó là : + Đội ngũ nhà giáo mạnh phải là đội ngũ nhà giáo nắm vững và thực hiện tốt đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu. Luôn trung thành với chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức rõ mục tiêu GD của Đảng.

+ Đội ngũ nhà giáo mạnh: phải là tất cả được đào tạo đúng chuẩn; không ngừng học tập để trau dồi năng lực, phẩm chất, có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn luôn trau dồi năng lực sư phạm để thực sự là một tập thể giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, kỷ cương, kỷ luật của nhà trường. Biết coi trọng kỷ luật, thấy kỷ luật là sức mạnh của tập thể.

+ Đội ngũ nhà giáo mạnh là luôn luôn có ý thức tiến thủ, ý thức xây dựng tập thể, phấn đấu trong mọi lĩnh vực. Mỗi thành viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong đó người hiệu trưởng thực sự là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, là linh hồn của nhà trường.

1.6 .Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.1.6.1.Vị trí của trường THCS. 1.6.1.Vị trí của trường THCS.

Điều 6 Chương 1 Luật Giáo dục ghi rõ: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp là cấp THCS và cấp THPT;

- Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Giáo dục THCS là cấp cơ sở của bậc trung học, cấp học này tạo tiền đề cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.

Giáo dục THCS là cấp học phổ cập phải “bảo đảm cho hầu hết thanh, thiếu niên sau khi hoàn thành tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (NQ số 40/2000/QH 10) [27]. Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về KTHN để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Sơ đồ 1.3. Vị trí của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông.

1.6.2. Mục tiêu, kế hoạch của giáo dục THCS1.6.2.1. Mục tiêu 1.6.2.1. Mục tiêu

* Mục tiêu của giáo dục phổ thông:“Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học

DẠY NGHỀ GIÁO DỤC MẦM NON GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TH THCS THPT GIÁO DỤCĐẠI HỌC GD THCN

sinh tiếp tục học lên đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 23 Luật Giáo dục). [25]

* Mục tiêu của giáo dục THCS : “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 23 Luật Giáo dục).

* Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục THCS :

- Về nội dung: giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học; bảo đảm cho học sinh có được những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

- Về phương pháp: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. (Điều 24, Luật Giáo dục).

1.6.2.2. Kế hoạch giáo dục của trường THCS

Mục tiêu giáo dục THCS là điểm xuất phát, đồng thời quán triệt mục tiêu phổ cập giáo dục THCS và một số đặc điểm của cấp học để xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình phổ thông mới (xem Bảng 1.1).

Chương trình mới của THCS có bổ sung thêm một số bộ môn, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh.

Bảng 1.1. Kế hoạch giáo dục của trường THCS theo chương trình phổ thông mới (Nguồn: Bộ GD&ĐT, 2008).

TT Hoạt động giáo dụcMôn học/ Lớp 6 Lớp 7Lớp/Tiết/TuầnLớp 8 Lớp 9

1 Toán 4 4 4 4 16 2 Vật lí 1 1 1 2 5 3 Hoá học 2 2 4 4 Sinh học 2 2 2 2 8 5 Ngữ văn 4 4 4 5 17 6 Lịch sử 1 2 1,5 1,5 6 7 Địa lí 1 2 1,5 1,5 6

8 Giáo dục công dân 1 1 1 1 4

9 Tiếng nước ngoài 3 3 3 2 11

10 Mĩ thuật 1 1 1 0,5 3,5 11 Âm nhạc 1 1 1 0,5 3.5 12 Công nghệ 2 2 2 2 8 13 Thể dục 2 2 2 2 8 14 Chủ đề tự chọn 2 2 2 2 4 Hoạt động giáo dục 1 Sinh hoạt lớp 1 1 1 1 4

2 Sinh hoạt trường 1 1 1 1 4

3 S.hoạt hướng nghiệp * *9 tiết/năm

4 Hoạt động GDNGLL * * * * *4 tiết/tháng

Tổng số 25 27 30 30

1.6.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS

Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS như sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tạo ban hành;

- Tiếp nhận HS, vận động HS bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục trung học trong phạm vi cộng đồng theo quy định của Nhà nước;

- Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức cho GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS; phổ cập giáo dục trung học.

1.7. Giáo viên trường trung học cơ sở

1.7.1. Vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên THCS1.7.1.1. Vị trí của người giáo viên THCS 1.7.1.1. Vị trí của người giáo viên THCS

Trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Đội ngũ GV là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục. Thầy giáo là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá, truyền thụ cho học sinh lí tưởng đạo đức cách mạng, bồi đắp cho học sinh nhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, dạy cho HS tri thức khoa học, kỹ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp.

Đội ngũ thầy cô giáo có mặt khắp trên mọi miền của tổ quốc, không quản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thử thách, cống hiến sức lực, tài năng, tâm trí cho bao thế hệ trẻ trưởng thành và thực sự trở thành chủ nhân xây dựng và bảo vệ đất nước.

1.7.1.2. Vai trò của người giáo viên THCS

Trong nhà trường GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục; là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường. Về vai trò của người thầy giáo, Bác Hồ khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [3].

Chức năng của người GV THCS: Trong nhà trường XHCN, GV có những chức năng sau đây:

- Chức năng của một nhà sư phạm: đây là chức năng cơ bản, thể hiện ở phương pháp dạy học và giáo dục HS của người GV. Để thực hiện tốt chức năng này, người GV phải biết tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS.

- Chức năng của một nhà khoa học: người GV nghiên cứu về nội dung chương trình, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, tổng kết kinh nghiệm, đề xuất những sáng kiến hay nói cách khác là tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học để giải quyết được những vấn đề thường xuyên nẩy sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học - giáo dục.

- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: ngoài việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, người GV còn phải biết tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia các hoạt động xã hội.

1.7.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở

- Mục đích của lao động sư phạm của người GV là nhằm giáo dục thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội; thực hiện chức năng di sản xã hội, chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội đảm bảo sự tiếp nối giữa các thế hệ và nâng cao hàm lượng chất xám trong lao động.

- Đối tượng lao động sư phạm của người GV là HS - thế hệ trẻ. Trong quá trình sư phạm, người GV là chủ thể, HS là đối tượng (khách thể) của lao động sư phạm. Quá trình sư phạm chỉ phát huy được hiệu quả khi phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.

- Công cụ lao động của người GV là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để thực hiện chức năng giảng dạy - giáo dục HS; đó là nhân cách của bản thân mà người GV tác động đến HS bằng cả tâm hồn, vẻ đẹp, trí tuệ của bản thân mình.

- Sản phẩm của lao động sư phạm của người GV là con người được giáo dục, đã có những chuyển biến sâu sắc trong nhân cách, chuẩn bị đi vào cuộc sống để thích ứng với xã hội hiện đại luôn thay đổi và phát triển.

1.7.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên trung học

* Điều 63 Luật Giáo dục quy định giáo viên có những nhiệm vụ sau đây: - Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.[25]

* Cụ thể hơn, Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ của GV bộ môn THCS như sau:

- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lí HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lí giáo dục.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước HS; thương yêu, tôn trọng HS; đối xử công bằng với HS; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp.

- Phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục HS.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

GV chủ nhiệm lớp, ngoài các quy định trên, còn có thêm những nhiệm vụ như: tìm hiểu nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục đúng đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; phối hợp với GV bộ môn, phụ huynh HS, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; nhận xét đánh giá xếp loại HS cuối kì, cuối năm học, đề nghị khen thưởng kỷ luật HS; báo cáo định kì, đột xuất với hiệu trưởng. GV-Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh được bồi dưỡng về công tác Đội, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động Đội và tham gia các hoạt động ở địa phương.

GV THCS có quyền: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS; được hưởng mọi quyền lợi vật chất tinh thần và được chăm sóc bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ chính sách đối với GV; được trực tiếp thông qua các tổ chức của mình tham gia quản lí nhà trường; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có) khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành; được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ nói trên.

1.7.4. Các yêu cầu đối với giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện tốt các chức năng nói trên, người GV trung học cần có những yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực sau đây:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 25)