và đào tạo trong quản lý đội ngũ GV bằng các tác động quản lý
a. Mục tiêu của giải pháp: Có 4 mục tiêu chính
* Nâng cao được nhận thức, hiểu biết của đội ngũ GV về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó xây dựng được đội ngũ GV vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; đội ngũ GV bên cạnh việc gương mẫu thực hiện còn là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực vận động mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
* Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ GV, lòng yêu nghề, yêu ngành, tất cả vì học sinh thân yêu. Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Sống trung thực lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
* Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ GV; tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao trong cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học và sứ mạng được giao.
* Nâng cao nghiệp vụ quản lý, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trong công tác quản lý nhà trường; nâng cao hiệu quả quản lý học sinh của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ chuyên trách đoàn đội.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp: Thực hiện 4 nội dung chính
nhằm đạt được 4 mục tiêu đã đề ra
* Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Tổ chức cho GV học tập các nội dung định chế về GD&ĐT, nâng cao nhận thức về mục tiêu GD và hiểu rõ nhiệm vụ năm học: Định chế là “Toàn bộ hệ thống những quan hệ pháp lý được quy định về một vấn đề”. Như vậy định chế giáo dục là toàn bộ những quan hệ pháp lý được quy định về công tác GD& ĐT.
Đội ngũ GV là đội ngũ nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến thế hệ trẻ đến và quần chúng nhân dân. Do đó đội ngũ giáo viên hơn ai hết phải nắm vững đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương; các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường.
- Đầu năm học các cấp quản lý giáo dục tổ chức quán triệt cho GV các chủ trương, đường lối của Đảng, , chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ năm học mới, đặc biệt là phải nắm vững mục tiêu đào tạo của cấp học. Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện tổ chức các đợt tập huấn định kì cho GV, trong quá trình học tập GV phải viết thu hoạch của bản thân, nêu được nhận thức mới của bản thân để vận dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình.
- Định chế giáo dục có thể là các văn bản có tính pháp quy của nhà nước mà các GV phải tuân thủ. Các quy định cụ thể này nhất thiết phải được phổ biến tới từng GV (đặc biệt lưu ý tới các GV trẻ và các GV mới vào nghề). Các nội dung chính, các tiêu chí cơ bản, quan trọng của định chế cần được công khai ở các nhà trường tạo điều kiện cho GV luôn luôn được tiếp cận. Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các định chế này, tránh tình trạng GV vi phạm rồi mới xử lý.
* * Nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp thông qua các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành phát động:
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành phát động cũng như nhiệt tình hưởng ứng và đóng góp công sức vào các phong trào thi đua do các cấp phát động là yêu cầu to lớn đối với chất lượng đội ngũ nhà giáo. Điều đó thể hiện đạo đức nhân cách, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên phải thực sự tiên phong trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Các chủ trương, phong trào, các đợt ủng hộ quyên góp do ngành phát động phải được GV nhận thức đúng và hưởng ứng thực hiện. Muốn vậy phải tuyên truyền cho GV hiểu rõ mục đích ý nghĩa của từng chủ trương, phong trào đã phát động.
- Các phong trào do các nhà trường phát động đều xoay quanh nhiệm vụ, kế hoạch năm học. Các phong trào chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước. như: Đại hội Đảng, Bầu cử Quốc hội, các ngày kỉ niệm 03/2, 22/12, 26/3, 19/5,
20/11.... Các cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không”,…các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào tự làm đồ dùng dạy học; phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, v.v.. Qua các cuộc vận động, các phong trào giúp GV xác định và nâng cao hơn về tư tưởng và lập trường chính trị; về hiểu biết truyền thống lịch sử của dân tộc cũng như của trường, của quê hương; về đời sống văn hoá - xã hội. Đặc biệt là giúp GV xác định ý chí phấn đấu trong chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề. Qua các cuộc vận động, các phong trào tạo ra tính sáng tạo trong thi đua giúp người GV trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của xã hội, giúp người quản lý rà soát nắm bắt được chất lượng đội ngũ GV, chọn ra các GV tiêu biểu, các chiến sĩ thi đua, GV giỏi các cấp; rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý. Thông qua các hoạt động phong trào tạo ra sự gần gũi giữa thầy và trò, lòng tin yêu giữa học sinh, phụ huynh và thầy giáo, tạo nên môi trường thân thiện, tăng thêm nguồn động viên từ học sinh và phụ huynh tới đội ngũ nhà giáo. Từ đó lòng yêu ngành, yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ GV được nâng cao, giúp GV tránh được những ảnh hưởng xấu của cơ chế thị trường và mặt trái của xã hội. Khuyến khích GV càng say sưa trong chuyên môn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ.
*** Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, GV về quy chế dân chủ cơ sở, về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV được biết, được bàn, được đóng góp trí tuệ, tham gia đóng góp xây dựng nội dung kế hoạch năm học.
- Các nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định thì phải thực hiện từng bước một cách thực sự dân chủ như: tuyển sinh, các tiêu chí thi đua, nhiệm vụ năm học, kế hoạch tài chính.... thi đua khen thưởng.
- Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong nhà trường có vai trò to lớn trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo. Các cấp uỷ Đảng phải coi sự phát triển
đảng trong đội ngũ GV và công tác xây dựng Đảng trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên. Xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, chi bộ có nhiều Đảng viên ưu tú xuất sắc, đó chính là đội ngũ GV đúng tầm, có chất lượng. Khi chi bộ và các đoàn thể mạnh thì càng tập hợp tổ chức tốt cho đội ngũ GV trưởng thành về mọi mặt, chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng cao. Các tổ chức Đảng và đoàn thể có vai trò to lớn trong việc tổ chức, động viên đội ngũ Đảng viên là GV, đội ngũ đoàn viên công đoàn là GV thực hiện nghiêm túc các định chế về giáo dục - đào tạo. Hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể thực sự có mối quan hệ khăng khít khi đó sẽ đảm bảo chế độ chính sách cho tập thể sư phạm; sẽ xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm; sẽ xây dựng và cũng cố và phát huy các truyền thống tập thể trong nhà trường; sẽ xây dựng bầu không khí, tâm lý thuận lợi, đoàn kết trong tập thể sư phạm và đó là nền tảng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
**** Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, tổ trưởng, chuyên trách đoàn đội và GVCN.
Đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ trưởng, các trưởng ban, các giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội là những thành viên quan trọng trong cơ cấu tổ chức của trường. Để thực hiện tốt các chức năng quản lý nói chung và nâng chất lượng quản lý nói riêng thì đội ngũ cán bộ quản lý (ban giám hiệu, tổ trưởng, trưởng các ban) phải đảm bảo mối quan hệ tốt nhất giữa các khâu và các cấp quản lý, phải có tính linh hoạt, sáng tạo, khả năng thích ứng với mọi tình huống xẩy ra. Đáp ứng được các yêu cầu thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin để tiến hành phối hợp hoạt động của các bộ phận để hoạt động có kết quả cao nhất.
Trong tập thể sư phạm, cán bộ quản lý, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường là những GV ưu tú, có tư tưởng chính trị tốt, có bề dày kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ chịu nhiều trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch, trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Nếu đội ngũ này có tinh thần trách nhiệm cao thì sự vận hành
của các bộ máy sẽ mạnh mẽ, ý thức trách nhiệm của từng GV sẽ được nâng cao. Chất lượng đội ngũ nhà giáo chắc chắn sẽ cũng cố và chuyển biến rõ rệt. Mặt khác, đội ngũ GV với chất lượng cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt lại càng yêu cầu, đòi hỏi vị trí, vai trò của người quản lý cao hơn. Cán bộ quản lý giáo dục phải thực sự trên tầm của GV. Đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ trưởng phải thực sự làm đầu tàu để vận hành mọi hoạt động tập thể sư phạm. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ này càng cao thì việc thực hiện và nâng cao định chế giáo dục và đào tạo càng có hiệu lực.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp:
- Các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước về GD&ĐT như: Luật GD 2005 (đã được chỉnh sửa, bổ sung năm 2009), Điều lệ trường phổ thông, Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT, các chỉ thị đầu năm học, kế hoạch dạy học, các quy chế về chuyên môn ...
- Phòng GD&ĐT, đội ngũ CBQL các nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho GV; có kế hoạch học tập, bồi dưỡng theo định kì và theo yêu cầu của cấp trên.
- Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể GV, học sinh về mục đích, tiêu chí của các cuộc vận động và phong trào thi đua do Ngành phát động. Cần xác định rõ trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua: Người thực hiện và người hưởng ứng cũng đều là GV. Từ cuộc vận động, phong trào tác động trực tiếp cũng phải tác động vào đội ngũ GV. Khi đó mục đích cuộc vận động, phong trào thi đua mới có hiệu quả, tác dụng và chất lượng đội ngũ mới thực sự nâng lên.
- Các cuộc vận động, các phong trào phát động cần có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và định rõ thời gian thực hiện, tổng kết. Cần duy trì theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào đã phát động, tránh tình trạng phong trào “đầu voi, đuôi chuột” sẽ không có kết quả và phản tác dụng, kết thúc mỗi cuộc vận động, phong trào phải tổng kết, rút kinh nghiệm trên địa bàn toàn huyện.
- Chăm lo xây dựng Đảng, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục mọi người phấn đấu theo lý tưởng của Đảng, kết nạp những GV ưu tú vào Đảng, tập hợp họ vào sinh hoạt các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên), qua đó phát huy được vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, gương mẫu, chủ động sáng tạo của người Đảng viên trong sự nghiệp trồng người.
- Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học phải được thể hiện cao nhất sự tập trung dân chủ của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Quy chế nội bộ nhà trường phải là sự thống nhất của tinh thần dân chủ hoá là ý nguyện của GV và chính là tiêu chí, nhiệm vụ để mọi người thực hiện. Hàng năm phải công khai các khoản thu,
chi của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tất cả các cán bộ, GV nhà trường đều được biết.
- Đội ngũ CBQL, các tổ trưởng, các trưởng ban,.... phải thực sự là những GV ưu tú, có uy tín trong đội ngũ GV.
- Để phát huy hết trách nhiệm, năng lực của đội ngũ này thì cần phải coi trọng, tín nhiệm họ trong mọi hoạt động của nhà trường, phải thể hiện tính dân chủ và tổ chức cho họ tiếp cận các kế hoạch của nhà trường một cách nhanh nhất; có lịch hoạt động, hội ý, họp, giao ban để lấy ý kiến trao đổi bàn bạc dân chủ, để họ phát huy năng lực, trí tuệ trong quản lý cũng như trong nhiệm vụ được giao. Tạo vị thế để khẳng định trách nhiệm cá nhân khi phụ trách tập thể. Tạo tính chủ động để họ kết hợp mọi yếu tố nhằm tổ chức xây dựng tập thể, nhóm phụ trách thành một tập thể mạnh trong nhà trường. Họ tự nhận thấy vị trí là một mắt xích trong guồng máy quản lý đội ngũ GV.
- Cần hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường kỷ luật, khép chặt chỉ tiêu trong các hoạt động. Hiệu trưởng cần tạo bộ máy cơ cấu tổ chức đồng bộ, vận hành và kiểm tra giám sát chặt chẽ để từ đó nâng cao trách nhiệm của tổ trường và cán bộ quản lý.