Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng GV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 95)

a. Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp:

* Tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp bồi dưỡng GV.

“Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Đó là nguyên lý không thay đổi”. “Để theo kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, GD nước ta hiện nay phải thay đổi nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp GD. Vì vậy ở GV phải thay đổi cách thức dạy học. Cách thức đó phụ thuộc vào 4 yếu tố luôn luôn thay đổi. Đó là câu trả lời cho 4 câu hỏi: Dạy ai? Dạy để làm gì? Dạy cái gì? Và dạy như thế nào? Lời đáp các câu hỏi trên cấu thành quá trình dạy học”.

Đối với GV nếu như giai đoạn đào tạo được thực hiện trong khoảng thời gian 3 hoặc 4 năm thì giai đoạn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng xảy ra trong suốt quảng đời dạy học. Bồi dưỡng vừa để duy trì những kiến thức đã học mà còn bổ sung những khiếm khuyết mà lúc đào tạo để lại và kiến thức mới. Bồi dưỡng để cho kỹ năng sư phạm trở thành kỹ xảo. Bồi dưỡng là sự phát triển, sử dụng tối đa kiến thức GV tích luỹ được từ khi học trong quá trình đào tạo, ngăn chặn sự hao mòn kiến thức. Quan trọng hơn bồi dưỡng là khuyếch đại cái được đào tạo đủ để phát triển năng lực GV, đáp ứng sự tăng lên của yêu cầu phát triển giáo dục của các cấp học.

Sự đổi mới nội dung chương trình, và phương pháp dạy học đòi hỏi công tác bồi dưỡng phải tạo tiềm lực để GV không chỉ thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó.

+ Đổi mới công tác bồi dưỡng GV đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục trong nước và trên thế giới.

+Đổi mới công tác bồi dưỡng GV cũng phải dựa vào chuẩn GV để bổ sung những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, về tư tưởng chính trị, về kiến thức, về kỹ năng sư phạm còn thiếu ở GV nhằm giúp tất cả GV có thể đạt chuẩn theo cấp độ tương ứng.

*Tăng cường bồi dưỡng, phân loại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Để có kế hoạch bồi dưỡng phân hoá, phân loại phù hợp đối tượng của GV thì cấp quản lý GD trong huyện cần tiến hành điều tra khảo sát, thăm dò, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp, để phân loại chất lượng GV hàng năm. Trên cơ sở đó cùng thống nhất lập ra kế hoạch bồi dưỡng phân hoá phân loại GV theo từng môn học cụ thể, theo địa chỉ cụ thể để khắc phục mặt còn tồn tại, hạn chế. Việc liên kết giữa các trường bằng việc thành lập tổ chuyên môn liên trường sẽ giúp cho công tác bồi dưỡng GV thuận lợi hơn về quỹ thời gian, tài chính và công tác giảng dạy của chuyên viên, giảng viên.

*Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức trong công tác bồi dưỡng GV

- Việc bồi dưỡng giáo viên không nên cứng nhắc theo một phương pháp cổ điển hay hiện đại mà phải phối hợp các phương pháp:

+ Phương pháp lấy chuyên gia làm trung tâm . +Phương pháp lấy phương tiện làm trung tâm. + Phương pháp lấy học viên làm trung tâm.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, bởi thế trong bồi dưỡng GV cần kết hợp cả 3 phương pháp này.

- Trong bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tập trung cho GV cần tăng cường chỉ đạo cho GV tự nghiên cứu, học tập theo các nội dung cần bồi dưỡng; tổ chức thảo luận ở tổ, nhóm chuyên môn theo khối lớp ở trường hoặc liên trường. Khuyến khích thảo luận cách vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn giảng dạy, nêu thắc mắc và tự giải đáp theo nhóm, tổng hợp các thắc mắc và đề xuất để giảng viên giải đáp. Sau mỗi đợt tập huấn cần tổ chức thi, viết thu hoạch và cấp chứng chỉ.

- Phòng GD&ĐT phải có một đội ngũ cốt cán bộ môn giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng GV phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phòng GD&ĐT cũng như của các nhà trường, không những mới về nội dung, phương pháp bồi dưỡng mà còn phải đổi mới cả về cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 95)