Giải pháp 1: Sắp xếp đội ngũ cán bộ, bố trí, phân công GV, luân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 86)

chuyển công tác.

* Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ phát huy hết năng lực, tiềm năng của đội ngũ CBQL, GV hiện có, từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện.

* Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp:

- Bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường hợp lý.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đội ngũ GV nói riêng, do đó việc bổ nhiệm, CBQL các nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. Ban giám hiệu thực sự có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực quản lý, năng lực chuyên môn tương xứng với người đứng đầu nhà trường.

+ Ở trường học ngoài BGH còn có các chức danh lãnh đạo khác: Thư ký hội đồng; Tổ trưởng chuyên môn; Trưởng các tổ chức, đoàn thể... Việc hiệu trưởng bổ nhiệm GV vào các chức danh nêu trên phải dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. Những người được đề bạt phải có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực tương xứng với các nhiệm vụ được tập thể tín nhiệm.

- Phân công chuyên môn giáo viên hợp lý.

Việc phân công chuyên môn giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo tính hợp lí, đồng đều, phải dựa trên năng lực chuyên môn của từng cá nhân, dựa trên đặc điểm chất lượng học sinh của từng lớp. Cần đảm bảo được cả chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà.

Phân công bố trí GV, nhân viên trong nhà trường là quyền hạn của người quản lý. Việc sắp xếp bố trí GV bộ môn, GVCN nếu hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Nội lực của nhà trường sẽ được phát huy có hiệu quả. Ngược lại, bố trí nhân lực không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV là ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong trường. Khi phân công bố trí GV người cán bộ quản lý cần phải suy tính nghiêm túc và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tuân thủ định mức lao động của nhà nước và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của GV trong hoạt động GD mà điều lệ trường phổ thông và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục ban hành.

+ Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.

+ Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một trời gian nhất định.

- Sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm:

Việc sắp xếp GVCN hợp lý không những đưa công tác giáo dục học sinh vào các hoạt động ngoài giờ của học sinh có chất lượng mà còn là cơ sở để GD chính trị tư tưởng cho đội ngũ GV, thông qua lòng yêu ngành, yêu nghề, thông qua hoạt động chuyên môn của GV. Hơn ai hết, người GV nói chung và người GVCN nói riêng phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tư cách, từ đó mới có lòng say mê yêu trẻ, giúp học sinh vượt qua mọi cám dỗ của tệ nạn xã hội, hướng dẫn học sinh đi đúng quỹ đạo mà mục tiêu giáo dục đề ra.

Việc lựa chọn GVCN lớp, người quản lý phải dựa vào tình hình đặc điểm của từng khối lớp, năng lực quản lý học sinh của từng GV. Cần tạo điều kiện để cho GV càng ngày càng hứng thú với công tác chủ nhiệm nhất là với đội ngũ GV trẻ.

- Bố trí GV bồi dưỡng học sinh giỏi.

Trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV, điều đặc biệt chú ý là nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ GV giỏi, đảm bảo cho công tác chất lượng mũi nhọn. Chọn và bố trí GV để bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề nhạy cảm, việc chọn lựa GV phù hợp cho bồi dưỡng học sinh giỏi, GV dạy và chủ nhiệm phù hợp cho từng khối, là việc làm đầu tiên của hiệu trưởng để đội ngũ GV và học sinh tin tưởng vào người quản lý, tin vào tài lãnh đạo của hiệu trưởng. Trong quá trình phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có những biện pháp để tạo ra sự kế cận, kế thừa dẫn tới mọi người có thể làm tốt khi được phân công

* Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Phòng GD&ĐT phải tham mưu cho UBND huyện trong việc bố trí sắp xếp đội ngũ GV các nhà trường, việc sắp xếp đội ngũ GV đồng đều về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có chú trọng các trường ở vùng khó khăn, các trường trọng điểm.

- Xây dựng quy chế dân chủ cho giáo viên ở những vùng khó khăn, quy định rõ thời gian công tác ở vùng khó khăn có như vậy GV mới an tâm công tác, phấn đấu;

- Khi phân công nhiệm vụ cho GV trong nhà trường hiệu trưởng cần phải căn cứ tình hình của trường, không nên máy móc rập khuôn. Phải xét tới mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w