Giải pháp 5: Xây dựng quy chế nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 99 - 105)

a. Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo động lực cho GV không những hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao mà còn toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp "trồng người"; tạo được không khí vui tươi, phấn khởi trong cơ quan, đơn vị; mọi người đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp:

Quy chế nội bộ trường học là việc thể chế hoá các quy định giáo dục đào tạo thành những quy chế, những chủ trương, những kế hoạch, những chỉ tiêu phấn đấu, những quy định, những nguyên tắc, lề lối làm việc dựa trên pháp luật hiện hành phù hợp tình hình thực tế của cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ GV, công nhân viên và học sinh trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Quy chế nội bộ trường học nó bao gồm tất cả các hoạt động của nhà trường, của các đoàn thể và mối liên quan với xã hội. Về công tác quản lý đội ngũ GV và nâng cao chất lượng đội ngũ GV, quy chế nội bộ cần đề cập một số vấn đề sau đây:

* Xây dựng chế độ công tác giảng dạy cho giáo viên

Việc xây dựng chế độ công tác giảng dạy, giáo dục cho GV là việc làm rất cần thiết. Nếu xây dựng chế độ không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy – học của GV và học sinh. Chế độ công tác cho giáo viên nên được thực hiện như sau:

- Mỗi tuần có một ngày nghỉ trong thời khoá biểu.

- Số giờ điều động thêm không quá 1/2 số tiết tiêu chuẩn.

- Thực hiện tốt nề nếp, các quy chế chuyên môn như vào lớp ra lớp đúng giờ, soạn bài, chấm trả bài đúng quy định,...

- Các hoạt động khác: mỗi giáo viên kiêm nhiệm không quá hai chức danh. - Quy định các hoạt động khác phải tham gia như lao động công ích, chỉ đạo lao động của GV chủ nhiệm, các hoạt động đoàn thể, hoạt động tập thể của trường.

* Xây dựng chế độ thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến

Hàng năm tuỳ theo đặc thù của từng trường ngoài các tiêu chí khen thưởng chung theo năm học thì mỗi nhà trường cần đưa ra một số tiêu chí khen thưởng có tính đột phá ở một số phong trào có tính quyết định trong năm. Lãnh đạo cần phải dùng biện pháp kinh tế - biện pháp kích cầu như: Thưởng cao cho GV có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi, GV đạt giáo viên dạy giỏi cấp cấp tỉnh, GV có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp tỉnh.

* Chăm lo đời sống giáo viên

Trong điều kiện kinh tế thị trường chăm lo tốt cuộc sống của GV về vật chất và tinh thần sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nhà giáo, đây là công tác nuôi dưỡng tập thể sư phạm mà các cấp quản lý cần phải quan tâm đúng mức.

Ngoài việc thực hiện đúng, kịp thời chế độ chính sách theo chế độ hiện hành thì việc tạo điều kiện thuận lợi để GV có thu nhập về vật chất và tinh thần là việc làm rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Trong tập thể sư phạm của bất kỳ một trường nào mỗi cán bộ GV cũng có những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Cần ổn định việc làm, nơi ăn chốn ở, an cư lạc nghiệp cho GV là việc làm cần thiết để hậu thuẫn cho hoạt động chuyên môn của GV, xây dựng, đầu tư các thiết bị tối thiểu cho giáo viên nội trú (nhà tập thể, điện, nước, ti vi, mạng Internet,…). Phòng GD&ĐT cần tham mưu cho UBND huyện quan tâm tạo điều kiện về đất, nhà ở cho giáo viên.

Xây dựng quy chế thăm, hỏi khi GV có hiếu, hỷ, ốm đau là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể (như BGH, công đoàn, đoàn thanh niên). Kết hợp chặt chẽ với BGH đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi phấn khởi.

Chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần cho GV trong những ngày Lễ, Tết. Cần có kế hoạch để giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục điển hình hàng năm trong dịp nghỉ hè.

* Xây dựng quy chế quản lý GV theo các nhiệm vụ chuyên môn

Trong hoạt động sư phạm không phải GV nào cũng hiểu rõ các nhiệm vụ chuyên môn của mình. Việc đưa ra quy chế quản lý GV theo nhiệm vụ chuyên môn, ở quy chế nội bộ cần thảo luận dân chủ sẽ giúp cho GV hiểu biết công việc, nắm được mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các tổ để phối hợp trong công tác, từ đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của GV.

Quy chế nội bộ cần quy định rõ ngày nghỉ của giám hiệu, ngày trực của từng giám hiệu, công việc trực của giám hiệu và của hành chính. Các hoạt động của ban, ngành trong trường như ban nề nếp, ban chuyên môn, ban thể dục vệ sinh, ban văn thể,... Các hoạt động của thư viện, phòng thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn. Nêu rõ cơ cấu tổ chức trong trường và mối quan hệ công tác, những quyền lợi, quyền hạn, chức năng, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức.

Trong tổ chuyên môn: Từ việc tách nhập tổ đến việc đề bạt tổ trưởng, tổ phó, phân công nhiệm vụ của từng tổ viên, kế hoạch hoạt động của tổ và của các thành viên cũng cần có sự quy định rõ ràng, chi tiết, cụ thể và thật sự dân chủ.

* Tạo sự bình đẳng của các GV trong các trường

Cần có chế độ đãi ngộ, quy chế chính sách đối với giáo viên ở vùng khó khăn, đặc biệt là quy chế thuyên chuyển, tuyển dụng để GV yên tâm công tác ở vùng khó khăn.

* Xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra và đánh giá xếp loại GV

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của học sinh tạo động lực cho chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Việc xây

dựng quy trình và đánh giá xếp loại GV là việc làm có tính dân chủ trong việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá xếp loại GV cần chú ý các mặt sau: - Kế hoạch:

+ Số lượng GV cần kiểm tra, đánh giá toàn diện trong năm (khoảng 30% GV trong toàn trường) cần có danh sách cụ thể từ đầu năm.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy. Các mặt Các yêu cầu Điểm tối đa Điểm giờ dạy Nội dung

1 Nội dung kiến thức chính xác, đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. 3 2

Đảm bảo tính hệ thống, làm rõ các nội dung trọng tâm, có nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh, liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục (tư tưởng, tình cảm, thái độ...).

3

Phương

pháp 3

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, lời nói rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo âm lượng thích hợp. 2 4 Chữ viết, trình bày bảng cẩn thận, khoa học,

học sinh dễ theo dõi. 2

5

Sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp giảng dạy, các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, kiểu bài lên lớp, nội dung kiến thức trong từng phần của tiết dạy.

2

6

Thực hiện việc dắt dẫn trong hình thành kiến thức, có biện pháp rèn luyện kỹ năng, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức.

3

Tổ

chức 7

Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, các hình thức dạy học, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu.

8 Tổ chức lớp học bảo đảm nền nếp, học sinh tập trung theo dõi bài giảng, học tập tích cực. 2

Kết

quả 9

Đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập hay giải quyết các vấn đề có liên quan.

2

Tổng điểm: 20

Xếp loại

Cách xếp loại : Điểm từng mục cho lẻ đến 0,5

-Loại giỏi : Tổng điểm đạt từ 17 điểm trở lên; mục 1, 2, 6, 9 phải đạt điểm tối đa.

- Loại khá: Tổng điểm đạt từ 14 điểm trở lên; mục 1, 2, 6 phải đạt ít nhất 2,5 điểm; mục 9 đạt ít nhất 1,5 điểm.

- Loại trung bình: Tổng điểm đạt từ 10 trở lên; mục 1, 2 đạt ít nhất 2,5 điểm. - Loại yếu kém: Tổng điểm đạt dưới 10 điểm.

Kiểm tra chất lượng dạy học của GV qua dự giờ thăm lớp của tổ trưởng, của Ban giám hiệu, của các chuyên viên, thanh tra viên về thanh tra...Kiểm tra dưới nhiều hình thức như báo trước hoặc đột xuất. Quá trình kiểm tra đặc biệt chú ý tư vấn, rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại khách quan, mang tính giáo dục, góp ý theo tinh thần xây dựng. Cần thông báo rõ tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy ở các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn thảo luận tiêu chuẩn đánh giá xếp loại.

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của GV khi kiểm tra phải được thông báo rõ loại hồ sơ cần kiểm tra, biểu điểm và cách xếp loại khi kiểm tra.

+ Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình: Đối chiếu qua kế hoạch cá nhân và phiếu báo giảng, sổ đầu bài. Sổ đầu bài ban giám hiệu phải nhận xét hàng tuần, đối chiếu với chương trình và phiếu báo giảng của GV.

+ Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của GV đối với học sinh: + Chế độ kiểm tra của GV theo phân phối chương trình.

+ Chế độ kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, điểm học kỳ. Giáo viên chấm bài và trả bài theo đúng quy định. Hiệu trưởng nhận xét hàng tháng sau sổ điểm lớp.

- Kiểm tra GV qua các công tác GD học sinh và các hoạt động xã hội. + Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm.

+ Kiểm tra việc GV tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể cùng học sinh. + Kiểm tra việc sinh hoạt hội họp và các hoạt động xã hội khác.

+ Kiểm tra việc quản lý giờ học của GV bộ môn trên lớp.

+ Kiểm tra kế hoạch và các hình thức sinh hoạt của tổ chuyên môn. + Tự kiểm tra kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch của ban giám hiệu.

Tất cả các mặt kiểm tra đều phải có kế hoạch cụ thể được phân bố thời gian hợp lý, có biểu điểm, có tổng kết, có thông báo ở các cuộc họp ở hội đồng GD.

Đánh giá GV là công việc quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường, của cấp trên với năng lực và phẩm chất của GV. Đánh giá giúp người quản lý nắm bắt được chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên qua đó tìm ra phương án quản lí hiệu quả, đồng thời giúp GV nhận rõ bản thân mình, từ đó rèn luyện, vươn lên hoàn thiện mình trong nghề nghiệp. Hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm các cấp quản lý cần đánh giá xếp loại GV (dựa vào Chỉ thị 40 của Bộ Chính trị và Chuẩn giáo viên trung học). Khi đánh giá xếp loại cần có những nhận xét khách quan của người quản lý về GV. Đánh giá, xếp loại GV phải được GV và tập thể sư phạm đồng tình. Đánh giá, xếp loại GV cần lưu vào hồ sơ của GV. Việc tự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là việc làm thường xuyên sau mỗi đợt phát động thi đua, sau mỗi tháng, mỗi kì tổng kết, rút kinh nghiệm, từng bước đưa hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường đi vào nề nếp, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng đội ngũ GV.

- Các quy định về chế độ công tác của GV, chế độ thi đua khen thưởng, công tác thanh tra, kiểm tra của nhà trường... đều được dân chủ bàn bạc, thống nhất trong hội đồng giáo dục nhà trường. Khi GV đồng thuận thì sẽ có ý thức tự giác thực hiện.

- Công tác khen thưởng và kỷ luật phải làm thường xuyên, công bằng chính xác, không chạy theo thành tích, nhằm động viên khuyến khích mọi người làm tốt hơn, đáp ứng kỷ cương trách nhiệm của nhà giáo.

- Cần chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ, giáo viên, không ngừng nâng cao vị thế nhà giáo, bảo vệ danh dự cho nhà giáo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 99 - 105)