2.2.1. Nội dung, cách thức nghiên cứu thực trạng:
Để làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Thạch Hà, việc đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ GV là rất cần thiết. Phương pháp nghiên cứu là: Điều tra khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sâu bằng quan sát tại chỗ. Lấy ý kiến chuyên gia tổng kết kinh nghiệm. Được sự giúp đỡ của GV hướng dẫn, trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GV trung học, chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi ý kiến về thực trạng chất lượng đội ngũ GV. Phiếu xin ý kiến về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS (Xem phụ lục)
- Trực tiếp tới các trường THCS trong huyện, cơ quan phòng GD&ĐT lấy số liệu, tập hợp số liệu qua các năm học.
- Số lượng các trường và CBQL - GV ở các trường được gửi phiếu hỏi điều tra gián tiếp và trực tiếp là:
+ 48 phiếu cho tổ trưởng chuyên môn và 16 phiếu của cán bộ quản lý ở các trường trong huyện.
- Các báo cáo thực trạng chất lượng giáo viên ở tất cả các trường trong toàn huyện, tại thời điểm tháng 9/2012
- Các số liệu báo cáo về phòng GD&ĐT từ năm học 2007-2012 đến nay.
2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thạch Hà
Qua số liệu điều tra nhận thấy: Số lượng GV đạt chuẩn tuy tỷ lệ cao song cơ bản là số lượng GV đào tạo hệ không chính quy. Số lượng GV trên chuẩn phần lớn là hệ tại chức. Số lượng giáo viên là Đảng viên 369 chiếm tỷ lệ 60.6%; Giáo viên nữ 436 chiếm tỷ lệ 71.7% , tỷ lệ giáo viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ nuôi con nhỏ cao (Dưới 36 tuổi là 297 chiếm tỷ lệ 48,9%)
Hiện nay đội ngũ giáo viên THCS huyện Thạch Hà có sự bất cập giữa số lượng và chất lượng, giữa trình độ đào tạo và trình độ qua khảo sát thực tế. Đa số giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, không có giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Về lý thuyết đội ngũ giáo viên đảm nhận được việc dạy học theo hướng đổi mới nhưng thực tế chất lượng đội ngũ còn nhiều hạn chế ở một số mặt, đặc biệt là nghiệp vụ sư phạm. Tỷ lệ GV đứng lớp ngày càng tăng, thừa so với quy định, nhưng tỷ lệ GV ở các môn học không đồng đều. Thiếu GV các môn Sinh, Hóa, Địa. Tỷ lệ GV/lớp ở các trường không đồng đều, có trường tỷ lệ 1,95 có trường trên 2,6.
- Phần lớn GV có ý thức chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền vận động mọi người chấp hành tốt pháp luật, tham gia tổ chức các hoạt xã hội đạt khá và tốt ở tỷ lệ cao, tỷ lệ chưa đạt yêu cầu là không còn. Tuy vậy vẫn còn một số thờ ơ, thiếu tôn trọng công việc, vẫn còn 1 GV xếp trung bình.
- Số lượng GV đạt khá giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ là chiếm 79,1 %, số đạt trung bình và yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 20,9%. Tỷ lệ này không đồng đều cho các trường. Vẫn còn số GV giảng dạy các môn không đúng chuyên môn
đào tạo, một số GV năng lực chuyên môn thấp do đó hiệu quả giảng dạy chưa đạt yêu cầu. Kết quả phân loại chung còn có 23,5% GV đạt trung bình và yếu.
* Nhận xét chung:
Như vậy qua đánh giá chất lượng GV của phòng GD&ĐT, của cán bộ quản lý các nhà trường, và tự đánh giá của GV, nhìn chung kết quả đánh giá cơ bản là giống nhau, từ đó chúng tôi rút ra một số nhận xét chung như sau:
- Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị:
Tỷ lệ yếu về đạo đức tư cách của GV là không còn, kết quả xếp loại GV loại trung bình chiếm tỷ lệ 0,2%. Số GV là Đảng viên, Đoàn viên chiếm tỷ lệ cao cho nên ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền vận động mọi người chấp hành tốt pháp luật, tham gia tổ chức các hoạt xã hội đạt khá và tốt ở tỷ lệ 66%. Luôn luôn có ý thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ứng xử đúng mực với học sinh, với đồng nghiệp. Lối sống, tác phong đúng chuẩn mực của nhà giáo.
Tuy vậy vẫn còn một số ít GV thờ ơ, thiếu gương mẫu trong việc vận động mọi người có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Một số ít GV còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với HS, với đồng nghiệp thiếu mẫu mực, lối sống tác phong còn tuỳ tiện, gây phản cảm với HS.
- Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh:
Phần lớn GV biết phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức đoàn đội, Hội cha mẹ HS để thu thập thông tin về HS nhằm xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; thường xuyên nắm bắt thông tin về việc học tập và rèn luyện đạo đức của HS từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học và giáo dục; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục sát đúng với thực tế. Tuy vậy vẫn còn một số giáo viên thiếu trách nhiệm, chưa thực sự quan tâm đến từng HS, đặc biệt là HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn nên chưa xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục sát, đúng với thực tế.
Bên cạnh phần lớn GV đã nắm bắt và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục, vẫn còn có không ít giáo viên chưa chịu khó thâm nhập thực tế, ngại tiếp xúc với chính quyền, đoàn thể và cha mẹ HS nên chưa hiểu rõ phong tục tập quán của địa phương. Rất ít GV biết vận dụng phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình, cộng đồng và khai thác các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của HS.
- Về năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
+ Xây dựng kế hoạch dạy học:
Đa số GV biết lập kế hoạch dạy học năm, soạn giáo án theo yêu cầu quy định . Kế hoạch có tính khả thi, được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, giáo án thể hiện được sự thống nhất giữa dạy và học, có tính đến đặc điểm của từng đối tượng HS. Tuy nhiên, số GV có kế hoạch dạy học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện được sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp, phù hợp với đối tượng HS chưa nhiều (tỷ lệ 32.6%).
+ Xây dựng kế hoạch các mặt giáo dục khác (Công tác chủ nhiệm, công tác đoàn đội, các công tác khác khi được phân công):
Qua điều tra phần đông GV đã biết xây dựng kế hoạch thể hiện được mục tiêu, các hoạt động chính, tiến độ thực hiện khá phù hợp với đối tượng giáo dục, nhưng sự đầu tư theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo ở HS, nhiều GV chưa làm được. Kế hoạch chưa đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Về năng lực thực hiện kế hoạch dạy học.
Qua tự đánh giá của GV và đánh giá của CBQL cho thấy: Phần lớn GV làm chủ kiến thức, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, nắm được mạch kiến thức môn học, nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học trực tiếp giảng dạy với kiến thức các môn học khác. Tuy nhiên số GV nắm chắc kiến thức môn học, có kiến thức chuyên môn sâu để bồi dưỡng HS giỏi, để giúp đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó chưa nhiều. Cá biệt còn có GV chưa nắm chắc kiến thức toàn cấp đặc biệt là ở lớp cuối cấp. Nguyên nhân việc bố trí giảng dạy cho GV chưa khép kín toàn cấp; GV còn chưa chịu khó dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp.
+ Đảm bảo chương trình môn học:
GV đã bám chuẩn: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, chương trình môn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý đến nhu cầu phân hoá HS. Nhưng phần đông GV chưa linh hoạt sáng tạo trong thực hiện kế hoạch đã đề ra, yêu cầu phân hoá mới ở mức đạt yêu cầu. Chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng HS yếu kém và học sinh có năng khiếu.
+Vận dụng các phương pháp dạy học:
Qua khảo sát thực trạng chất lượng GV cho thấy đây là mặt yếu nhất, mặc dù GV đã vận dụng được một số phương pháp dạy học theo đặc thù môn học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số GV chưa thật sự chú ý đổi mới phương pháp dạy học còn chiếm tỷ lệ cao (48,3% đạt TB và yếu), cá biệt vẫn còn một số GV dạy học theo kiểu đọc - chép, chưa chú ý đến việc rèn luyện phong cách học tập mới cho HS để nâng cao kết quả học tập (còn 23,3% loại yếu), dẫn đến tỷ lệ HS xếp loại trung bình, yếu và kém chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng trên là: Tinh thần tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số GV chưa cao, số GV mới ra trường chưa có kinh nghiệm, một số GV tỏ ý bằng lòng với công việc hiện có. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu hoặc không đồng bộ gây khó khăn cho GV dạy học theo phương pháp mới.
Số GV sử dụng đồ dùng dạy học chưa có hiệu quả còn phổ biến, nguyên nhân do điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị còn nghèo nàn, cũng như do thói quen ngại khó của GV và công tác quản lý của ban giám hiệu các nhà trường chưa nghiêm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn - giảng của GV còn hạn chế. Nhiều GV chưa biết sử dụng máy vi tính. Một số phần mềm dạy học chưa được sử dụng do giáo viên chưa có ý thức và cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Vì vậy trong giờ lên lớp, GV chưa có thói quen sử dụng CNTT vào dạy học. Số giáo viên biết sử dụng máy chiếu đa năng, giáo án điện tử để dạy học chưa nhiều. Tỷ lệ thống kê cho biết còn rất nhiều GV chưa làm tốt công việc này (trung bình và yếu còn 43,7 %).
+ Xây dựng môi trường học tập:
Việc tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, an toàn và lành mạnh được các nhà trường chú trọng; khuyến khích HS mạnh dạn tự tin, không bị động trả lời câu hỏi của GV mà còn chủ động nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình trước GV và trước bạn bè được phần đông GV quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn một số GV do kinh nghiệm, do tinh thần trách nhiệm, nên thường áp đặt, thiếu dân chủ, thiếu tôn trọng đối với HS cho nên chưa tạo được không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi HS tham gia vào các hoạt động học tập có sự cộng tác, hợp tác (đặc biệt là số HS yếu kém); thiếu bình tĩnh, tự tin trong giải quyết tình huống sư phạm, chưa lắng nghe ý kiến HS, chưa chú trọng tổ chức các hoạt động nhận thức, giúp HS chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm. Vẫn còn 21,7% trung bình và yếu.
+ Quản lý hồ sơ dạy học:
Các loại hồ sơ từng năm được quy định cụ thể, có tổ chức kiểm tra nên hầu hết GV có đủ loại hồ sơ, sắp xếp bảo quản khá tốt, một số GV đã có ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung. Tuy nhiên phần đông GV còn xem nhẹ xây dựng hồ sơ đạt chuẩn, đặc biệt là hồ sơ tự học, tự bồi
dưỡng, hồ sơ tích luỹ chuyên môn, mới làm để đối phó, nên chất lượng nội dung hồ sơ chưa cao.
- Về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.
+ Giáo dục qua môn học:
Hàng năm GV được tham gia các lớp tập huấn, các chuyên đề về giáo dục HS, do đó phần đông GV chủ động khai thác được nội dung bài học, biết liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS, gần gũi với HS, luôn lấy hành vi, đạo đức, tác phong người thầy làm gương cho các em, biết khai thác các nội dung bài dạy phục vụ cho giáo dục pháp luật, dân số, môi trường, an toàn giao thông, truyền thống quê hương, đất nước…Bên cạnh đó vẫn còn một số GV chưa chú ý đúng mức việc liên hệ thực tế hoặc chưa biết liên hệ một cách sinh động nên gò bó, khô cứng dẫn đến kết quả giáo dục HS chưa cao.
+ Giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác:
Các hoạt động giáo dục khác như: Chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp số đông GV thực hiện khá tốt, biết gắn với phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Nhiều GV chủ nhiệm đã xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động đối với lớp chủ nhiệm. Có kế hoạch hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh HS và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục HS. Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh, chịu khó tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh HS để có biện pháp giáo dục thích hợp. Song vẫn còn một số GV do năng lực quản lý HS yếu nên ngại làm công tác chủ nhiệm, chưa tận tụy để thúc đẩy phong trào ở lớp mình phụ trách. Ý thức xây dựng tập thể, xây dựng trường chưa cao dẫn đến việc tham gia các hoạt động ngoài giờ của một số GV chưa thật tốt. Công tác quản lý của các cấp lãnh đạo chưa đủ mạnh, chưa kích thích, động viên để GV tham gia, hăng say công việc.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt động xã hội, chăm sóc và bảo vệ các khu di tích lịch sử, văn hoá,... đã được giao cho từng nhà trường, từng GV theo từng năm, do đó GV đã thực hiện khá đầy đủ theo kế hoạch
+ Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục:
Phần đông GV đã vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng.
-Về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức.
+Đánh giá kết quả học tập:
Số lượng GV chưa thực hiện tốt việc đối xử công bằng với HS còn chiếm tỷ lệ cao do nể nang, thiếu trách nhiệm, thiếu công khai, công bằng, khách quan, chính xác dẫn đến việc xếp loại học sinh, nhất là xếp loại học lực, học sinh tiên tiến, HS giỏi toàn diện chưa thực chất. Chưa chú trọng phát triển năng lực tự đánh giá của HS, chưa sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh dạy và học. Đa số GV chưa biết tự thiết kế công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sao cho sát, đúng với thực tế.
+ Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức:
Một số GV còn nể nang, thờ ơ, thiếu trách nhiệm, chưa sâu sát, gần gũi, thân ái độ lượng với HS; việc đánh giá, xếp loại rèn luyện của HS còn thiếu trách nhiệm, thiếu công khai, công bằng, khách quan, chính xác, mang tính định kiến dẫn đến việc xếp loại đạo đức HS chưa thực chất. Giáo dục, giúp đỡ HS cá biệt ít được chú ý phần