Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THC Sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ GV đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều năm qua các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Hàng năm phòng GD - ĐT, các nhà trường đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

- Tập trung triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng chính trị tư tưởng, phối hợp tốt với trung tâm chính trị huyện, UBND huyện mở các đợt học chuyên đề chính trị để triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, các định chế giáo dục. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Triển khai thực hiện bồi dưỡng GV theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tham gia học đại học, sau đại học để nâng cao tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Xây dựng quy chế nội bộ từng trường học, thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ, GV.

- Đánh giá xếp loại giáo viên từng kỳ, từng năm. Đẩy mạnh hoạt động của tổ nhóm chuyên môn các trường, liên trường. Phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành GV giỏi các cấp.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, thư viện, phòng học bộ môn đạt chuẩn mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho đổi mới dạy học, xây dựng nhà ở nội trú cho GV, từng bước cải thiện đời sống GV. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức tôn vinh nhà giáo, thu hút người tài, khen, thưởng xứng đáng cho GV có tâm huyết, có thành tích cao.

- Phát động phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học (hai năm thi một lần).

* Những khó khăn hạn chế:

Bên cạnh những cố gắng của các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý từ phòng GD&ĐT đến các nhà trường. Thực tế công tác phát triển đội ngũ GV trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như: Chưa có giải pháp tổng thể, đồng bộ dài hơi. Sự đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện nhà trường, sân chơi, bãi tập, và đặc biệt là kinh phí hoạt động cho giáo dục còn hạn chế. Yêu cầu đổi mới giáo dục cao nhưng cơ sở vật chất, thiết bị chậm được trang bị, đổi mới. Một số trường chưa có thư viện, phòng học bộ môn đạt chuẩn, đồ dùng dạy học không đáp ứng với yêu cầu của sách giáo khoa mới. Chế độ tiền lương trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của GV nhưng chưa nâng cao thêm đời sống của GV. Những vấn đề này đang là những cản trở trong việc tạo ra động lực mạnh mẽ với CBQL cũng như GV đứng lớp. Công tác bồi dưỡng còn hình thức, hiệu quả kém do chưa đổi mới công tác bồi dưỡng và do kinh phí hết sức hạn hẹp. Chế độ, chính sách khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ còn ít.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)