Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 107 - 109)

* Nội dung và tổ chức thực hiện

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với ban đại diện phụ huynh, hội khuyến học địa phương:

Ban đại diện cha mẹ HS và Hội khuyến học ở địa phương là những nhân tố quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục HS.

Đối với Ban đại diện cha mẹ HS phải tạo được mối liên kết 2 chiều. GVCN thay mặt nhà trường kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ HS của lớp mình phụ trách, để nắm tình hình học tập rèn luyện của các em ở nhà. Vì ngoài giờ học, cha mẹ là người quản lý trực tiếp các em. Giữ mối liên hệ chặt chẽ hàng tháng để nắm tình hình học tập của HS nhằm kịp thời uốn nắn các em khi sai phạm, bồi dưỡng các em khi học yếu kém.

Nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ HS tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch, về nguồn nhằm tăng cường giáo dục các em về thiên nhiên, môi trường; về truyền thống lịch sử dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước.

Ngoài ra, nhà trường cần kết hợp với Hội khuyến học và chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm phát huy nội lực của nhà trường, tạo ra sức mạnh thực sự cho trường. Vận động các nhà hảo tâm, các tập thể, cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ở địa phương; trên cơ sở là tăng cường, bổ sung CSVC, bổ sung thiết bị dạy học, thành lập các quỹ học bỗng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn….

- Thực hiện tốt công tác phối hợp bên trong và bên ngoài nhà trường:

Thực tế cho thấy, HS mỗi ngày ở trường khoảng 5/24 tiếng; còn lại 19 tiếng các em sinh hoạt trong gia đình và ngoài xã hội. Chính vì vậy, ta phải kết hợp 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong quá trình quản lý và giáo dục các em.

- Nhà trường phải đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục HS. Vì các thầy cô giáo đã được trang bị kiến thức và phương pháp sư phạm để truyền đạt kiến thức khoa học, giáo dục đạo đức HS và giúp các em từng bước mở rộng thế giới quan của mình.

- Gia đình có vai trò cơ bản trong việc giáo dục HS. Vì người thầy đầu tiên trong đời các em chính là cha mẹ các em. Bằng truyền thống gia đình, dòng họ, cha mẹ sẽ dạy các em biết lễ phép, vâng lời thầy cô… Do đó giáo dục gia đình phải là thành tố cơ bản trong việc giáo dục đạo đức, hoàn thành nhân cách cho các em.

- Nhân tố ngoài xã hội bao gồm các cơ quan đoàn thể ở địa phương không thể thiếu trong quá trình giáo dục HS. Vì thời gian các em tiếp xúc với xã hội là khá nhiều. Trong môi trường xã hội có rất nhiều điều hay để các em học hỏi. Nhưng song song đó cũng không ít những tệ nạn xã hội mà chúng ta đang lên án. Chính vì thế, lực lượng xã hội sẽ góp phần rất lớn trong khâu giáo dục đạo đức cho HS ngoài giờ đến trường.

3.4. Thăm dò khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS ở huyện Thạch Hà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ (Trang 107 - 109)