Hiệu trởng các trờng Mầm non Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa
Qua điều tra ở 18/25 trờng MN thành phố Thanh Hóa, chúng tôi thấy việc quản lý hoạt động chuyên môn ở các trờng MN trong thành phố có những mặt mạnh và những hạn chế sau:
+ Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ giáo viên 100% là nữ, có tinh thần ý thức cao, yêu nghề mến trẻ. Các nhà trờng thực hiện nghiêm túc Điều lệ trờng mầm non, quy chế chuyên môn và đã thực hiện hóa Luật giáo dục trong nhà trờng.
Trong quá trình quản lý hoạt động chuyên môn của các đồng chí Hiệu trởng luôn bám sát mục tiêu của Đảng, Nhà nớc và của ngành về giáo dục Mầm non.
+ Mặt hạn chế: Chế độ chính sách hỗ trợ (lơng) cho giáo viên mầm non hợp đồng còn thấp cha đáp ứng đợc với nhu cầu. Một số cán bộ quản lý trẻ mới đợc bổ nhiệm, vì vậy về kinh nghiệm quản lý, tổ chức cũng nh công tác tham mu cha đáp ứng đợc với yêu cầu hiện tại.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dỡng - chăm sóc và giáo dục trẻ ở một số nhà trờng còn thiếu nhiều.
2.4.1. Nguyên nhân của thành công
Đờng lối đổi mới về Giáo dục - Đào tạo với quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc đã tác động đến tất cả các địa phơng, các thành phần kinh tế. Trình độ, chất l- ợng của nguồn nhân lực là yêu cầu bức thiết đặt ra với ngành Giáo dục - Đào tạo. Vì vậy đã có sự biến đổi tích cực của các cơ quan quản lý giáo dục trong việc quản lý hoạt động chuyên môn của các trờng mầm non.
- Thành uỷ, UBND thành phố Thanh Hoá đã sớm có chủ trơng trong việc nâng cao chất lợng dạy và học, đã xây dựng và phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Thanh Hóa đến năm 2020”.
- Truyền thống hiếu học của thành phố Thanh Hoá từng bớc đợc phát huy, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ. Nhân dân đã không tiếc công tiếc của đầu t cho việc học của con em mình, hỗ trợ nhà trờng trong việc thực hiện dạy tốt, học tốt.
- Đội ngũ quản lý nói riêng, đội ngũ giáo viên nói chung đã đợc chuẩn hoá, chất lợng của hoạt động quản lý, sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm đã đợc quan tâm. - Đặc biệt là hiệu trởng các trờng mầm non đã biết phát huy tác dụng, vai trò của ngời hiệu trởng, quản lý toàn diện nhà trờng, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền giáo dục đối với các bậc phụ huynh tốt, tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh và chính quyền địa phơng để từng bớc củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị trong và ngoài nhà trờng.
- Làm tốt công tác thi đua khen thởng, phối hợp với công đoàn và các tổ chức trong trờng, đặc biệt là hoạt động nữ công vì cán bộ giáo viên mầm non 100% là nữ,
tạo đợc bầu không khí vui vẻ, hoà đồng và sự gắn bó của các cá nhân và tập thể trong các hoạt động chuyên môn tại trờng.
2.4.2. Những nguyên nhân của hạn chế
- Việc đầu t kinh phí mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nuôi d- ỡng - chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, cha đáp ứng đợc yêu cầu thực tế.
- Các chính sách khuyến tài trong hoạt động chuyên môn cha đợc quan tâm đúng mức.
- Công tác bồi dỡng và tự bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ thờng xuyên của giáo viên cha cao.
- Việc giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết dạy cha đầy đủ.
- Một số giáo viên chất lợng đào tạo không tơng ứng với trình độ đào tạo.
- Mạng lới trờng lớp cha thật sự hợp lý, một số trờng mầm non diện tích quá nhỏ, ít lớp, lại không tập trung một khu mà chia thành nhiều khu lẻ, khó khăn trong việc tổ chức nuôi dỡng - chăm sóc giáo dục các cháu cũng nh trong sinh hoạt chuyên môn.
- Một số quản lý nhà trờng năng lực quản lý còn hạn chế. Cụ thể nh việc kiểm tra kế hoạch chung còn cha linh hoạt, một số đồng chí HT còn cha mạnh dạn giao việc, uỷ quyền cho cán bộ cấp dới.
- Một số cán bộ quản lý cha thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế, cha tự khẳng định mình trớc đội ngũ giáo viên nhà trờng.
- Năng lực quản lý, khả năng vận dụng giữa lý luận và thực tiễn của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, lúng túng nhất là cán bộ quản lý trẻ, hầu hết là họ mới đợc bổ nhiệm cha đợc học qua trờng lớp quản lý nào nên kinh nghiệm thực tế về quản lý rất ít ỏi.
- Việc viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi của giáo viên còn mang tính đối phó, hình thức, thiếu tính sáng tạo và thực tiễn.
- Việc xác định các nội dung hoạt động chuyên môn của các trờng mầm non ở một số cấp quản lý cha đầy đủ.
- Các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trởng các trờng mầm non cha mang tính khả thi, đồng bộ.
Việc tìm kiếm những giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp, hữu hiệu để khắc phục những tồn tại trên và giữ vững, phát huy những kết quả đã đạt đợc là yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lợng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trờng Mầm non thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và các nhà tr- ờng Mầm non nói chung.