Các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.7.3. Các tổ chức xã hội

Các tổ chức, đoàn thể xã hội là những tổ chức, đoàn thể do người dân tự nguyện lập nên nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm hay cộng đồng trong việc tương trợ giúp đỡ nhau về đời sống, sinh hoạt xã hội. Các tổ chức đoàn thể thường có ý thức về tôn chỉ, mục đích chung nên dễ thành lập, tổ chức các hoạt động cũng như duy trì ý nghĩa mục đích của tổ chức, đoàn thể trong các thành viên của mình, nó thường bền vững do có cơ sở tại chỗ. Các đoàn thể quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức như Nhóm hộ dùng nước, Hiệp hội làng nghề... các tổ chức, đoàn thể được lập ra bởi các nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, tín dụng, nghề nghiệp. Các tổ chức này gắn kết các thành viên và hoạt động theo pháp luật và những quy định của tổ chức đoàn thể vì lợi ích chung. Thông qua vai trò thành viên của một tổ chức, các cá nhân trở nên tích cực hơn, tự giác hơn, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực và cho cả các thành viên khác. Ở nông thôn, các thành viên của các tổ chức này còn gắn kết với nhau bởi tình làng, nghĩa xóm. Các tổ chức có vai trò rất tích cực trong các hoạt động khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng, vận động các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất, văn hoá, y tế, giáo dục, môi trường,... Các tổ chức đoàn thể còn là chỗ dựa vững chắc của chính quyền địa phương, cùng chính quyền thực hiện tốt việc phát huy quyền tự chủ của người dân trong các hoạt động PTNT [10].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w