Tình hình kinh tế xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.5.2.2. Tình hình kinh tế xã

Cơ cấu kinh tế xã từ năm 2008 - 2010 được thể hiện ở bảng 2.2

Tổng giá trị sản xuất của xã Thanh Tân qua 3 năm tăng lên đáng kể. Năm 2008 là 37.011,272 triệu đồng, năm 2009 là 42.752,480 triệu đồng. Đến năm 2010 tăng lên tới 49.338,310 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,46%. Như vậy việc áp dụng mô hình nông thôn mới ở xã bước đầu đã thu được nhiều kết quả tốt.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính và cũng là nguồn thu chính của xã. Qua 3 năm, tổng GTSX ngành N - L - TS năm 2010 là 22.401,650 triệu đồng, chiếm 45% tổng GTSX bình quân mỗi năm, tổng GTSX ngành N - L - TS tăng 11,8%.

Trong trồng trọt, GTSX năm 2008 là 12.164,282 triệu đồng, năm 2009 tăng lên là 14.008,483 triệu đồng. Qua 3 năm diện tích đất trồng trọt tuy giảm nhưng đây là năm được mùa của bà con nông dân.

Về chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 12,12%

Trong sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Tân, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản. Năm 2010, GTSX thuỷ sản là 626 triệu đồng. Bình quân qua 3 năm GTSX ngành thuỷ sản tăng 4,79%. Do người dân đã áp dụng được những tiến bộ khoa học mới vào NTTS.

Tốc độ phần trăm bình quân tăng lên nhiều qua 3 năm về giá trị ngành CN - XD - CB là 28,66% năm. Trong đó ngành chế biến thủy hải sản đóng góp một phần quan trọng vào tổng GTSX của ngành CN - XD - CB. Còn GTSX ngành TM - DV cũng tăng lên qua 3 năm. Tốc độ phần trăm bình quân 3 năm qua của ngành là 9,22% năm. Điều này một phần do UBND xã đã tuyên truyền vận động nhân dân duy trì và ổn định dịch vụ và buôn bán. Một số lao động nông nhàn đã tự đi tìm việc làm, buôn bán trong và ngoài tỉnh, số ít có điều kiện đã đầu tư đi lao động nước ngoài, nâng cao

thu nhập cho gia đình và xã hội. Sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển tương đối tốt góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của xã Thanh Tân Chỉ tiêu 2008 2009 2010 GT (Tr.đ) GT (Tr.đ) GT (Tr.đ) 09/08 Tổng giá trị sản xuất 37.011,272 42.752,480 49.338,310 115,51 I. N - L - TS 17.938,674 20.642,000 22.401,650 115,0 7 1. Trồng trọt 12.164,282 14.008,483 15.241,230 115,16 2. Chăn nuôi 5.202,890 6.005,348 6.534,420 115,4 2 3. Thuỷ sản 571,502 628,167. 626,000 109,9 2 II. CN - XD - CB 9.888,000 12.187,460 16.338.660.000 123,26 III. TM - DV 9.184,598 9.923,020 10.598,000 108,0 4 GTSX/Người/Năm 5,965 7,320 7,858 122,71

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp xã Thanh Tân thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đã góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp. Qua đó ta thấy, mô hình nông thôn mới đã mang lại hiệu quả cho người dân xã nơi đây. Từ đó làm tăng GTSX bình quân trên một 1 ha canh tác. Thu nhập bình quân một người trên năm liên tục tăng từ 5,965 triệu đồng năm 2008 lên 7,858 triệu đồng năm 2010. Bình quân 3 năm thu nhập bình quân 1 người tăng 15,03% năm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 40)