Hình thức tuyên truyền xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.1. Hình thức tuyên truyền xây dựng NTM

Nguồn thông tin mà người dân nhận được từ các phương tiện được thể hiện qua biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Thông tin về chương trình NTM mà người dân nhận được từ các phương tiện

Qua biểu đồ 3.1 cho ta thấy, thông tin về NTM mà các hộ nhận được từ tivi, báo chí là rất ít, chiếm 10% trong tổng số hộ điều tra bởi vì người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên họ không có nhiều thời gian để xem ti vi và đọc báo.

Có 30% số hộ nhận được thông tin từ các buổi họp thôn, vì số lần họp thôn không nhiều và còn có nhiều lí do làm cho người dân không tham gia hay không để ý nhiều đến nội dung các cuộc họp vì thế thông tin mà họ nhận được là không nhiều.

Và nhiều nhất là có 60% hộ nhận được thông tin từ loa phát thanh của xã, đây là phương tiện truyền tin có thể duy trì thường xuyên nên người dân có thể vừa lao động và vừa theo dõi được. Vì gần 3 trường học nên loa phát thanh được phát chủ yếu ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối.

Hộp số 3.1. Phương tiện truyền tin tác động đến sự cảm nhận của người dân

“Bác nghe loa phát thanh quen rồi, lỡ hôm nào mất điện thì bác lại cảm thấy hụt hẫng trong người”

Ông: Nguyễn Ngọc Huyền - Thôn An Cơ Bắc

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Có thể nói, tuyên truyền thông tin qua loa phóng thanh rất được người dân hưởng ứng. Người dân xem nó như là món ăn tinh thần hằng ngày. Vì vậy, qua phân tích trên cho thấy: Hình thức tuyên truyền chủ yếu của xã là qua loa phát thanh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)