Tác động về kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 77 - 79)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.1. Tác động về kinh tế

Như vậy, chương trình NTM đã tác động như thế nào đến kinh tế của người dân. Sự tác động tích cực về kinh tế có thể là cơ sở để người dân tin tưởng và xây dựng NTM ngày càng hiệu quả hơn.

Đường giao thông nông thôn, đường giao thông đồng ruộng đã được xây dựng tương đối cơ bản nên quá trình vận chuyển, tiêu thụ và đưa máy móc vào đồng ruộng thuận tiện hơn. Vì thế nên sức lao động của người dân bỏ ra ít hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và đi lại trong quá trình sản xuất cho người dân.

Việc quy hoạch sản xuất theo vùng bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc tăng chất lượng của sản phẩm.

Hộp số 3.22 Tác động của việc đưa giống lúa chất lượng vào sản xuất theo vùng quy hoạch

“ Chúng tôi rất ủng hộ việc sản xuất lúa giống theo quy hoạch vì giá lúa giống bán ra cao gấp 1,5 lần giá lúa thịt.”

Ông: Hoàng Văn Tuyến - Thôn Phú Mãn (Nguồn phỏng vấn thực địa) Việc đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất theo quy hoạch được rất nhiều người dân ủng hộ và chất lượng sản phẩm cao nên giá thành bán ra cao hơn. Như vậy, đây sẽ là yếu tố tác động trực tiếp giúp cho người nông dân sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập.

Hiện nay, xã đã có rất nhiều chính sách ủng hộ người dân trong sản xuất nông nghiệp. Việc đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, người dân được ủng hộ 100% giống lúa và 30% - 40% lượng phân bón. Người dân luôn mong muốn có sự chuyển biến trong nông nghiệp và sự quan tâm chú ý đến nông nghiệp trong giai đoạn gần đây đã làm cho rất nhiều người dân phấn khởi và tin tưởng vào xây dựng NTM hơn.

Bên cạnh đó thì xã khuyến khích người dân tập trung sản xuất cây vụ đông, như đậu đỗ, dưa gang và xã đã có đầu ra cho bà con nên bà con rất hăng hái sản xuất tăng vụ, tăng lượng lương thực thực phẩm và đã làm tăng thu nhập cho bà con. Ví dụ, sản xuất giống dưa gang xã đã liên kết với công ty ở Trung Quốc thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho bà con với mức giá 1800đồng - 2000đồng/1kg dưa (giá năm 2010), từ vụ dưa này có hộ đã thu được trên chục triệu đồng, góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình.

Nhìn chung, trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc tăng thu nhập, tăng vụ, tăng lượng sản phẩm,...cho bà con. Để có được những thành quả như vậy chính là nhờ vào sự nổ lực của nhân dân và tập thể cán bộ xã, đặc biệt là tổ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, do vốn tập trung cho nông nghiệp chậm hơn (đã được thể hiện ở hộp số 3.5) nên nông nghiệp đã có những chuyển biến chậm hơn so với sự mong đợi của người dân. Đặc biệt là một số hệ thống thuỷ lợi cho nông nghiệp chưa được kiên cố hoá nhiều nên đây cũng

Về thương mại và dịch vụ tuy đã được mở rộng nhiều ở khu trung tâm xã đã làm tăng thu nhập cho nhiều hộ dân, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhưng bên cạnh đó cũng đã hình thành “văn hoá buôn bán” trong một số người dân.

Chính sách kêu gọi các nhà máy vào hoạt động bước đầu đã có nhiều tác động tích cực đến người nông dân, thu hút được nhiều nông dân nhàn rỗi vào lao động và làm tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc xử lý ô nhiễm của nhà máy trong quá trình hoạt động là vấn đề cần phải được quan tâm, chú ý ngay từ đầu.

Hiện nay trong xã đã có một số làng nghề, đặc biệt là nghề đan nệm nghế ở một số thôn. Thu nhập của các hộ dân từ nghề đan mặt ghế tăng lên đáng kể, giải quyết được nhiều việc làm khi nông nhàn cho nhiều người dân. Bên cạnh đó sản phẩm của người dân đang còn tiêu thụ ở trên thị trường nhỏ hẹp, muốn tiêu thụ trên thị trường rộng lớn hơn đòi hỏi sản phẩm phải có nhiều tính cạnh tranh về chất lượng và số lượng ở trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w