Một số nguồn lực của gia đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Một số nguồn lực của gia đình

Bảng 3.3. Thông tin về một số nguồn lực của các hộ điều tra

STT Danh mục ĐVT Số lượng

Tổng số hộ điều tra 30

1 BQ nhân khẩu/hộ Người 3,39

2 BQ số người ăn theo/hộ Người 1,3

3 BQ số lao dộng/hộ Người 2,03

4 TB diện tích đất vườn/hộ Ha 0,036

5 TB diện tích đất nông nghiệp/hộ Ha 0,18

6 Các loại công cụ sản xuất Máy 84

7 Nhà ở Nhà tầng Nhà 6

Mái bằng Nhà 22

Cấp 4 Nhà 2

8 Phương tiện nghe nhìn Ti vi Cái 30

Điện thoại Cái 30

Máy ảnh Cái 2

9 Giá trị sản xuất/ha Tr.đ 58

10 Số hộ có nguồn thu ngoài Hộ 2

(Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Qua bảng số liệu 3.3 cho ta thấy, bình quân có 3,39 khẩu/hộ trong tổng số hộ điều tra. Trong đó có bình quân 2,03 người trong độ tuổi lao động, có 1,3 người thuộc diện ăn theo.

Về nguồn lực đất đai, trung bình có 0,036 ha/hộ đất ở, có 0,18 ha đất nông nghiệp. Trong phong trào hiến đất làm đường mỗi khẩu hiến 18m2, trung bình mỗi hộ hiến 1,16% so với tổng diện tích đất nông nghiệp và nhà ở. Diện tích đất nông nghiệp tuy ít nhưng do đất đai ở đây màu mỡ nên có giá trị sản xuất/ha là 58 triệu đồng.

Có 2 hộ có nguồn thu ngoài trong tổng số hộ điều tra, 1 hộ có con đi nước ngoài, hộ còn lại có con làm ăn xa.

Trong sản xuất nông nghiệp có 100% các hộ đều dùng máy nông nghiệp. Có tổng 84 máy dùng cho sản xuất nông nghiệp cho toàn xã, trong đó có 3 máy gặt đập liên hợp, 4 máy làm đất cỡ trung, 72 máy làm đất cỡ nhỏ và 4 công cụ sạ hàng. Nhìn chung, số lượng máy sản xuất nông nghiệp khá nhiều, đảm bảo cho bà con sản xuất đúng lịch thời vụ.

Hầu hết nhà ở của các hộ đều được kiên cố hoá. Có 6 nhà tầng, 22 nhà mái bằng và có 2 hộ nhà cấp 4.

100% các hộ đều có phương tiện nghe nhìn, có 30 hộ có ti vi và điện thoại, có 2 hộ có máy ảnh. Trong đó phương tiện thông dụng và hiệu quả nhất là ti vi, ti vi vừa nói, vừa trình diễn được mô hình nhưng đây chủ yếu là phương tiện cung cấp thông tin 1 chiều và nông dân phải có thời gian rỗi mới theo dõi được. Hơn nữa, khi theo dõi mà có vấn đề gì thắc mắc thì cũng không thể hỏi người phát ngôn được và cũng khó liên lạc được. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả đài truyền hình thì cần xây dựng những thông tin tiêu biểu, cập nhật, chương trình được lặp đi lặp lại nhiều lần trong hàng ngày, hàng tuần và có thể là hàng tháng và khi có chương trình thì phải có thông báo trước để cho bà con sắp xếp công việc nhằm có thời gian theo dõi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 48)