Trình độ học vấn, chuyên môn của BCĐ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2.1. Trình độ học vấn, chuyên môn của BCĐ

Trình độ học vấn và chuyên môn ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực và khả duy trì, chỉ đạo trong xây dựng NTM. BCĐ có trình độ học vấn và chuyên môn cao thì sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai, tìm phương hướng giải quyết và giúp phong trào NTM đẩy nhanh tiến độ.

(người) 1. Trình độ học vấn 19 100 Cấp II 2 10,53 Cấp III 17 89,47 2. Trình độ chuyên môn 19 100 Sơ cấp Chính quy 1 5,3 Vừa làm vừa học 1 5,3 Trung cấp Chính quy 5 26,32 Vừa làm vừa học 2 10,53 Cao đẳng Chính quy 3 15,79 Vừa làm vừa học 3 15,79 Đại học Chính quy 0 0 Vừa làm vừa học 4 21,05 3. Giới tính 19 100 Nam 17 89,47 Nữ 2 10,53

(Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Qua bảng số liệu 3.6 cho thấy, về trình độ học vấn thì không có ai trong BCĐ là trình độ cấp I, có 2 người có trình độ cấp II chiếm 10,53% trong tổng số người điều tra. Và đặc biệt cán bộ trong BCĐ phần nhiều là có trình độ cấp III, có 17 người chiếm 89,47%, đây còn là một thuận lợi trong việc nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng để áp dụng vào thực tiễn.

Về trình độ chuyên môn, sơ cấp có 2 người, trong đó có có 1 người học hệ chính quy còn 1 người vừa làm vừa học. Số người học trung cấp, cao đẳng, đại học lần lượt là 6, 7, 4. Trong đó, số người học trung cấp chính quy là 5 người chiếm 26,32%, hệ vừa làm vừa học là 2 người chiếm 10,53%. Cao đẳng có 3 người hệ chính quy chiếm 15,79%, có 3 người hệ vừa học vừa làm chiếm 15,79%. Có 4 người có trình độ chuyên môn đại học, không có ai thuộc hệ chính quy. Hiện nay, đang có một số cán bộ xã đang học đại học hệ vừa học vừa làm, đây sẽ là một nguồn trí thức có chuyên môn mới cho xã.

Nhìn chung, về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn của BCĐ xã khá cao và khá đồng đều nhau. Chứng tỏ là đội ngũ BCĐ xã là những người có trình độ, có năng lực. Hơn nữa, những người có trình độ học vấn cao thường nắm giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức chính quyền và vị trí trong BCĐ vì thế nên trong quá trình lãnh đạo/chỉ đạo cán bộ xã sẽ thuận tiện hơn trong việc tiếp thu những cái mới và có nhiều giải pháp hay.

Về mặt giới tính ta thấy trong BCĐ, có 17 thành viên là nam chiếm 89,47%, có 2 thành viên là nữ chiếm 10,53%. Nhìn chung, số lượng nữ trong BCĐ còn ít và phần lớn là nam giới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 66)