Cơ sở định hướng trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.6. Cơ sở định hướng trong xây dựng NTM

3.2.6.1. Quan điểm xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/ ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân.

Về mục tiêu Nghị quyết cũng đã xác định: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.”

Trong mục tiêu từng giai đoạn có nội dung phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Và để cụ thể hóa mục tiêu này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Nội dung của Quyết định 491 quy định xã là đơn vị cơ sở với 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực (quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội- môi trường và hệ thống chính trị) của 7 vùng kinh tế khác nhau. Xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã đạt được 19 tiêu chí cụ thể đó. Huyện nông thôn mới có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới. Tỉnh nông thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới. Đó chính là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. Nhằm triển khai thực hiện Quyết định 491, Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Thông báo số 466-TB/TU Ngày 17-8-2009 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về kế hoạch xây dựng các xã đạt mô hình nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án nông thôn mới, tập trung kinh phí để phấn đấu đến

đoạn tiếp theo tập trung đầu tư cho 2 huyện miền núi và các xã còn lại, phấn đấu đến năm 2015 tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Để tạo điều kiện cho các địa phương phấn đấu có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới vào cuối năm 2010, ngày 28-12-2009 Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Thông báo số 541 thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về thực hiện tiêu chí nông thôn mới. Như vậy, so với mục tiêu chung của Nghị quyết 26 là 50% số xã đạt nông thôn mới vào năm 2020, thì tỉnh Khánh Hòa đã quyết liệt hơn rất nhiều khi đưa ra mục tiêu cuối năm 2010 có 50% số xã trong toàn tỉnh đạt nông thôn mới.

Thực hiện thông báo 466 và 541, UBND thị xã Cam Ranh đã ban hành Quyết định 2079/QĐ-UBND ngày 05-10-2009 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Cam Ranh và Kế hoạch 3820/KH-UBND ngày 05-10-2009 về triển khai thực hiện xây dựng đề án nông thôn mới trên địa bàn thị xã. Đồng thời UBND thị xã Cam Ranh tiến hành rà soát lại thực trạng của 6 xã trên địa bàn và quyết định chọn ra 3 xã có khả năng đạt được các tiêu chí về nông thôn mới vào cuối năm 2010 để đăng ký với tỉnh, trong đó có xã Cam Thành Nam.

Như vậy có thể quan niệm: Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc

điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt [4].

3.2.6.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới về nông thôn mới

Trong chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, Chính phủ quyết định 7 giải pháp chủ yếu để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra nhằm đạt mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi thực hiện các giải pháp để xây dựng nông thôn mới:

- Trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới,

phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế).

- Quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương

những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước.

- Kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ

khoa học vào nông nghiệp, nông thôn.

- Đầu tư từ nhiều nguồn cho nông thôn. Hạ tầng và công trình phúc lợi công

cộng do Nhà nước đầu tư 100% (hiện nay Chính phủ quyết định 7 hạng mục công trình "cứng"), tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Hình thành "giá đỡ" để nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.

a) Chính phủ đã có quyết định về an ninh lương thực quốc gia, cũng có nghĩa là phải ổn định lâu dài 3,7 triệu héc-ta đất trồng lúa. Ngoài quy định về việc giá mua lúa phải bảo đảm 30% - 40% lợi nhuận cho nông dân trên giá thành, cần có chính sách bảo hiểm khác để nông dân yên tâm, nhất là rủi ro do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh.

b) Bảo hiểm cho người nông dân thực hiện thu hồi đất: Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13-8-2009 của Chính phủ đã giải quyết tương đối tốt vấn đề đền bù cho nông dân khi thu hồi đất và các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề khác. Song, thực tế chuyển đổi việc làm cho người nông dân rất phức tạp, nhất là khi các doanh nghiệp mà họ vào làm việc gặp khó khăn, thì họ phải tự lo lấy nghề. Cần tiếp tục nghiên cứu để có chính sách riêng cho đối tượng này, nhất là bảo hiểm cho người lập nghiệp mới.

c) Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Lựa chọn một số cây trồng, vật nuôi đã là sản phẩm hàng hóa ở quy mô lớn, theo vùng để đưa vào chính sách bảo hiểm, vừa bảo đảm ổn định bền vững thu nhập cho cư dân nông thôn, doanh nghiệp, vừa tạo thế cho những sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã có vị thế quốc gia.

d) Xây dựng hệ thống bảo hiểm cho người nông dân khi quá tuổi lao động theo nguyên tắc: người dân hưởng thụ bảo hiểm; tập thể, doanh nghiệp sử dụng hoặc là hợp tác xã (HTX) sản xuất sản phẩm nông nghiệp; ngân sách nhà nước cùng tham gia để khi người dân quá tuổi lao động có "tiền hưu", có thể gọi là "hưu nông dân".

tác, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nằm trong khuôn khổ của chính sách đó và Chính phủ chỉ nên khuyến khích, hướng cho người dân tự lựa chọn, không áp đặt.

- Củng cố, xây dựng các tổ chức xã hội vì lợi ích trực tiếp của chính cư dân nông thôn.

Cùng với việc ra sức kiện toàn các cấp ủy đảng, chính quyền xã là việc tổ chức lại các hội, đoàn thể của dân thực sự là tổ chức của họ, đại diện cho họ giám sát các hoạt động của các cấp chính quyền, tổ chức đảng, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai trong thôn, xã, giúp họ định hướng phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tình làng nghĩa xóm, bảo đảm an ninh trong làng xã; giúp nhau và thi đua làm giàu chính đáng [8].

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Xét về phương pháp thực hiện thì hiện nay ta đang thực hiện theo kiểu

hành chính hoá từ trên xuống. Người dân được trung cầu ý kiến thông qua các cuộc hop thôn và các cuộc họp thôn hiện nay chưa mang lại hiệu quả. Nhiều trường hợp người dân đang còn bị động trong quá trình thực hiện. Tiến độ các công việc chưa nhanh và chất lượng các công việc chưa cao.

1.2. Tổ chức thực hiện: BCĐ gồm 19 người, có 18 cán bộ xã và 1 cán bộ

thôn. BCĐ làm việc theo chế độ đương nhiệm. Số lượng BCĐ xuống thôn làm việc còn ít. Người dân ít tham gia vào các hoạt động xây dựng CSHT. Việc BCĐ quyết định trong giải phóng mặt bằng tương đối phù hợp trên phạm vi nhỏ, còn đối với phạm vi rộng gồm nhiều hộ gia đình như các trại lẽ hiện nay thì cách quyết định này còn nhiều hạn chế. Trong xây dựng NTM các hộ phải đóng góp như nhau nhưng vẫn còn trường hợp hộ nghèo không có đóng góp.

1.3. Kết quả của chương trình: Sau 2 năm thực hiện xã đã đạt được 11/19 tiêu

chí. Cần phải có sự cố gắng hơn nữa của cán bộ và nhân dân trong xã.

1.4. Tác động của chương trình:

- Tác động về kinh tế: Bước đầu đã có các hoạt động trong kinh tế làm chuyển biến và tăng thu nhập cho người dân như sản xuất theo vùng quy hoạch, hoạt động của một số nhà máy, làng nghề đã giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Hoạt động sản xuất tăng vụ đã giúp người dân có nhiều sản phẩm hơn và có HTXDVNN hoạt động năng động nên đã giải quyết được nhiều đầu ra và đầu vào giúp bà con yên tâm sản xuất.

- Tác động về xã hội: Qua 2 năm thực hiện nhận thức của người dân đã được nâng cao, nhất là trong hoạt động VSMT nhưng năng lực của người dân chưa được phát huy. Bên cạnh đó thì có một số thành viên BCĐ đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, giúp cho công tác xây dựng NTM giai đoạn sau được tốt hơn.

ngày 24 hàng tháng từ xã đến thôn đều tham gia lao động tổng vệ sinh,...Các hoạt động về VSMT đã gần như là một truyền thống của người dân ở đây, đã rèn luyện cho người dân ý thức về VSMT rất tốt.

2. Khuyến nghị

Qua phân tích các hoạt động về xây dựng NTM chúng tôi khuyến khích nên đưa người dân tham gia thực sự vào tất cả các hoạt động. Tuỳ theo từng trường hợp có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và hiện nay hình thức phổ biến nhất là họp thôn. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng cuộc họp là điều quan trọng. Để hoạt động xây dựng NTM ở xã Thanh Tân hoạt động có hiệu quả:

- Phải có sự kết hợp giữa cán bộ và người dân trong đội ngũ BCĐ là tốt nhất. - Số lượng BCĐ vừa phải, không nên nhiều quá để tránh trường hợp dễ bị sao lãng trong đội ngũ cán bộ. Nên chọn thành viên BCĐ có công việc chuyên sâu về xây dựng NTM.

- BCĐ xây dựng NTM phải được tập huấn, đào tạo về phương pháp, cách thức thực hiện xây dựng NTM.

- Cần có sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết để có sự sát sao và phù hợp với thực tiễn.

- Cần hướng dẫn lập kế hoạch cho từng hộ gia đình để tránh trường hợp bị động của người dân trong xây dựng NTM.

- Nên để cho người dân tự quyết định trong thực hiện cũng như tự quyết định trong đóng góp xây dựng NTM..

- Có nhiều chính sách cho người dân để phát huy phong trào thi đua và khơi dậy nhiệt tình phong trào.

- Chú trọng thực hiện nhiều hoạt động nhằm tăng thu nhập cho người dân. - Phát huy năng lực của người dân trong xây dựng cũng như trong quản lý thành quả của chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I, Chuyên đề: Chủ trương - chính sách của Đảng và Nhà

nước về xây dựng nông thôn mới thời kì CNH - HĐH, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I, Vốn và cơ chế tài chính trong xây dựng NTM.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I, Xây dựng dự án mô hình nông thôn cấp xã.

4. Cam Thành Nam Cam Ranh (2010), Quan điểm của Đảng về xây dựng nông

thôn mới, (http://vhttcamranh.forummotion.comt195)

5. Cao Thanh Quỳnh (2010), Vai trò nông dân trong xây dựng nông thôn mới, (http;// hoinongdanbinhdinh.org.vn)

6. Đỗ Kim Chung (2003), Giáo trình dự án phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp 7. Hoàng Văn Sơn (2008), Phát triển cộng đồng nông thôn Việt Nam, Vinh. 8. Hồ Xuân Hùng (2011), Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta,

(htt://www.vca.org.vn)

9. Luận văn 14095, Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình

nông thôn mới tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, (choluanvan.com)

10. Mai Thanh Cúc - Nguyễn Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. UBND tỉnh Thái Bình, Sở kế hoạch và đầu tư (9/2009), Báo cáo quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh Tân đến năm 2020 theo mô hình nông thôn mới, Thái Bình.

12. UBND xã Thanh Tân (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 13. UBND xã Thanh Tân (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 14. UBND xã Thanh Tân (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC HỘ THỰC HIỆN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Mã phiếu:

Người phỏng vấn: Phan Thị Dũng

Ngày phỏng vấn: Ngày… tháng… năm 2011

Địa chỉ: Thôn ……… xã ..., huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

A. Thông tin chung của hộ

1. Họ và tên chủ hộ: ………...………...

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Trình độ học vấn:

Cấp 1 Trung cấp Đại học Cấp 2 Cao đẳng Trên đại học Cấp 3

4. Nghề nghiệp của chủ hộ:

Nông nghiệp Kiêm ngành nghề Phi nông nghiệp Công nhân viên chức 5. Các loại nguồn lực của gia đình:

- Số nhân khẩu trong hộ: ………….. người. Số người ăn theo: ……….. - Số lao động: …………. Người, cụ thể (mô tả chi tiết ai có nghề gì, biết làm gì,…): ………... ………... ………... ………... - Đất đai: Diện tích đất vườn: ……… m2; Đất nông nghiệp: ………. m2 - Các loại công cụ sản xuất và ước tính giá trị của từng loại ………... ………... ………... ………... ………... - Nhà ở: Loại nhà: ……… Ước tính giá trị nhà ở: ………...

- Các phương tiện nghe nhìn: Có những gì? Ước tính tổng các loại: ……….. - Tài chính: Tổng vốn sản xuất hàng năm: ………... - Nguồn thu ngoài (có nhận từ con cháu,… gửi về): ………...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 83)