Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 52 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.4. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

* Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM Bảng 3.5. Việc ghi nhận ý kiến đóng góp của người dân

TT Nội dung điều tra % trả lờ có % nói không

1 Sự ghi nhận ý kiến đóng góp của người dân 95% 5% 2 Đưa các kết luận của cuộc họp vào hoạt

động

25% 75%

Số liệu ở bảng trên cho thấy, không thấy yếu tố của sự tham gia của người dân trong mọi quá trình của xây dựng kế hoạch. Điều này chứng tỏ tại xã Thanh Tân đã đi chệch yêu cầu định hướng chủ trưởng của Đảng và Nhà nước

Hộp số 3.3. Sự bị động trong suy nghĩ của các hộ dân

(Nguồn phỏng vấn thực địa) Trong một số trường hợp, còn rất nhiều người dân có suy nghĩ như vậy. Bởi vì họ chưa hiểu rõ xây dựng NTM là như thế nào? Họ luôn cho rằng xây dựng NTM thì người dân được Nhà nước hỗ trợ. Suy nghĩ bị động của nhiều hộ nông dân đã dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào vốn của Chính phủ. Họ luôn trông chờ Nhà nước rót vốn về cho và luôn tự nhận mình là nghèo để được một khoản hỗ trợ nào đó.

* Phương pháp tổ chức thực hiện

Có 100% số cán bộ được phỏng vấn đều trả lời chưa được tập huấn về phương pháp. Có 40% cán bộ lại kể ra các lớp học cấp bằng (sơ cấp kế toán). Đều này cho

“Xây dựng NTM tôi chẳng thấy Nhà nước cho gì cả?”

Cũng vì lý do đó, đang có nhiều người dân đang còn lúng túng trong triển khai và thực hiện các công việc trong xây dựng NTM.

Hộp số 3.4. Sự bị động của người dân trong việc tham gia thực hiện NTM

“Đi họp thôn chúng tôi không để ý gì mấy đâu. Có thông báo tham gia lao động là chúng tôi tham gia vì đây là trách nhiệm của mỗi gia đình”.

Ông: Trần Quang Toản - Thôn Nam Lâu (Nguồn phỏng vấn thực địa)

Trong tham gia các hoạt động xây dựng NTM, người dân chủ yếu chỉ nhìn thấy những mặt nổi của cơ sở hạ tầng và họ tham gia chủ yếu là ngày công để thực hiện các hoạt động đó.

Hầu hết người dân tham gia cuộc họp đều ít để ý đến nội dung cuộc họp nên kế hoạch chung được đưa ra họ không họ không nắm bắt được. Trong hầu hết người dân đang còn suy nghĩ trên đưa kế hoạch về, dân là người thực hiện và tổ chức họp thôn là để dân thông qua. Khi nào có hoạt động gì thì sẽ có loa thông báo cho mọi người tham gia vì thế việc để ý đến nội dung cuộc họp hay không cũng không ảnh hưởng gì.

Hộp số 3.5. Kế hoạch triển khai các hoạt động

“Theo tôi kế hoạch xây dựng CSHT nên tập trung cho hệ thống thuỷ lợi trước vì hệ thống thuỷ lợi hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho nhân dân. Nhưng hiện nay hệ thống thuỷ lợi được thực hiện đang còn ít mà được tập trung chủ yếu là xây dựng CSHT trước Uỷ ban xã.”

Ông: Phạm Quang Hiệp - Thôn Tử Tế (Nguồn phỏng vấn thực địa)

Kể cả khi thực hiện rồi mà dân vẫn đang còn bị động. Mặc dù họ biết hoạt động này nên làm trước, hoạt động kia nên làm sau. Nhưng chủ yếu là dựa vào quyết định ở trên nên lối mòn suy nghĩ của người dân về nông nghiệp ít được thay đổi. Người dân luôn muốn tập trung cho nông nghiệp trước, nhất là cơ sở hạ tầng thuỷ lợi. Nhưng vì do tư tưởng NTM phải có diện mạo mới nên thuỷ lợi ít được chú trọng nhiều mà tập trung chủ yếu ở bộ mặt nông thôn. Người dân biết vậy nhưng đây là chủ trương chung nên có phát động thực hiện là người dân đều tham gia và làm theo sự chỉ dẫn của BCĐ.

Trong xã có nhiều thành phần hộ gia đình khác nhau như hộ giàu, hộ khá, hộ trung trung bình, hộ nghèo, hộ cận nghèo,...

Ngoài đóng góp xây dựng bờ vùng, bờ thửa, bờ phân lô,... thì người dân còn phải đóng góp thêm vốn đối ứng. Bởi vì vốn Nhà nước bỏ ra rất ít, chỉ là một phần rất nhỏ để kích thích người dân nên muốn các hoạt động đó được triển khai thì người dân phải tham gia đóng góp thêm. Việc đóng góp chủ yếu là nặng về tiền, nếu gia đình là hộ giàu, hộ khá giả thì đóng góp như vậy cũng chưa ảnh hưởng đáng kể nhưng nếu là hộ nghèo thì đóng góp tiền là vấn đề khó khăn. Theo số liệu điều tra thì sự đóng góp của người dân cũng chưa nhiều, người dân mới chỉ đóng góp được một phần nhỏ. Vậy đây mới chỉ là đóng góp ban đầu mà đã làm cho nhiều hộ cũng gặp phải khó khăn. Nhưng nếu đóng góp nhiều hơn nữa thì các hộ khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Sự khó khăn trong kinh tế cùng với việc tham gia các cuộc họp thôn theo “hình thức” nên phần lớn các hộ không nắm bắt được kế hoạch thực hiện. Mà hộ nghèo thường là hộ có đông con nên khi đóng góp khoản nào đó theo khẩu thì họ không biết xoay ở đâu ra số tiền như vậy. Nếu như, hộ biết trước được kế hoạch thì khoản đóng góp đó của hộ sẽ được tích luỹ và chuẩn bị trước. Nhưng thực tế các hộ đều không biết trước kế hoạch, nên khi có đóng góp thì hầu hết các hộ nghèo phải vay muợn hay bán thóc lúa. Cùng một lúc đóng góp một khoản khá lớn thì sẽ làm cho người nghèo lại càng khó khăn hơn.

Ví dụ như đóng góp vốn đối ứng nước sạch là 200000 đồng/khẩu. Nếu hộ gia đình nghèo đông con thì đây là một khoản tiền khá lớn.

Như vậy, để người dân không bị ảnh hưởng nhiều về kinh tế thì nên tổ chức lập kế hoạch trước cho họ và có sự phân chia đóng góp giữa các đối tượng để cho người dân có thời gian dưỡng sức và tiếp tục tham gia vào xây dựng NTM.

* Do bị động nên làm cho năng lực của người dân cũng không được phát huy

Người dân có nhiều kiến thức bản địa và am hiểu rất nhiều về đặc điểm của địa bàn và họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Năng lực này của người dân rất tiềm tàng, nếu không biết tiếp cận thì chúng ta cũng không phát huy được khả năng này của người dân. Và một thực tế chứng minh rằng, hoạt động nào có sự tham

Trong các hoạt động xây dựng CSHT cho NTM thì đơn vị được chọn xây dựng là các nhà thầu.

Hộp số 3.6. Lý do chọn nhà thầu tham gia xây dựng CSHT

“Các công trình CSHT đều chọn nhà thầu thực hiện là vì pháp luật quy định người thực hiện phải là những người có đủ tư cách pháp lý”

Ông: Phạm Viết Miêu - Phó bí thư Đảng uỷ xã Thanh Tân (Nguồn phỏng vấn thực địa) Vì có quy định, người thực hiện phải là những người có đủ tư cách pháp lý nên BCĐ đã lựa chọn nhà thầu để xây dựng và số lượng nhân công đều là những người từ nơi khác đến. Như vậy, việc lựa chọn đối tượng dự thầu như thế này đã làm lãng phí một lượng lao động dồi dào ở nông thôn và hiệu quả của vốn mang lại chưa cao.

Hộp số 3.7. Ý kiến của dân về việc chọn đối tượng dự thầu xây dựng CSHT

“Theo tôi, các công trình xây dựng ở địa phương nên để người dân trong địa phương có khả năng tham gia dự thầu xây dựng, có cam kết về hiệu quả xây dựng, số nhân công lao động nên tận dụng lao động ở địa phương đang nhàn rỗi”

Ông: Đinh Sỹ Nghiêm - Thôn An Cơ Đông

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Ở địa phương có rất nhiều người được đào tạo về kỹ thuật xây dựng và cũng có nhiều người đủ tư cách pháp lý để xây dựng, họ chưa có cơ hội để trở thành những chủ thầu với nhiều nhân công. Nếu nắm bắt được tình hình này và mời họ tham gia thầu xây dựng thì thì sẽ là một hướng đi hay. Một mặt là tạo cơ hội cho họ có điều kiện để trở thành những nhà thầu, mặt khác nếu họ được tham gia thì sẽ giải quyết được rất nhiều lao động dư thừa ở nông thôn. Giúp cho số đông nông dân có thêm được thu nhập. Ngoài các công trình đòi hỏi đủ tư cách pháp lý thì phải lựa chọn đúng đối tượng, nhưng có một số công trình khác thì có thể để cho các hộ dân có khả năng tham gia đấu thầu làm. Ví dụ như đắp bờ sông, đắp đường trục thôn,... Vì đây các công việc được trả lương và làm cho chính họ hưởng lợi nên hiệu quả công việc thường rất cao.

Như vậy, việc tìm hiểu và tin tưởng vào năng lực của người dân để đưa họ vào các hoạt động làm tăng thu nhập thì sẽ phát huy được rất nhiều năng lực cho cộng đồng và vốn đầu tư cho xây dựng NTM tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Và quan trọng

là người dân được tham gia vào các hoạt động như vậy thì họ sẽ cảm thấy tự tin, năng động hơn và phá tan được tâm lý trông chờ, ỷ lại trong một số người dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 52 - 56)