Đánh giá phương pháp xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.7. Đánh giá phương pháp xây dựng NTM

Từ hiệu quả và chất lượng của các cuộc họp thôn, chúng ta có thể đánh giá được phương pháp xây dựng NTM của xã.

Biểu đồ 3.5. Nhận xét của người dân và cán bộ về cách triển khai xây dựng NTM

Từ biểu đồ 3.5 cho ta thấy, có 85% người dân và cán bộ trong tổng số người được điều tra đều trả lời là: Cấp trên đưa kế hoạch về, tổ chức họp dân bàn kế hoạch thực hiện. Có 10% ý kiến của cán bộ và người dân trả lời: Họp dân lựa chọn làm gì trong những hoạt động mà cấp trên đưa về. Và có 5% ý kiến của cán bộ và người dân trả lời: Họp dân lựa chọn làm gì, đề xuất lên cấp trên phê duyệt rồi triển khai.

Từ đây ta có thể nhận xét, 3 cách làm trên muốn được triển khai thực hiện thì đều phải trải qua bước “chủ chốt” đó là tổ chức họp dân và hình thức họp thôn là tiêu biểu nhất. Vì vậy, chất lượng của một cuộc họp thôn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của 3 phương pháp trên.

Theo kết quả điều tra có 5% ý kiến trả lời họp dân lựa chọn làm gì, đề xuất lên cấp trên phê duyệt rồi triển khai, các ý kiến này được trả lời là dựa trên cơ sở bước đầu trong công tác lập lập quy hoạch chung. Trong khi quy hoạch chung, các nội dung quy hoạch đều được đơn vị lập quy hoạch (do xã thuê) soạn thảo ra và trong khi soạn thảo không có ý kiến tham gia của dân. Sau khi đơn vị lập quy hoạch soạn thảo xong rồi mới trình lên BCĐ xem xét, sau đó BCĐ mới đưa xuống thôn đại diện để tham khảo. Có thể ban lập quy hoạch, muốn soạn thảo ra được nội dung trong quy hoạch đó thì có thể họ phải mất hàng tuần để nghiên cứu. Còn ngược lại, sau khi nội dung quy hoạch làm xong đưa xuống thôn đại diện tham khảo thì thời gian cho thôn đó xem xét, nghiên cứu không quá một ngày. Mặt khác,người dân tham gia cuộc họp đều là người lớn, khả năng tiếp thu của họ cũng khác nhau (việc tiếp thu của người lớn được phân tích cụ thể ở mục ở mục 3.2.3). Vì thế nên các nội dung trong quy

hoạch chung người dân đều nghe và xem một cách loa qua và nhất trí. Vì vậy có thể nhận xét rằng, cách làm này là cũng do cấp trên đưa về và hiệu quả tổ chức các cuộc họp thôn tham khảo cũng chưa hiệu quả.

Có 10% ý kiến cho rằng, họp dân lựa chọn làm gì trong các hoạt động mà cấp trên đưa về. Sau khi BCĐ đưa kế hoạch xuống dân và tổ chức họp dân lấy ý kiến. Từ hộp số 3.5 và 3.17 cũng cho ta thấy được, tuy mang lý thuyết là họp dân để lựa chọn công việc thực hiện nhưng thực chất cuộc họp chủ yếu là tham khảo ý kiến của dân và lấy ý kiến biểu quyết nhất trí kế hoạch của BCĐ đưa ra. Như vậy, cách làm này là cũng do cấp trên đưa về và chất lượng của các cuộc họp thôn không cao.

Hai cách làm trên tuy mang nghĩa khác nhau nhưng thực chất triển khai lại gần giống nhau và giống với cách làm thứ 3 này. Có 85% ý kiến cho rằng, cấp trên đưa kế hoạch về, tổ chức họp dân bàn kế hoạch thực hiện. Các cuộc họp thôn được tổ chức họp là để bàn về các công việc sắp tới mà cấp trên đưa về sẽ được triển khai như thế nào. Nhưng qua phân tích ở các mục 3.2.2; 3.2.3; 3.2.4; 3.2.5; 3.2.6 nên ta nhận xét được rằng, cách làm mà xã Thanh Tân đang thực hiện là cấp trên đưa kế hoạch về, tổ chức họp dân bàn kế hoạch thực hiện. Và các cuộc họp thôn cũng như cách thức triển khai xây dựng NTM cũng chưa mang lại hiệu quả cao.

Như vậy, hiện nay trong quá trình thực hiện BCĐ đang còn lệch hướng trong việc xác định tầm quan trọng khi có sự tham gia của người dân. Như Bác Hồ có nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Vì vậy muốn phát huy được vai trò của người dân để đưa lại hiệu quả công việc cao thì phải đưa họ tham gia ngay từ bước xác định vấn đề và các cuộc họp thôn chất lượng sẽ là tiền đề cho việc phát huy vai trò và năng lực của người dân.

3.2.2. Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 64)