Hình thức tham gia cuộc họp của người dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 50 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.3. Hình thức tham gia cuộc họp của người dân

Mục đích tổ chức các cuộc họp là để thông qua các kế hoạch và cùng với bà con xã viên cùng nhau tìm phương hướng giải quyết. Nên chất lượng cuộc họp quyết định rất nhiều đến hiệu quả của công việc. Qua điều tra thực tế, tình hình của người dân tham gia cuộc họp được thể hiện ở trong biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ về hình thức tham gia cuộc họp của người dân

Qua biểu đồ 3.2 cho ta thấy: Có 60% số hộ tham gia các cuộc họp thôn là để nghe, mức độ tiếp thu nội dung các cuộc họp là 20%. Có 30% số hộ tham gia cuộc họp cùng nghe và thảo luận, mức độ tiếp thu là 60%. Còn lại 10% là các hộ có được tham gia nghiên cứu trước, mức độ tiếp thu của họ là 90%.

Đại diện các cuộc họp thôn thường là những người lớn tuổi. Có đầy đủ các thành phần tham gia như: CNVC, nông dân nghèo, người già, ... nên trình độ nhận thức của họ không đồng nhất, khả năng nhận thức cũng khác nhau. Một cuộc họp thôn có nhiều đối tượng, nếu ta không phân chia từng nhóm nông dân theo mục tiêu nào đó để có giải pháp hướng dẫn thích hợp thì nhiều khi một cuộc họp thôn có nhiều đối tượng không đồng nhau về trình độ nhận thức, về nguyện vọng sẽ gây hạn chế rất nhiều đến kết quả của một cuộc họp.

Trong cuộc họp có 10% là số hộ được nghiên cứu nội dung công việc trước, đó là các thành viên trong BCĐ nên họ hiểu rất rõ bước đi, cách triển khai và nhớ rõ từng nội dung.

Có 30% số hộ tham gia phát biểu và sôi nổi thảo luận chủ yếu đó là CNVC, cán bộ về hưu,... Nhận thức và hiểu biết của họ về NTM là khá cao. Trong các cuộc họp khi đưa ra các công việc của xây dựng NTM thì họ rất nhạy bén và nhận biết được vấn đề. Vì thế nên họ có rất nhiều ý kiến phát biểu để điều chỉnh công việc phù hợp với gia đình mình.

Còn lại 70% số hộ tham gia chủ yếu là nghe ý kiến của cuộc họp. Họ chủ yếu là nông dân, người nghèo, người thiệt thòi hay họ là những người rụt rè,...

Các số liệu trên cho thấy, thực tế các cuộc họp thôn của ta đang thực hiện theo kiểu “tham gia cho có”, nên còn mang tính chất đại trà, chưa sát sao và cụ thể cho từng hộ dân. Nên phần lớn người dân chưa xác định được đúng phương hướng gia đình mình phải làm những gì trong các công việc xây dựng NTM. Có nhiều người dân, nhất là những thành phần tham gia cuộc họp “theo lệ” thì họ đang còn bị động như: bị động trong suy nghĩ xây dựng NTM, cách thức thực hiên, số lượng công việc, cũng như bị động trong việc quyết định đóng góp cho xây dựng NTM,...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w