Đánh giá hiệu quả của các cuộc họp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 60 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.6. Đánh giá hiệu quả của các cuộc họp

Qua nhiều phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy, hiệu quả của cuộc họp là yếu tố quan trọng quyết định rất nhiều đến chất lượng của công việc. Các cuộc họp là một hình thức công khai mà ở đó người dân được bàn, được nghe, được thảo luận và nêu lên ý kiến của mình, để từ đó đi bước cuối cùng đó là kết luận của buổi họp. Từ kết luận của cuộc họp sẽ giúp người dân biết mình sẽ làm gì? Làm như thế nào? Tại sao lại phải làm các công việc như vậy? ....

Từ phỏng vấn thực địa ý kiến của người dân về kết luận của các cuộc họp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Trả lời của người dân về kết luận của cuộc họp

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy, có 60% là các hộ dân nhất trí với nội dung cuộc họp đưa ra và có 40% số hộ không nhớ rõ kết luận về những gì.

Hộp số 3.13. Lý giải của các hộ khi các cuộc họp đưa ra kết luận là nhất trí

“Vì nội dung của cuộc họp là các kế hoạch của cấp trên đưa về nên đây là một hướng đi đúng. Vì thế chung tôi đều nhất trí. Chúng tôi chỉ bàn bạc để triển khai nội dung đó.”

Ông: Lương Ngọc Diệp - Thôn An Cơ Bắc

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Từ hộp số 3.15 cũng cho ta thấy rằng người dân chúng ta rất tin tưởng vào Đảng và nhà nước. Nên khi có chủ trương của Đảng và nhà nước đưa xuống thì tất cả nhân dân đều đồng lòng nhất trí ủng hộ. Đây là truyền thống đã có từ lâu của nhân dân ta. Đây cũng là một thuận lợi để Nhà nước ta có niềm tin lớn trong xây dựng NTM thành công. Nhưng điều quan trọng là phải làm sao để cho chủ trương, đường lối đó của Đảng phải được áp dụng hướng. Trong xây dựng NTM, Đảng luôn có chủ trương là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, ... Nhận xét một góc độ nhỏ đó là các cuộc họp thôn. Bởi vì, các cuộc họp thôn tuy là một đơn vị nhỏ nhưng đây là các cuộc họp mà các chủ trương của Đảng được gần dân nhất và là một cơ sở để vận dụng chủ trương của Đảng vào thực tiễn. Vậy thực tế các cuộc họp thôn đã thực sự đi đúng hướng của Đảng chỉ đạo hay chưa?

Qua các mục trước đã phân tích cho ta thấy, người dân tham gia các cuộc họp chưa được BCĐ hướng dẫn lập kế hoạch cụ thể cho từng gia đình nên đã làm cho người dân đang đứng trước nhiều bị động.

Trong cuộc họp thôn thì kết luận cuộc họp là một yếu tố quan trọng nhưng một số hộ gia đình tham gia lại không nhớ được.

Hộp 3.14. Lý giải của người dân về việc không nhớ được kết luận của cuộc họp

“Tôi tham gia họp thế thôi chứ tôi không nhớ được kết luận gì đâu vì thỉnh thoảng tôi còn phải chạy về trông quán nữa”

Bà: Phạm Thị Là - Thôn An Thọ

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Lý do người dân không nhớ được kết luận thì có nhiều lí do nhưng đây chỉ là một ví dụ minh hoạ cho hiệu quả của cuộc họp. Và các lí do cụ thể đã được phân tích ở các mục 3.2.1; 3.2.2; 3.2.3; 3.2.4; 3.2.5.

Hộp số 3.15. Các ý kiến của người dân khi phát biểu trong các cuộc họp

“Bà con có ý kiến phát biểu là nên triển khai xây dựng hội trường thôn. Nói là phát biểu ý kiến thế thôi nhưng rồi cũng đâu vào đó cả vì còn chờ vào vốn của Chính phủ, của tỉnh”

Ông: Hoàng Văn Tuyến - Thôn Phú Mãn (Nguồn phỏng vấn thực địa) Hầu hết các ý kiến đóng góp trong cuộc họp đều mang tính chất xây dựng là chính, còn để các ý kiến đó của dân đi vào thực tiễn thì còn ít, phần nhiều là đang phụ thuộc vào vốn của Chính phủ. Dân có quyền bàn, các ý kiến phát biểu của dân có ược ghi chép nhưng các công việc thực hiện không phải là từ ý kiến của dân mà phần nhiều từ cấp trên đưa về.

Như vậy, có thể kết luận rằng các cuộc họp thôn chưa thực sự mang lại hiệu quả và chủ trương của Đảng, Nhà nước chưa được áp dụng đúng hướng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w