Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.5.1. Điều kiện tự nhiên

2.5.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Xã Thanh Tân nằm về phía Tây bắc huyện Kiến Xương, cách trung tâm huyện 7 km, cách thành phố Thái Bình 10 km. Với vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Nam Cao, Quyết Tiến - Phía Tây giáp xã Vũ Lễ và xã Bình Nguyên

- Phía Nam giáp xã Đình phùng, xã Hoà Bình, xã Quang Lịch - Phía Bắc giáp xã Bình nguyên và xã Quyết Tiến

Xã Thanh Tân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với diện tích tự nhiên 512,12 ha, gồm 7 thôn là: Tử Tế, An Thọ, An Cơ Bắc, Nam Lâu, An Cơ Đông, An Cơ Nam, Phú Mãn.

Từ vị trí địa lý này tạo cho Thanh Tân nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì thế nên Thanh Tân là xã nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của huyện Kiến Xương.

2.5.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

* Chế độ nhiệt

Thanh Tân chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình là 23,30C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 38 - 390C. Nhiệt độ tối thấp là 70C. Tổng nhiệt độ hàng năm trung bình từ 6000 - 86500C.

* Chế độ mưa, lượng nước bốc hơi, độ ẩm không khí

Ẩm độ không khí khoảng 85%. Trong đó, tháng 7 là tháng có độ ẩm thấp nhất; tháng 2 là tháng có độ ẩm cao nhất. Lượng bốc hơi trung bình năm là 700 - 800 ml; cao nhất ở tháng 6, tháng 7; thấp nhất tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600 - 1800 mm.

* Chế độ gió, bão

Hàng năm vào tháng 7 - 10 xã chịu ảnh hưởng của 2 - 3 cơn bão điển hình. Đặc biệt vào năm 2005, cơn bão số 7 ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của xã, nhất là việc NTTS của người dân.

Vào mùa Đông thường có gió mùa Đông Bắc thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Gió Tây Nam nóng thổi vào tháng 4 - 7.

2.5.2. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 2.5.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Từ bảng 2.1 dưới đây, ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên từ năm 2008 - 2010 là 512,1286 ha không đổi.

Diện tích đất nông nghiệp có sự biến động ít. Năm 2009, diện tích đất nông nghiệp giảm 0,2029 ha tức 0,6% so với năm 2008. Năm 2010 lại giảm 0,8 ha (do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất ở). Bình quân qua 3 năm giảm 0,14% năm.

Qua 3 năm, diện tích đất trồng trọt giảm 1,67 ha, bình quân mỗi năm giảm 0,25%. Diện tích đất nông nghiệp khác (đất nhà văn hoá, đất tín ngưỡng…) cũng có sự thay đổi chút ít, song giảm không đáng kể. Tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 2,13%. Nguyên nhân dẫn đến đất nông nghiệp khác tăng dần do việc xây dựng nhà văn hoá, sân vận động và khuôn viên được tu bổ.

Từ năm 2008 - 2010 diện tích đất NTTS tăng lên 0,67 ha. TĐPTBQ là 2,13% trên năm. Diện tích đất NTTS tăng do một phần diện tích đất ruộng trũng chuyển sang NTTS, và diện tích mặt nước chưa khai thác để sử dụng.

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần. Năm 2010 diện tích là 269,20 ha, chiếm 31,70% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua 3 năm, TĐPTBQ quân 0,32%. Trong diện tích phi nông nghiệp, thì diện tích đất ở và diện tích đất chuyên dùng tăng lên

Diện tích đất chưa sử dụng cũng có sự thay đổi. Năm 2008 - 2009 do diện tích này còn nằm trong vùng quy hoạch nên không có sự biến động. Nhưng đến năm 2010 thì diện tích giảm 0,04 ha. Một phần diện tích dung để mở thêm đường giao thông nội đồng, các khu chế xuất mới thành lập.

Như đã phân tích ở trên, diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Mặt khác số hộ nông nghiệp của xã lại tăng lên nên bình quân đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 0,14%. Còn bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp lại có xu hướng tăng dần, năm 2008 là 0,0631 ha, năm 2009 là 0,0692 ha khẩu.

(Nguồn thống kê UBND xã Thanh Tân, 2010)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%)

SL(ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 09/08

A - Tổng DT đất tự nhiên 512.1286 100.00 512.1286 100.00 512.1286 100.00 100

I- Đất nông nghiệp 350.7152 68.48 350.5123 68.44 349.7156 68.29 99.942

1. Đất trồng trọt 333.3493 95.05 333.4529 95.13 331.6793 94.84 100.03

2. Đất NTTS 17.3191 4.94 17.0125 4.85 17.9875 5.14 98.23

3. Đất NN khác 0.0468 0.01 0.0469 0.01 0.0488 0.01 100.21

II- Đất phi nông nghiệp 161.3279 31.50 161.5308 31.54 162.3675 31.70 100.13

1. Đất thổ cư

49.0021 30.37 49.1567 30.43 49.6754 30.59 100.32 2. Đất chuyên dùng

83.6839 51.87 83.7322 51.84 83.8657 51.65 100.06 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.2378 3.87 6.2378 3.86 6.237 3.84 100 4. Đất mặt nước chuyên dùng 19.4438 12.05 19.4438 12.04 19.4438 11.98 100 5.Đất phi nông nghiệp khác 2.9603 1.83 2.9603 1.83 3.1456 1.94 100

III- Đất chưa sử dụng 0.0855 0.02 0.0855 0.02 0.0455 0.01 100

B - Một số chỉ tiêu BQ

1. Đất nông nghiệp/hộ NN 0.2253 - 0.2251 - 0.2246 - 99.942 2. Đất nông nghiệp/Khẩu NN 0.0631 - 0.0692 - 0.0784 - 121.78

Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm (số hộ nông nghiệp không đổi 1.557 hộ). Trong khi đó, số khẩu nông nghiệp lại giảm, do số lao động đi làm ăn xa và xuất khẩu lao động của xã nhiều lên.

Như vậy tình hình sử dụng đất đai ở xã Thanh Tân qua 3 năm có nhiều thay đổi đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên.

2.5.2.2. Tình hình kinh tế xã

Cơ cấu kinh tế xã từ năm 2008 - 2010 được thể hiện ở bảng 2.2

Tổng giá trị sản xuất của xã Thanh Tân qua 3 năm tăng lên đáng kể. Năm 2008 là 37.011,272 triệu đồng, năm 2009 là 42.752,480 triệu đồng. Đến năm 2010 tăng lên tới 49.338,310 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,46%. Như vậy việc áp dụng mô hình nông thôn mới ở xã bước đầu đã thu được nhiều kết quả tốt.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính và cũng là nguồn thu chính của xã. Qua 3 năm, tổng GTSX ngành N - L - TS năm 2010 là 22.401,650 triệu đồng, chiếm 45% tổng GTSX bình quân mỗi năm, tổng GTSX ngành N - L - TS tăng 11,8%.

Trong trồng trọt, GTSX năm 2008 là 12.164,282 triệu đồng, năm 2009 tăng lên là 14.008,483 triệu đồng. Qua 3 năm diện tích đất trồng trọt tuy giảm nhưng đây là năm được mùa của bà con nông dân.

Về chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 12,12%

Trong sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Tân, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản. Năm 2010, GTSX thuỷ sản là 626 triệu đồng. Bình quân qua 3 năm GTSX ngành thuỷ sản tăng 4,79%. Do người dân đã áp dụng được những tiến bộ khoa học mới vào NTTS.

Tốc độ phần trăm bình quân tăng lên nhiều qua 3 năm về giá trị ngành CN - XD - CB là 28,66% năm. Trong đó ngành chế biến thủy hải sản đóng góp một phần quan trọng vào tổng GTSX của ngành CN - XD - CB. Còn GTSX ngành TM - DV cũng tăng lên qua 3 năm. Tốc độ phần trăm bình quân 3 năm qua của ngành là 9,22% năm. Điều này một phần do UBND xã đã tuyên truyền vận động nhân dân duy trì và ổn định dịch vụ và buôn bán. Một số lao động nông nhàn đã tự đi tìm việc làm, buôn bán trong và ngoài tỉnh, số ít có điều kiện đã đầu tư đi lao động nước ngoài, nâng cao

thu nhập cho gia đình và xã hội. Sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển tương đối tốt góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của xã Thanh Tân Chỉ tiêu 2008 2009 2010 GT (Tr.đ) GT (Tr.đ) GT (Tr.đ) 09/08 Tổng giá trị sản xuất 37.011,272 42.752,480 49.338,310 115,51 I. N - L - TS 17.938,674 20.642,000 22.401,650 115,0 7 1. Trồng trọt 12.164,282 14.008,483 15.241,230 115,16 2. Chăn nuôi 5.202,890 6.005,348 6.534,420 115,4 2 3. Thuỷ sản 571,502 628,167. 626,000 109,9 2 II. CN - XD - CB 9.888,000 12.187,460 16.338.660.000 123,26 III. TM - DV 9.184,598 9.923,020 10.598,000 108,0 4 GTSX/Người/Năm 5,965 7,320 7,858 122,71

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp xã Thanh Tân thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đã góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp. Qua đó ta thấy, mô hình nông thôn mới đã mang lại hiệu quả cho người dân xã nơi đây. Từ đó làm tăng GTSX bình quân trên một 1 ha canh tác. Thu nhập bình quân một người trên năm liên tục tăng từ 5,965 triệu đồng năm 2008 lên 7,858 triệu đồng năm 2010. Bình quân 3 năm thu nhập bình quân 1 người tăng 15,03% năm.

2.5.2.3. Tình hình dân số và lao động

Số liệu điều tra về tình hình dân số và lao động của xã được trình bày trong bảng 2.3. Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy rằng: Số hộ trong xã tăng lên qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 3,02%. Năm 2010 số hộ của xã là 1.886 hộ.

Trong đó, số hộ nông nghiệp không tăng qua 3 năm. Số hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, là do sự tăng lên của các hộ trẻ. Năm 2010, tổng số hộ phi nông nghiệp là 329 hộ, chiếm 17,44% tổng số hộ của xã. Tốc độ phần trăm bình quân qua 3 năm là 22,32% năm. Đây là những hộ trẻ, chủ yếu đi làm ăn kinh tế một thời gian và về tách hộ để kinh doanh, buôn bán.

Với tốc độ tăng dân số trung bình qua 3 năm là 0,82% năm nên tổng nhân khẩu của địa phương biến động ít. Trong tổng nhân khẩu đó thì lực lượng lao động chiếm trên 50%. Như vậy địa phương có kết cấu dân số trẻ, là điều kiện thuận lợi cho các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, tiểu thủ công nghiệp...để giải phóng lao động trong nông thôn.

Năm 2008, lực lượng lao động là 2.479 người. Năm 2010 tăng là 3.572 người. TĐPTBQ mỗi năm tăng 20,43%. Số lao động đi làm ăn ở xa các năm trước nay về phát triển kinh tế ở vùng nông thôn mới. Đây là lực lượng lao động dồi dào của địa phương, tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất, tuy nhiên nó cũng gây một số khó khăn khi đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Trong tổng số lao động thì lao động nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu. Lao động thuần nông năm 2008 là 1.599 người, chiếm 64,5% tổng lao động của xã. Năm 2009 là 2.247 người, đến năm 2010 là 2.497 người. Tốc độ bình quân qua 3 năm tăng

Bảng 2.3. Tình hình dân số của xã

(Nguồn thống kê UBND xã Thanh Tân, năm 2010)

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%)

SL CC

(%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09

I. Tổng số hộ Hộ 1.777 100,00 1.820 100,00 1.886 100,00 102,42 103,63

1. Hộ nông nghiệp Hộ 1.557 87,62 1.557 85,55 1.557 82,56 100,00 100,00 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 220 12,38 263 14,45 329 17,44 119,55 125,10

II. Tổng số khẩu Người 6.204 100,00 5.840 100,00 6.278 100,00 94,13 107,50

1. Khẩu nông nghiệp Người 5.282 85,14 4.816 82,47 4.228 67,35 91,18 87,79 2. Khẩu phi nông nghiệp Người 922 14,86 1.024 17,53 2.050 32,65 111,06 200,20

III. Tổng số lao động Người 2.479 100,00 3.227 100,00 3.572 100,00 130,17 110,69

1. Lao động nông nghiệp Người 1599 64.50 2247 69.63 2429 68.00 140.53 108.10 2. Lao động phi NN Người 880 35.50 980 30.37 1143 32.00 111.36 116.63

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,49 3,21 3,33 91,91 103,74

2. BQ lao động/hộ LĐ/Hộ 1,40 1,77 1,89 127,10 106,82

Lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ phần trăm bình quân là 14% năm. Sự chuyển dịch này sẽ góp phần làm giảm áp lực lao động nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động và góp phần nâng cao thu nhập cho hộ. Sự biến động này là do hầu hết các lao động thuần nông hiện nay chủ yếu là những người nhiều tuổi, đa số các thanh niên đều tìm các công việc phi nông nghiệp.

Bình quân số nhân khẩu trên hộ là 3,49 người. Và có xu hướng giảm dần qua 3 năm, với tốc độ giảm bình quân là 2,18% năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong sự tăng lên về dân số và phát triển kinh tế xã hội. Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng dân số chậm, thêm vào đó địa phương đang có một lực lượng lao động rất dồi dào TĐPTBQ lao động/hộ qua 3 năm là 6,96% năm. Bên cạnh sự tăng lên về số hộ qua 3 năm và sự tăng lên của lao động nông nghiệp đã làm cho bình quân lao động chuyên nông nghiệp trên một hộ nông nghiệp tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng bình quân là 24,31%.

Với lực lượng lao động trẻ, dồi dào và được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương cần sớm hoàn thiện quy hoạch vùng kinh tế nông thôn mới, tổ chức và quản lý tốt để phát triển kinh tế địa phương mạnh hơn.

2.5.2.4. Cơ sở vật chất của xã Bảng 2.4. Cơ sở vật chất của xã Bảng 2.4. Cơ sở vật chất của xã

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

I. Đường giao thông Km 29,18

1. Đường nhựa Km 13,08

2. Đường bê tông hoá Km 16,01

II. Công trình thuỷ lợi

1. Trạm bơm Cái 7

2. Kênh mương kiên cố hoá Km 3,66

III. Các công trình an sinh xã hội

1. Trường mẫu giáo Cái 1

2. Trường cấp I Cái 1

3. Trường cấp II Cái 1

4. UBND xã Cái 1

5. Trạm Y tê Trạm 1

6. Nhà văn hoá xã Nhà 1

10. Bưu điện Cái 1

11. Chợ Cái 1

(Nguồn thống kê UBND xã Thanh Tân, năm 2010)

- Đường giao thông:

Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá hoàn chỉnh. Xã có 13,08 km đường liên xã được rải đá láng nhựa, 16,01 đường liên thôn được bê tông hoá. Là điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá cho xã tiếp cận nhanh chóng với thị trường bên ngoài, mở rộng thương mại dịch vụ với các vùng lân cận, tạo điều kiện kích thích sản xuất phát triển.

- Thuỷ lợi:

Toàn xã có 7 trạm; 3,66 km kênh mương. Xã có hệ thống sông An Thái, sông T7, sông T8, sông Cán Dù chảy qua. Góp phần chủ động trong việc tưới tiêu cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Y tế - Giáo dục:

Xã có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 9 giường bệnh, có khả năng phục vụ tốt cho công tác y tế của xã. Đặc biệt xã được hội chữ thập đỏ tài trợ nên hàng năm trạm thường xuyên thực hiện công tác tiêm chủng phòng phòng bệnh, khám và chữa trị thường xuyên cho phụ nữ, trẻ em, người già. Góp phần giảm tỷ lệ số người mắc bệnh trong xã.

Công tác giáo dục của xã rất được quan tâm. Cơ sở vật chất cho giáo dục khá đầy đủ. Toàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường cấp 2, cả 3 trường hiện nay đều đạt chuẩn quốc gia. Đáp ứng tốt cho công tác giáo dục.

UBND xã có 2 tầng, có đầy đủ các trang thiết bị cho các công việc tại xã, là nơi làm việc của các cơ quan, các cấp ngành địa phương. Xã có 1 HTX dịch vụ nông nghiệp làm việc rất năng động, góp phần ổn định trong nông nghiệp.

Hiện nay xã mới xây dựng được 1 nhà văn hoá xã và 1 sân vận động xã mới được nâng cấp. Ở các thôn hiện nay chưa có nhà văn hoá và sân thể thao, 7 thôn hiện đang sử dụng 7 nhà trẻ củ để làm nơi hội họp.

Ngoài ra xã có 1 chợ ở trung tâm xã, chợ hoạt động cả ngày, thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi trong xã.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33)