Nguyên nhân chính dẫn đến sự bị động của người dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.5. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bị động của người dân

* Cán bộ tham gia cuộc họp chưa hướng dẫn lập kế hoạch cụ thể cho từng hộ

Trong các cuộc họp thôn BCĐ giữ vai trò rất quan trọng. Là người hướng dẫn người dân lập kế hoạch thực hiện cho gia đình mình và các cuộc họp thôn là thời gian thích hợp cho các hộ tự lập kế hoạch. Các kế hoạch sau khi được lập đều phải công khai, thảo luận trước bà con trong các cuộc họp thôn.

BCĐ tham gia các cuộc họp phải có vai trò là người điều hành nhân dân thảo luận. Hiệu quả của công việc lập kế hoạch trong các cuộc họp tốt nhất khi BCĐ phân ra được từng nhóm hộ với từng nhu cầu, điều kiện kinh tế riêng. Phải đảm bảo các hộ tham gia đều phải được hướng dẫn lập kế hoạch, đặc biệt có sự quan tâm, chú ý đến các đối tượng người nghèo, người bị thiệt thòi, người rụt rè,...

Làm được như vậy thì các hộ gia đình mới biết được kế hoạch gia đình mình phải làm gì? Khi nào làm? Làm như thế nào? Những công việc nào là của gia đình? Những công việc nào phải đóng góp? Hoàn thành sớm kế hoạch thì sẽ như thế nào? Muộn có ảnh hưởng gì không?....Từ đó các hộ sẽ tự nhận thức được những công việc mình làm, sẽ tự giác và cố gắng hơn để sớm hoàn thành công việc có hiệu quả cao. Và quan trọng nhất là phá tan được tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân, nâng cao được năng lực của chính họ trong xây dựng NTM.

Thực tế trong bước đầu mới làm điểm, BCĐ xã đã thể hiện được vai trò của mình như thế nào trong các cuộc họp thôn? Vai trò của BCĐ được thể hiện qua biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3. Vai trò tham gia của BCĐ trong các cuộc họp thôn

Từ biểu đồ 3.3 cho thấy, có 10% trong các cuộc họp thôn là cán bộ có chiếu mô hình trình diễn để cho người dân tham khảo. Mô hình chủ yếu được chiếu trong giai đoạn đầu khi bắt đầu tiến hành xây dựng NTM, nhằm mục đích là tuyên truyền, giới thiệu cho nhân dân về mô hình NTM. Nội dung mô hình trình diễn là: Chiếu mô hình NTM ở Trung Quốc mà đoàn cán bộ tỉnh đã đi tham quan.

Có 20% các cuộc họp thôn là cán bộ tham gia nghe ý kiến của nhân dân. Cán bộ đến tham gia đóng vai trò như là các vị khách, đến tham dự và nghe dân phát biểu ý kiến. Cán bộ ở thôn nào thì tham gia họp ở thôn đó, vừa là cán bộ trong BCĐ vừa là đại diện cho gia đình tham gia họp thôn. Nên cán bộ tham gia chủ yếu là ý kiến phát biểu từ phía dân.

Có 30% cán bộ tham gia chủ yếu là phát biểu ý kiến và trả lời mọi thắc mắc của dân về xây dựng NTM. Và ý kiến phát biểu chủ yếu tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng NTM.

40% cán bộ tham gia cuộc họp là để đưa ra nội dung thảo luận cho cuộc họp. Bằng hình thức là triển khai nội dung, điều hành cuộc họp và lấy ý kiến biểu quyết của nhân dân.

Từ biểu đồ 3.3 cũng cho ta thấy, không có phần trăm nào cán bộ tham gia cuộc họp là hướng dẫn lập kế hoạch cho từng hộ gia đình.

Hộp số 3.8. Nguyên nhân cán bộ chưa hướng dẫn lập kế hoạch cụ thể cho từng gia đình

“Vì là một xã thực hiện làm điểm, chúng tôi chưa có khuôn hình mẫu để đi theo nên chúng tôi chưa hướng dẫn cho người dân lập kế hoạch cụ thể được”

Ông: Phạm Viết Miêu - Phó bí thư Đảng uỷ xã Thanh Tân (Nguồn phỏng vấn thực địa) Vì là một xã làm đầu để rút kinh nghiệm cho xã bạn nên bước đầu thực hiện BCĐ xã đang còn khó khăn, bỡ ngỡ về kế hoạch và phương hướng tổ chức thực hiện. Vì thế nên việc lập kế hoạch cho từng hộ gia đình chưa được cụ thể.

Hơn nữa chính cán bộ cũng đang lúng túng trong cách làm của mình. Qua điều tra thực tế cho thấy, có 19 đồng chí trong BCĐ là chưa được tập huấn về cách xây dựng NTM. Vì thế nên BCĐ việc hướng dẫn lập kế hoạch cho người dân chưa có định hướng cụ thể trong cách làm.

Nếu xét về thực tế thì BCĐ đã rất nổ lực trong việc huy động quần chúng tham gia xây dựng NTM, mới thực hiện được hơn 2 năm nhưng xã đã đạt được 11/19 tiêu chí. Từ thành tích này cho thấy BCĐ và người dân đã rất nổ lực cố gắng và quyết tâm.

Tuy nhiên, sự cố gắng và tìm tòi của đội ngũ BCĐ rất đáng khen ngợi nhưng từ bước đi đó còn có một số hạn chế sẽ là tiền đề giúp cho xã bạn rút kinh nghiệm. Sự hạn chế trong phương hướng của BCĐ và việc thực hiện chưa có kế hoạch cụ thể của người dân nên đã làm cho người dân còn nhiều bị động trước các hoạt động xây dựng NTM.

* Thời gian tổ chức các cuộc họp chưa thích hợp

Người dân ở đây, chủ yếu làm nông nghiệp là chính, họ làm cả ngày ở ngoài đồng ruộng nên thời gian rãnh rỗi ban ngày của họ không nhiều. Trong một số trường hợp, họp thôn vào những gày mùa bận rộn nên có thể một số gia đình không tham gia được.

Hộp số 3.9. Lý giải của người dân khi không tham gia họp thôn

“Họp thôn ban ngày nên tôi mãi việc quá tôi chẳng đi được.”

Ông: Đỗ Đức Trịnh - Thôn Tử Tế

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Trường hợp các hộ không tham gia họp thôn cũng có nhiều nguyên nhân. Có một số nguyên nhân là do họp ban ngày, người dân bận nhiều việc quá nên họ không

không sao. Hiện tại, một số người dân còn nghĩ tham gia họp thôn như là một cách để đối phó, chứ họ chưa hiểu được tầm quan trọng của gia đình họ trong họp thôn như thế nào? Và vì sao họ lại phải tham gia họp thôn như vậy?

Qua điều tra thực địa, thì các cuộc họp thôn hầu như được tổ chức vào ban ngày. Lí do là vì 7 nhà văn hoá thôn là 7 nhà trẻ củ để lại nên diện tích phòng nhỏ hẹp, khi họp thôn là phải căng thêm bạt ni lông ở ngoài sân.Vì thế nên tổ chức ban ngày sẽ thuận tiên hơn ban đêm. Nếu tổ chức vào ban đêm thì sẽ khó khăn trong việc bố trí chỗ ngồi cho người dân.

Thực tế, việc tổ chức họp thôn vào ban ngày cũng đã làm hạn chế đến sự tập trung, chú ý của người dân.

Hộp số 3.10. Mức độ chú ý của người dân khi tham gia họp thôn

“Họp ban ngày nên cứ gần trưa hay gần tối là tôi phải đi đón con đi học về nên tôi không để ý gì nhiều đến cuộc họp”.

Bà: Vũ Thị Hiến - Thôn An Cơ Bắc (Nguồn phỏng vấn thực địa) Người dân nông thôn luôn có tâm lí bận rộn và nôn nóng trong công việc nên những tâm lý này cũng ít nhiều làm hạn chế đến chất lượng của các cuộc họp.

* Đội ngũ cán bộ trong BCĐ xuống thôn còn ít

Hộp số 3.11. Đề xuất về số lượng BCĐ

“Tôi có đề xuất là tăng thêm số lượng BCĐ xuống các thôn”

Anh: Nguyễn Ngọc Triển - Cán bộ thuộc BCĐ

(Nguồn phỏng vấn thực địa)

Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết BCĐ xuống chỉ đạo các thôn đang còn ít. Cũng có thôn có một lúc nhiều cán bộ trong BCĐ nhưng cũng có thôn chỉ có 1 cán bộ trong BCĐ. Vì là cán bộ xã nên chủ yếu là làm việc ở uỷ ban, việc trực tiếp xuống thôn đang còn ít. Hơn nữa ngoài công việc ở uỷ ban thì cán bộ còn phải phụ trách chỉ đạo xây dựng NTM cho thôn nữa thì số lượng công việc rất nhiều. Nếu một mình làm thì sẽ không hết, dẫn đến tình trạng chất lượng công việc chưa cao và nhiều vấn đề của dân cán bộ cũng không nắm bắt hết và một số hộ dân hiện đang còn nhiều bị động trong các hoạt dộng.

Nhưng đôi khi cán bộ thuộc BCĐ ở thôn này mà sang chỉ đạo thôn kia thì cũng có nhiều vấn đề không mấy khả quan vì họ chưa thật sự am hiểu hết về mọi mặt

ở thôn bằng chính những người dân nơi đây. Và xã Thanh Tân lại có 9 trại lẽ, nằm cách xa nhau nên có thể đặc điểm ở vùng này sẽ có phần khác vùng kia. Vì thế nên việc đưa cán bộ thuộc BCĐ xuống thôn cũng phải có chọn lọc.

Hộp số 3.12. Ý kiến về việc đưa BCĐ xuống các thôn

“Theo tôi là cần phải tăng thêm số lượng BCĐ cho các thôn bằng cách cho các trưởng thôn, bí thư thôn người dân nào đó vào làm thành viên của BCĐ. Bởi vì họ hiểu rõ nhất về địa bàn mà họ đang sống. Chứ làm cán bộ giấy tờ như chúng tôi giờ xuống thôn mà hỏi ruộng này của nhà ai thì cũng chịu.”

Ông: Đinh Sỹ Nghiêm - Cán bộ tư pháp của xã Thanh Tân (Nguồn phỏng vấn thực địa) Có thể nhận thấy việc tăng số lượng BCĐ xuống thôn và việc lựa chọn cán bộ có nhiều hiểu biết về địa bàn là rất quan trọng. Vì là những người trực tiếp làm việc và giải quyết mọi thắc mắc của dân nên có thể nói trưởng thôn, bí thư, một người dân nào đó có kinh nghiệm trong thôn là những người rất am hiểu về mọi lĩnh vực trong địa bàn. Vì thế nên việc đưa cán bộ thôn và người dân vào BCĐ để tăng thêm số lượng BCĐ xuống thôn cũng là ý kiến đáng được lưu ý. Nhằm giúp người dân giải quyết được nhiều vấn đề và tránh được sự bị động như hiện nay của người dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng mô hình nông thôn mới ở xã thanh tân huyên kiến xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56 - 60)