Đánh giá tính khả thi của dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 76)

Đánh giá về tính kinh tế: Việc triển khai ERP cho nhà trƣờng trƣớc mắt không mang lại một lợi ích trƣớc mắt nào hết, bởi nó không tạo ra sản phẩm. Nhƣng với bộ sản phẩm ERP khi đƣợc triển khai nó sẽ mang lại trƣớc mắt cho nhà trƣờng là một văn hoá làm việc hiện đại và phong cách làm việc công nghiệp với hàm lƣợng tin học hoá cao. Sau nữa là sự cải thiện trong nghiệp vụ làm việc, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sổ sách, an toàn dữ liệu, không nhầm lẫn, không có sự can thiệp của con ngƣời dù vô tình hay hữu ý và đặc biệt ERP sẽ cho nhà lãnh đạo những số liệu có giá trị, giúp doanh nghiệp hạch toán nguồn lực trong thời gian tiếp theo một cách hiệu quả hơn.

Ngƣợc lại nhà doanh nghiệp sẽ phải chi phí một khoản kinh phí không nhỏ cho triển khai dự án. Nếu trong điều kiện nhà trƣờng còn khó khăn về nguồn vốn hoặc hƣớng phát triển của nhà trƣờng không rõ ràng mạch lạc thì đây cũng là một bài toán khó cho ra lời giải.

Đánh giá về tổ chức: Một rào cản lớn là khi triển khai ERP trong nhà trƣờng sẽ bắt buộc mỗi con ngƣời phải có phong cách làm việc khoa học, tƣ duy cầu tiến và đức tính hy sinh, ham học hỏi, có nhƣ vậy mới vƣợt qua đƣợc cái gọi là thời gian bắt kịp (catch up). Rất có thể sẽ phải thay đổi vị trí một vài nhân vật trong bộ máy quản lý của nhà trƣờng, ngay cả bản thân nhà lãnh đạo cũng phải có một ý chí quyết tâm đổi mới, thì mới có thể triển khai thành công dự án. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng sự tham lam triển khai, hay ôn đồm trong triển khai, hay sự thiếu tự tin, duy ý chí… sẽ dẫn tới hiệu quả triển khai không đạt và quá trình triển khai sẽ rơi vào cái gọi là “đầu voi, đuôi chuột”, lúc đó kế hoạch triển khai dù đã tốn công sức và tiền bạc, nhƣng tất yếu sẽ dẫn tới sự thất bại hoặc không hiệu quả.

Đánh giá về vận hành: vận hành của hệ thống phụ thuộc khá nhiều vào khâu thiết kế chƣơng trình và xử lý dữ liệu. Tuy vậy hệ thống quản lý gồm nhiều phân hệ và triển khai có tính độc lập khá cao vì vậy vận hành của hệ thống sẽ là khả thi khi cấp lãnh đạo cao nhất của nhà trƣờng đề ra những quy định chặt chẽ đối với mọi thành viên trong trƣờng khi khai thác hệ thống.

Với thiết kế giao tiếp nhƣ hình thức của một trang web, các thành viên có thể truy cập, khai thác mọi lúc, mọi nơi nhằm cung cấp đầy đủ dữ liệu cho chƣơng trình cũng nhƣ cập nhật thông tin cho trƣờng trình một cách kịp thời.

Ngoài ra hệ thống có nhiều chức năng tự động hoá nhƣ tự động cập nhật thông tin, tự động tạo ra những báo cáo, trang in, thông số…. từ đó giúp nhà quản lý dễ dàng thực hiện các thao tác và nghiệp vụ quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 76)